Qua đọc trên mạng, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, em viết lại một số nguyên nhân có thể gây ra tai nạn để các cụ tham khảo. Hy vọng giúp được các cụ tự tin hơn, nhất là các cụ mới lái. Có 20 nguyên nhân viết ra, nhưng trên thực tế chắc chắn còn hơn, rất nhiều tai nạn kỳ quặc, lãng xẹt, hy hữu.. mà không thuộc loại nào thì các cụ bổ sung thêm nhá.
1. Lái xe mất tập trung
Theo thống kê của riêng bang Virginia (Mỹ), có tới 65% nguyên nhân của các vụ tai nạn hoặc suýt tai nạn là liên quan tới sự mất tập trung của lái xe, bởi vậy cảnh sát GT đã tiến hành nghiêm ngặt các khâu kiểm tra lái xe về khoản mục này.
Các tình huống mất tập trung có thể là:
- Nói chuyện, tranh cãi với người bên cạnh, đằng sau
- Sử dụng điện thoại di động. Mới đây có một vụ tai nạn được đăng trên OF liên quan tới cãi nhau trên điện thoại di động trong khi lái xe. Tài xế đã mắc 2 lỗi: cãi nhau và sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe.
- Ăn uống khi đang lái xe. Việc ăn uống có thể làm vướng bận tay khi cần điều khiển. Thức ăn rơi vãi có thể làm lái xe phản ứng vô thức và ... rất dễ xử lý sai.
- Điều chỉnh radio, điều hòa. Điều này là khó tránh khỏi, nhưng lái xe cần biết để mỗi khi chỉnh những thứ trên, luôn luôn tập trung và nếu tình huống giao thông trên đường phức tạp thì đừng nên bao giờ động vào mấy cái núm đó.
- Xem bản đồ, thậm chí xem sách. Nghe thì có vẻ lạ, nhưng thực tế vẫn xảy ra. Nhất là những xe lắp GPS. Chúng ta không nên quá chăm chú vào bản đồ mà quên mất các tình huống trên đường.
- Nhìn tập trung vào các đối tượng trên đường. Các đối tượng đó có thể là một vụ tai nạn, một đám rước hoặc thậm chí là một cô gái đẹp. Đây chính là một điều thiệt thòi cho các lái xe so với những người khác cùng ngồi trên xe. Nhưng biết sao được, ta đang lái xe mà.
- Trang điểm. Hy vọng những nữ tài xế nên trang điểm trước khi lên xe, hoặc nếu quên, có thể tấp xe vào đâu đó rồi thực hiện nghĩa vụ.
2. Chạy quá tốc độ
Nhiều lái xe chạy quá tốc độ giới hạn, thậm chí vượt 20 – 30 km/h so với tốc độ cho phép . Khi tình huống xẩy ra, chúng ta chỉ mong xe chạy chậm lại bằng cách nào đó. Các bạn lưu ý, khi tốc độ tăng thêm một lượng thì quãng đường phanh tăng thêm tỷ lệ với bình phương của tốc độ. Và một điều nữa cũng quan trọng không kém là : càng đi nhanh, thời gian để bạn phản ứng càng ngắn. Kể cả những trường hợp đường xá đông đúc, ta cũng không nhất thiết phải đi sát với tốc độ cho phép. Việc đi nhanh đi chậm phụ thuộc vào khả năng của mỗi người, nhưng lái xe nên nhớ câu: “đừng nhanh vài phút để chậm cả đời”.
3. Uống rượu/bia và lái xe
Khi bạn say, bạn mất khả năng tập trung tư tưởng và các thao tác bình thường cũng mất chính xác, điều này thật nguy hiểm khi đang vận hành một cỗ máy đang lưu thông trên đường. Tai nạn xe hơi do uống rượu xảy ra với tỷ lệ cao, và một con số thống kê cho thấy, tai nạn do lái xe uống rượu thường thảm khốc hơn khi không uống rươu. Hãy nhớ: định đi uống thì không lái, hãy đi taxi hoặc cắt cử người chuyên lái, và người đó sẽ không uống.
4. Lái xe bất cẩn, coi thường các quy tắc giao thông
Nếu bạn bất cẩn, bạn sẽ dễ vướng vào các va chạm hoàn toàn có thể tránh được. Các hành động bất cẩn có thể là: chuyển làn, rẽ không xi nhan, không ngó gương hậu. Vượt ẩu, đỗ xe ở lề đường chật hẹp , đỗ xe không bật đèn cảnh báo, rẽ phải, rẽ trái không nhường các xe đi thẳng.
5. Trời mưa
Trời mưa thì đương nhiên đường sẽ ướt. Mặt đường ướt thường là nguyên nhân của nhiều tai nạn bởi vì độ bám đường của lốp xe giảm đi rõ rệt. Trời mưa cũng làm tầm nhìn của lái xe hạn chế hơn. Để tránh các tai nạn khi trời mưa, mỗi lái xe cần cẩn trọng hơn, đi với tốc độ chậm hơn. Các xe có lốp bị mòn quá mức cho phép, mỗi khi gặp đường trơn thường xẩy ra hiện tượng trượt khi phanh do nước không thoát kịp khỏi các khía lốp vốn đã bị mòn.
6. Vượt đèn đỏ
Vượt đèn đỏ là một lỗi thường dẫn tới các tai nạn, và tai nạn này thường khó tránh khỏi bởi vì chúng ta có thể bị các phương tiện khác đâm vào sườn xe mà không còn khả năng né tránh.
7. Không dừng ở các biển báo STOP
Biển báo STOP bắt buộc chúng ta dừng hẳn lại để quan sát trước khi đi tiếp. Ví dụ, trước khi đi qua đường sắt (loại không rào chắn), chúng ta sẽ nhìn thấy biển này, nhưng nếu chúng ta không tuân thủ và vượt qua một cách bất cẩn, và nếu có một đoàn tầu đang lao tới, khả năng lái xe sẽ không còn cơ hội sửa sai. Hành động này cũng nên áp dụng ngay cả khi đi từ ngõ nhỏ ra đường chính. Chúng ta nên dừng một vài giây, nhìn sang 2 bên , thấy an toàn mới tiếp tục nhập làn vào đường chính.
8. Lái xe ban đêm
Theo các nghiên cứu thì lái xe ban đêm tăng gấp đôi khả năng gây tai nạn. Tầm nhìn hạn chế, trạng thái dễ mệt mỏi hơn, dễ buồn ngủ khi trời về đêm là những lý do làm cho tỷ lệ tai nạn tăng cao về đêm. Bởi vậy mỗi khi phải lái đêm, mỗi tài xế cần tăng cường sự cảnh giác và thận trọng với những mối nguy hiểm khi lái xe. Nhiều tài xế có thói quen phóng nhanh vào ban đêm, khi đó nếu có va chạm, tai nạn thảm khốc hầu như là không tránh khỏi.
9. Lỗi liên quan tới chuyển làn xe
Trên đường cao tốc, các xe đều phóng nhanh, nếu ta chuyển làn không chuẩn, việc va chạm rất dễ xẩy ra. Thường lái xe phải kiểm tra xe sau tới, kiểm tra điểm mù, bật tín hiệu xi nhan và chuyển làn một cách điềm đạm.
10. Đi vào đường một chiều
Vì vô tình, ta có thể rẽ vào đường một chiều, và như vậy mỗi nguy hiểm đang đón sẵn bạn vì khả năng đối đầu với các xe ngược lại là rất cao. Các xe đi trên tuyến phố đó sẽ không bao giờ để ý trong đầu là sẽ có xe đi ngược lại chiều của họ.
11. Rẽ không đúng
Tại sao các hãng xe phải làm ra đèn phanh, đèn xi nhan.. đó đều nhằm phục vụ chúng ta ra hiệu khi thực hiện rẽ xe thay vì đi thẳng. Bản thân việc rẽ đã là một sự can thiệp vào làn của các dòng xe cộ khác. Mỗi khi rẽ, lái xe cần giảm tốc, bật tín hiệu và quan sát kỹ càng, hiểu rõ quyền được ưu tiên của mỗi làn xe trước khi thực hiện hành động rẽ.
12. Bám sát xe trước quá gần
Nhiều lái xe có tật xấu là hay bám sát xe trước. Điều này thật nguy hiểm vì nếu có sự cố phía trước, lái xe sẽ không có đủ thời gian và khoàng cách để xử lý, dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Kinh nghiệm là: chúng ta nên để một khoảng cách bằng một thân xe tương ứng với 10 dặm/h (~16.9km/h). Như vậy, nếu ta đi với tốc độ 50 thì hãy chừa một khoảng cách bằng 3 thân xe là ít nhất. Một quy tắc có thể áp dụng là quy tắc 3 giây. Cho dù tốc độ bằng bao nhiêu, khoảng cách giữa 2 xe ít nhất bằng thời gian di chuyển của xe sau trong 3 giây. Ví dụ, nếu thấy xe trước đi ngang qua một cột mốc, ta bắt đầu đếm: một, một nghìn, hai, hai nghìn, ba, ba nghìn (coi như thời gian 3 giây) và xe của ta không được vượt quá cột mốc đó. Nếu trời mưa, đường ướt, ta có thể tăng thêm thành 4s, 5s.
13. Trời sương mù, khói bụi
Sương, khói làm giảm tầm nhìn, việc đầu tiên là phải giảm tốc độ cho tới mức an toàn. Sử dụng đèn sương mù (nếu có). Tắt đèn pha, bật đèn cos hoặc đèn gầm . Nếu sương quá đậm, có thể phải bật đèn khẩn cấp. Cũng không nên quá lo lắng vì các xe khác cũng không thể đi nhanh trong điều kiện như vậy.
14. Lái xe hiếu chiến, dễ cáu giận
Chúng ta có thể rất tức giận khi bị một xe khác tạt đầu hoặc bám quá sát, hoặc nhìn thấy một chiếc xe khác vượt đèn đỏ v.v... Nhiệm vụ của lái xe là phải ghìm nỗi bực tức lại. Cảm xúc cáu giận có thể dẫn tới va chạm. Ngoài ra một số tài xế còn có tính hiếu chiến, trả thù bằng cách vượt thật nhanh và cắt mặt xe kia cho bõ ghét. Những hành động này trên đường luôn tiềm ẩn nguy cơ va chạm xe
15. Ổ gà, ổ trâu trên đường.
Đây cũng là một nguyên nhân gây tai nạn, nhất là đối với các xe gắn máy. Với tốc độ cao, nếu gặp phải một ổ trâu nguy hiểm, ô tô cũng có thể bị mất lái. Với đường lạ, chúng ta nên cẩn trọng đi chậm lại, chú ý quan sát từ xa. Một ví dụ rõ nhất là gần đây, mặt đường trên cầu Thăng long bị xuống cấp và đó là nguyên nhân dẫn tới một số tai nạn dồn toa hoặc lật xe.
16. Lái xe khi buồn ngủ
Đây là một trong những nguyên nhân khá quan trọng gây ra nhiều vụ tai nạn, nhất là về đêm. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy tìm cách tạt vào lề đường (chỗ an toàn) và chợp mắt 15-20 phúttrước khi tiếp tục hành trình. Nhiều lái xe đã kể cho tôi nghe trải nghiệm bị ngủ gật giây lát khi đang chạy xe trên quốc lộ. Họ chưa gây tai nạn cũng là một điều may mắn.
17. Xe nổ lốp
Khi đang chạy nhanh mà lốp bị nổ, khả năng xe bị mất lái là rất cao. Nếu trường hợp đó xẩy ra, cố gắng giữ lái cho xe giảm tốc và tạt vào lề đường, nơi an toàn và thay lốp mới hoặc gọi cứu hộ. Để giảm xác suất gặp phải tình huống này, luôn kiểm tra lốp, thay lốp đúng kỳ hạn và đúng chủng loại.
18.Các khúc cua nguy hiểm
Nhiều khúc cua nổi tiếng do có nhiều tai nạn. Thường đó là những khúc cua gấp và tiếp theo ngay một đoạn đường đẹp. Các lái xe có thể chưa kịp giảm tốc độ tới mức an toàn.
Mỗi khi gặp các khúc cua dạng này, hãy cố gắng giảm tốc tới mức an toàn, đi thận trọng và không lấn đường. Nếu vào cua với tốc độ nhanh, lực li tâm sẽ làm văng xe của bạn sang hướng ngược với hướng cua.
19. Các cuộc đua tốc độ
Nhiều tay lái trẻ có tính hiếu thắng và dễ dàng gia nhập cuộc đua tốc độ trên đường phố. Với những xe hơi nhiều chấm, có turbo thì việc tăng lên tốc độ kinh hoàng trong phố cũng không phải khó. Và điều này đúng là một hiểm họa bởi vì trên phố còn có rất nhiều các phương tiện khác nữa, và họ không hề biết có cuộc đua xe !
20. Tai nạn do xe kém kiểm tra, bảo dưỡng, hoặc lỗi do nhà sản xuất.
Các lỗi như nổ lốp, mất phanh, mất lái đều có thể làm giảm thiểu với việc bảo trì bảo dưỡng đúng kì hạn, thay thế phụ tùng đúng chủng loại. Việc chế độ thêm cũng nên cẩn thận và không phá vỡ tính an toàn của xe. Ở đây ta chưa nói tới những lỗi thuộc về nhà sản xuất, ví dụ lỗi chân ga đã từng xẩy ra đối với xe Toyota trên nước Mỹ.
1. Lái xe mất tập trung
Theo thống kê của riêng bang Virginia (Mỹ), có tới 65% nguyên nhân của các vụ tai nạn hoặc suýt tai nạn là liên quan tới sự mất tập trung của lái xe, bởi vậy cảnh sát GT đã tiến hành nghiêm ngặt các khâu kiểm tra lái xe về khoản mục này.
Các tình huống mất tập trung có thể là:
- Nói chuyện, tranh cãi với người bên cạnh, đằng sau
- Sử dụng điện thoại di động. Mới đây có một vụ tai nạn được đăng trên OF liên quan tới cãi nhau trên điện thoại di động trong khi lái xe. Tài xế đã mắc 2 lỗi: cãi nhau và sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe.
- Ăn uống khi đang lái xe. Việc ăn uống có thể làm vướng bận tay khi cần điều khiển. Thức ăn rơi vãi có thể làm lái xe phản ứng vô thức và ... rất dễ xử lý sai.
- Điều chỉnh radio, điều hòa. Điều này là khó tránh khỏi, nhưng lái xe cần biết để mỗi khi chỉnh những thứ trên, luôn luôn tập trung và nếu tình huống giao thông trên đường phức tạp thì đừng nên bao giờ động vào mấy cái núm đó.
- Xem bản đồ, thậm chí xem sách. Nghe thì có vẻ lạ, nhưng thực tế vẫn xảy ra. Nhất là những xe lắp GPS. Chúng ta không nên quá chăm chú vào bản đồ mà quên mất các tình huống trên đường.
- Nhìn tập trung vào các đối tượng trên đường. Các đối tượng đó có thể là một vụ tai nạn, một đám rước hoặc thậm chí là một cô gái đẹp. Đây chính là một điều thiệt thòi cho các lái xe so với những người khác cùng ngồi trên xe. Nhưng biết sao được, ta đang lái xe mà.
- Trang điểm. Hy vọng những nữ tài xế nên trang điểm trước khi lên xe, hoặc nếu quên, có thể tấp xe vào đâu đó rồi thực hiện nghĩa vụ.
2. Chạy quá tốc độ
Nhiều lái xe chạy quá tốc độ giới hạn, thậm chí vượt 20 – 30 km/h so với tốc độ cho phép . Khi tình huống xẩy ra, chúng ta chỉ mong xe chạy chậm lại bằng cách nào đó. Các bạn lưu ý, khi tốc độ tăng thêm một lượng thì quãng đường phanh tăng thêm tỷ lệ với bình phương của tốc độ. Và một điều nữa cũng quan trọng không kém là : càng đi nhanh, thời gian để bạn phản ứng càng ngắn. Kể cả những trường hợp đường xá đông đúc, ta cũng không nhất thiết phải đi sát với tốc độ cho phép. Việc đi nhanh đi chậm phụ thuộc vào khả năng của mỗi người, nhưng lái xe nên nhớ câu: “đừng nhanh vài phút để chậm cả đời”.
3. Uống rượu/bia và lái xe
Khi bạn say, bạn mất khả năng tập trung tư tưởng và các thao tác bình thường cũng mất chính xác, điều này thật nguy hiểm khi đang vận hành một cỗ máy đang lưu thông trên đường. Tai nạn xe hơi do uống rượu xảy ra với tỷ lệ cao, và một con số thống kê cho thấy, tai nạn do lái xe uống rượu thường thảm khốc hơn khi không uống rươu. Hãy nhớ: định đi uống thì không lái, hãy đi taxi hoặc cắt cử người chuyên lái, và người đó sẽ không uống.
4. Lái xe bất cẩn, coi thường các quy tắc giao thông
Nếu bạn bất cẩn, bạn sẽ dễ vướng vào các va chạm hoàn toàn có thể tránh được. Các hành động bất cẩn có thể là: chuyển làn, rẽ không xi nhan, không ngó gương hậu. Vượt ẩu, đỗ xe ở lề đường chật hẹp , đỗ xe không bật đèn cảnh báo, rẽ phải, rẽ trái không nhường các xe đi thẳng.
5. Trời mưa
Trời mưa thì đương nhiên đường sẽ ướt. Mặt đường ướt thường là nguyên nhân của nhiều tai nạn bởi vì độ bám đường của lốp xe giảm đi rõ rệt. Trời mưa cũng làm tầm nhìn của lái xe hạn chế hơn. Để tránh các tai nạn khi trời mưa, mỗi lái xe cần cẩn trọng hơn, đi với tốc độ chậm hơn. Các xe có lốp bị mòn quá mức cho phép, mỗi khi gặp đường trơn thường xẩy ra hiện tượng trượt khi phanh do nước không thoát kịp khỏi các khía lốp vốn đã bị mòn.
6. Vượt đèn đỏ
Vượt đèn đỏ là một lỗi thường dẫn tới các tai nạn, và tai nạn này thường khó tránh khỏi bởi vì chúng ta có thể bị các phương tiện khác đâm vào sườn xe mà không còn khả năng né tránh.
7. Không dừng ở các biển báo STOP
Biển báo STOP bắt buộc chúng ta dừng hẳn lại để quan sát trước khi đi tiếp. Ví dụ, trước khi đi qua đường sắt (loại không rào chắn), chúng ta sẽ nhìn thấy biển này, nhưng nếu chúng ta không tuân thủ và vượt qua một cách bất cẩn, và nếu có một đoàn tầu đang lao tới, khả năng lái xe sẽ không còn cơ hội sửa sai. Hành động này cũng nên áp dụng ngay cả khi đi từ ngõ nhỏ ra đường chính. Chúng ta nên dừng một vài giây, nhìn sang 2 bên , thấy an toàn mới tiếp tục nhập làn vào đường chính.
8. Lái xe ban đêm
Theo các nghiên cứu thì lái xe ban đêm tăng gấp đôi khả năng gây tai nạn. Tầm nhìn hạn chế, trạng thái dễ mệt mỏi hơn, dễ buồn ngủ khi trời về đêm là những lý do làm cho tỷ lệ tai nạn tăng cao về đêm. Bởi vậy mỗi khi phải lái đêm, mỗi tài xế cần tăng cường sự cảnh giác và thận trọng với những mối nguy hiểm khi lái xe. Nhiều tài xế có thói quen phóng nhanh vào ban đêm, khi đó nếu có va chạm, tai nạn thảm khốc hầu như là không tránh khỏi.
9. Lỗi liên quan tới chuyển làn xe
Trên đường cao tốc, các xe đều phóng nhanh, nếu ta chuyển làn không chuẩn, việc va chạm rất dễ xẩy ra. Thường lái xe phải kiểm tra xe sau tới, kiểm tra điểm mù, bật tín hiệu xi nhan và chuyển làn một cách điềm đạm.
10. Đi vào đường một chiều
Vì vô tình, ta có thể rẽ vào đường một chiều, và như vậy mỗi nguy hiểm đang đón sẵn bạn vì khả năng đối đầu với các xe ngược lại là rất cao. Các xe đi trên tuyến phố đó sẽ không bao giờ để ý trong đầu là sẽ có xe đi ngược lại chiều của họ.
11. Rẽ không đúng
Tại sao các hãng xe phải làm ra đèn phanh, đèn xi nhan.. đó đều nhằm phục vụ chúng ta ra hiệu khi thực hiện rẽ xe thay vì đi thẳng. Bản thân việc rẽ đã là một sự can thiệp vào làn của các dòng xe cộ khác. Mỗi khi rẽ, lái xe cần giảm tốc, bật tín hiệu và quan sát kỹ càng, hiểu rõ quyền được ưu tiên của mỗi làn xe trước khi thực hiện hành động rẽ.
12. Bám sát xe trước quá gần
Nhiều lái xe có tật xấu là hay bám sát xe trước. Điều này thật nguy hiểm vì nếu có sự cố phía trước, lái xe sẽ không có đủ thời gian và khoàng cách để xử lý, dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Kinh nghiệm là: chúng ta nên để một khoảng cách bằng một thân xe tương ứng với 10 dặm/h (~16.9km/h). Như vậy, nếu ta đi với tốc độ 50 thì hãy chừa một khoảng cách bằng 3 thân xe là ít nhất. Một quy tắc có thể áp dụng là quy tắc 3 giây. Cho dù tốc độ bằng bao nhiêu, khoảng cách giữa 2 xe ít nhất bằng thời gian di chuyển của xe sau trong 3 giây. Ví dụ, nếu thấy xe trước đi ngang qua một cột mốc, ta bắt đầu đếm: một, một nghìn, hai, hai nghìn, ba, ba nghìn (coi như thời gian 3 giây) và xe của ta không được vượt quá cột mốc đó. Nếu trời mưa, đường ướt, ta có thể tăng thêm thành 4s, 5s.
13. Trời sương mù, khói bụi
Sương, khói làm giảm tầm nhìn, việc đầu tiên là phải giảm tốc độ cho tới mức an toàn. Sử dụng đèn sương mù (nếu có). Tắt đèn pha, bật đèn cos hoặc đèn gầm . Nếu sương quá đậm, có thể phải bật đèn khẩn cấp. Cũng không nên quá lo lắng vì các xe khác cũng không thể đi nhanh trong điều kiện như vậy.
14. Lái xe hiếu chiến, dễ cáu giận
Chúng ta có thể rất tức giận khi bị một xe khác tạt đầu hoặc bám quá sát, hoặc nhìn thấy một chiếc xe khác vượt đèn đỏ v.v... Nhiệm vụ của lái xe là phải ghìm nỗi bực tức lại. Cảm xúc cáu giận có thể dẫn tới va chạm. Ngoài ra một số tài xế còn có tính hiếu chiến, trả thù bằng cách vượt thật nhanh và cắt mặt xe kia cho bõ ghét. Những hành động này trên đường luôn tiềm ẩn nguy cơ va chạm xe
15. Ổ gà, ổ trâu trên đường.
Đây cũng là một nguyên nhân gây tai nạn, nhất là đối với các xe gắn máy. Với tốc độ cao, nếu gặp phải một ổ trâu nguy hiểm, ô tô cũng có thể bị mất lái. Với đường lạ, chúng ta nên cẩn trọng đi chậm lại, chú ý quan sát từ xa. Một ví dụ rõ nhất là gần đây, mặt đường trên cầu Thăng long bị xuống cấp và đó là nguyên nhân dẫn tới một số tai nạn dồn toa hoặc lật xe.
16. Lái xe khi buồn ngủ
Đây là một trong những nguyên nhân khá quan trọng gây ra nhiều vụ tai nạn, nhất là về đêm. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy tìm cách tạt vào lề đường (chỗ an toàn) và chợp mắt 15-20 phúttrước khi tiếp tục hành trình. Nhiều lái xe đã kể cho tôi nghe trải nghiệm bị ngủ gật giây lát khi đang chạy xe trên quốc lộ. Họ chưa gây tai nạn cũng là một điều may mắn.
17. Xe nổ lốp
Khi đang chạy nhanh mà lốp bị nổ, khả năng xe bị mất lái là rất cao. Nếu trường hợp đó xẩy ra, cố gắng giữ lái cho xe giảm tốc và tạt vào lề đường, nơi an toàn và thay lốp mới hoặc gọi cứu hộ. Để giảm xác suất gặp phải tình huống này, luôn kiểm tra lốp, thay lốp đúng kỳ hạn và đúng chủng loại.
18.Các khúc cua nguy hiểm
Nhiều khúc cua nổi tiếng do có nhiều tai nạn. Thường đó là những khúc cua gấp và tiếp theo ngay một đoạn đường đẹp. Các lái xe có thể chưa kịp giảm tốc độ tới mức an toàn.
Mỗi khi gặp các khúc cua dạng này, hãy cố gắng giảm tốc tới mức an toàn, đi thận trọng và không lấn đường. Nếu vào cua với tốc độ nhanh, lực li tâm sẽ làm văng xe của bạn sang hướng ngược với hướng cua.
19. Các cuộc đua tốc độ
Nhiều tay lái trẻ có tính hiếu thắng và dễ dàng gia nhập cuộc đua tốc độ trên đường phố. Với những xe hơi nhiều chấm, có turbo thì việc tăng lên tốc độ kinh hoàng trong phố cũng không phải khó. Và điều này đúng là một hiểm họa bởi vì trên phố còn có rất nhiều các phương tiện khác nữa, và họ không hề biết có cuộc đua xe !
20. Tai nạn do xe kém kiểm tra, bảo dưỡng, hoặc lỗi do nhà sản xuất.
Các lỗi như nổ lốp, mất phanh, mất lái đều có thể làm giảm thiểu với việc bảo trì bảo dưỡng đúng kì hạn, thay thế phụ tùng đúng chủng loại. Việc chế độ thêm cũng nên cẩn thận và không phá vỡ tính an toàn của xe. Ở đây ta chưa nói tới những lỗi thuộc về nhà sản xuất, ví dụ lỗi chân ga đã từng xẩy ra đối với xe Toyota trên nước Mỹ.
Chỉnh sửa cuối: