Các cụ hiểu thế này, trong triết tự tự từ Hán-Việt ngày xưa thì :
-Người có học và có thể dạy (sư---phạm) thì có kỹ sư, kiến trúc sư, giáo sư, tiên sư....đều là lớp người gọi là trí thức trong XH.
- Còn lớp người có chữ 'sĩ' như ca sĩ (ca nương), chiến sĩ, kẻ sĩ, sĩ phu trong bài cờ có quân sĩ, sĩ điều...là tầng lớp dưới (phục vụ) thôi.
Ngày nay lên ngôi thế nào em không còm
Thời phong kiến "tầng lớp trên", "cao quý" nhất là vua và hoàng gia, dưới là tầng lớp quan lại phục vụ họ. Cách xếp đặt như thế chẳng qua cũng chỉ nhằm đề cao vai trò thống trị độc tôn của ông vua thôi.
Vua chúa mà ko muốn mình thành bần nông, trọc phú, ngu si tứ chi phát triển (chỉ biết tập võ, đánh trận) thì sẽ phải thể hiện tài năng nghệ thuật phong lưu của mình bằng CẦM KỲ THI HỌA (đều dính đến chữ SĨ cả)!
Thực tế vua, quan-tướng thế hệ mở nước thường là người có tài năng cầm quân, trị nước vượt trội (nếu ko làm sao lập quốc?).
Nhưng sau vài thế hệ vinh thân phì gia, thậm chí ngay thế hệ F1 thái tử lên nắm quyền đã có thể bất tài, kém cỏi,hoặc chém giết nhau để giành vương vị, rồi càng các thế hệ sau càng "thoái hóa, biến chất" .
Chính vì thế Vua mới phải mở các kỳ thi tuyển hiền tài, nhân tài.... để tiếp máu, thay máu cho chế độ. Và chuyện nhân tài lởm, trí thức lởm, quan chức tướng tá lởm vì quan hệ, vì mua quan bán chức... cũng diễn ra từ đây.
Ngày nay người dân căm ghét các thể chế độc tài toàn trị theo mô hình phong kiến (có biến hóa, mông má...) cũng là vì thế.