[Funland] 2 năm rút khỏi 9 hiệp ước: Vì sao Trump làm thế?

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
761
Động cơ
474,074 Mã lực
Mỹ đã từng làm bá chủ thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc vẫn còn yếu. Giai đoạn đó đã ai được nhờ Mỹ cái gì chưa?
Chào cụ. Thứ 1: Mỹ vẫn là bá chủ, ko phải "đã từng", có điều là vị thế bá chủ của Mỹ đang bị đe dọa thôi :D
Thứ 2: Nước nào cũng lo cho lợi ích của mình, đó là điều dễ hiểu. Ở đây ko nên dùng từ "nhờ" nghe có vẻ xin xỏ. Mỹ làm bá chủ thì nhiều nước có đk để tự phát triển, như Hàn, Nhật, .... Hiện nay TQ chưa làm bá chủ mà nhiều nước châu Phi đã mắc bẫy viện trợ với ODA của TQ rồi ^:)^
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
20,701
Động cơ
612,667 Mã lực
Mỹ đã từng làm bá chủ thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc vẫn còn yếu. Giai đoạn đó đã ai được nhờ Mỹ cái gì chưa?
TQ chứ ai? Nhìn chung Mỹ toàn nuôi ong tay áo thôi, chả thấy nuôi được thằng nào tốt đẹp (cho Mỹ) cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

mihkun

Xe tăng
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,965
Động cơ
367,450 Mã lực
Đơn giản vì nước Mỹ đang cảm thấy sợ. Cả nước Mỹ đang sợ, vị trí số1 đang lung lay.
Nhật Bản trước khi bị Tàu vượt qua đã bị những có đá đau như trời giáng của Tàu. Nước Mỹ đang rất sợ những cú đá kiểu như vậy, và nếu bị vượt qua nó sẽ đau hơn nhiều lần kiểu Nhật bị tàu đá.
Chuẩn cụ.
Nên mạnh tay với TQ là đúng rồi. Mỹ củng cố được vị trí số 1 và hy vọng TQ đỡ hung hăng cho Việt Nam được hưởng lợi.

Cụ có vẻ lo lắng cho TQ nhỉ?
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,404
Động cơ
512,366 Mã lực
Chuẩn cụ.
Nên mạnh tay với TQ là đúng rồi. Mỹ củng cố được vị trí số 1 và hy vọng TQ đỡ hung hăng cho Việt Nam được hưởng lợi.

Cụ có vẻ lo lắng cho TQ nhỉ?
Chỉ vì cục diện thế giới thôi, khi kg nắm chắc điều gì thì chỉ xút chó chạy quanh thôi, rút khỏi các hiệp định, định chế là kiểu xút chó chạy quanh. Giờ mạnh tay với tàu nó chả xù lông lên buff cho Nga thì cục diện sẽ vượt tầm kiểm soát.
 

mihkun

Xe tăng
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,965
Động cơ
367,450 Mã lực
Chỉ vì cục diện thế giới thôi, khi kg nắm chắc điều gì thì chỉ xút chó chạy quanh thôi, rút khỏi các hiệp định, định chế là kiểu xút chó chạy quanh. Giờ mạnh tay với tàu nó chả xù lông lên buff cho Nga thì cục diện sẽ vượt tầm kiểm soát.
:))
Nguồn gốc sức mạnh Tq là kinh tế, nó không dại gì đối đầu với Mỹ. Giờ Tq sẽ biết điều với Mỹ hơn, không nghênh ngang như trước nữa. Chống chọi trực diện ngay lúc này còn chả đuợc gì lại còn bơm Nga. Mà Nga - Tq thì có tốt đẹp bao giờ đâu.
Những lúc thế này mới thấy cái mô hình Thượng quốc - lân bang của Tq nó thua xa cái mô hình Anh cả - đồng minh của Mỹ. Đồng minh Mỹ toàn bọn nhà giàu, còn đồng đội Tq toàn mấy anh nghèo đc nhận tiền viện trợ bằng cách bán rẻ tài nguyên.
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,096
Động cơ
248,268 Mã lực
Tuổi
48
E vừa đọc bài này, rất hay. Mời cccm cùng xem và chém ạ :D
Ngay ngày làm việc thứ ba sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump bắt đầu tiến trình rút lui khỏi hàng loạt hiệp ước, và sau 2 năm nắm quyền Trump đã rút khỏi 9 hiệp ước quốc tế. Tại sao Trung Quốc ra sức ủng hộ các hiệp ước này? Mục tiêu tiếp theo của Trump là gì? Cuối cùng Trump có ý đồ gì?

1. Rút khỏi “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung”

Vào ngày 20/10/2018, Trump đã xác nhận rằng Mỹ sẽ rút khỏi “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung” (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty) được ký vào năm 1987. Hiệp ước này cấm Mỹ và Nga triển khai các tên lửa hạt nhân cũng như bình thường tầm ngắn và tầm trung trong phạm vi từ 500 đến 5.500 km. Hiệp ước đã từng khiến các nước châu Âu và các đồng minh vùng Viễn Đông trong phạm vi thở phào nhẹ nhõm. Có ba lý do khiến Trump từ bỏ: (1) Nga không tuân thủ Hiệp ước; (2) Mỹ thực hiện cam kết dẫn đến không thể phát triển và triển khai các vũ khí mới; (3) Trung Quốc không ký kết, không chịu bất kỳ hạn chế nào về triển khai tên lửa tầm ngắn và trung cũng như phát triển quy mô lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, ngày càng đe dọa đến an ninh của Mỹ.

Trang web Bộ Ngoại giao Nga đã công bố bài bình luận cáo buộc Mỹ theo đuổi chính sách “thế giới đơn cực”, và giấc mơ này là không thể thực hiện được. Còn Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc có nhận xét rằng động thái của Mỹ có thể gây “cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt và nguy hiểm”, cáo buộc “Mỹ để mắt tới Trung Quốc, đối phó với Trung Quốc từ một loạt các góc độ khác nhau”.

Về vấn đề này, Thượng tướng Harry Harris là Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đã chỉ ra, nếu Trung Quốc tham gia “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung” thì sẽ có 95% trong khoảng 2.000 đạn đạo và tên lửa hành trình Trung Quốc vi phạm Hiệp ước.

2. Rút khỏi “Liên minh Bưu chính Toàn cầu”

Vào ngày 17/10/2018, Mỹ đã bắt đầu quá trình rút khỏi “Liên minh Bưu chính Toàn cầu” (UPU), đây cơ quan chịu trách nhiệm về các dịch vụ bưu chính quốc tế. Lý do rút khỏi của Mỹ là: (1) Quy chế “phí dịch vụ đầu cuối” của tổ chức làm cho chi phí chuyển phát bưu kiện quốc tế ở các nước phát triển cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển, còn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc vẫn được xem là nước đang phát triển. Điều này tương đương với việc phải trợ cấp cho các quốc gia như Trung Quốc. Trong năm tài chính 2017, ngành bưu chính Mỹ đã phải bù vào khoảng 170 triệu USD (đô la Mỹ); (2) Nhiều bưu kiện gửi đến Mỹ từ Trung Quốc được hưởng giá dịch vụ rẻ mạt trong nước Mỹ, làm các sản phẩm của Mỹ suy yếu khả năng cạnh tranh; (3) Làm cho hàng giả, hàng giá rẻ, và hàng chất gây nghiện tràn vào Mỹ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 18/10 rằng, không cần phải “đưa Trung Quốc vào chuyện này”.

3. Làm lại “Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ”

“Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada” (USMCA) đã thay thế “Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ” (NAFTA) và bổ sung điều khoản “thuốc độc”. Điều khoản quy định rằng bất kỳ bên nào tham gia hiệp định ký kết hiệp định thương mại tự do với “quốc gia kinh tế phi thị trường” thì sau đó 6 tháng quốc gia thành viên có thể tự do rút khỏi và có quyền xúc tiến thỏa thuận thương mại song phương của riêng mình.

Trung Quốc đã không được cộng đồng quốc tế công nhận là “quốc gia kinh tế thị trường”, đây cũng là vấn đề cốt lõi trong cuộc chiến thuế quan của Trump chống Bắc Kinh. Điều khoản “thuốc độc” này có thể cũng sẽ được áp dụng cho đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, cô lập toàn diện đối với Bắc Kinh.

4. Rút khỏi “Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”

Ngày 20/06/2018, Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với 47 quốc gia thành viên, cho biết cơ quan này vô tâm, trở thành một công cụ chính trị cho một số nước, đã nhiều lần chỉ trích Israel và cho phép nước chà đạp nhân quyền gia nhập, chẳng hạn như Venezuela, Trung Quốc, Cuba và Congo. Trước khi rút khỏi, Mỹ và tổ chức này đã tiến hành các cuộc đàm phán về cải cách trong vài tháng.

5. Rút khỏi “Hiệp định Khí hậu Paris”

Vào ngày 2/6/2017, Mỹ rút khỏi “Hiệp định Khí hậu Paris”, bởi vì theo Hiệp định khí hậu Paris thì Mỹ đã chi hầu hết các chi phí và công nghệ của mình, lại làm giảm khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.

Theo Hiệp định khí hậu Paris, trước năm 2025 mỗi năm các nước phát triển phải cung cấp khoảng 100 tỷ đô la Mỹ viện trợ cho các nước đang phát triển để cải thiện cơ cấu năng lượng và công nghệ công nghiệp hóa. Trong số hơn 100 nước ký kết, chỉ riêng Mỹ phải chịu 75% chi phí, khoảng 75 tỷ USD mỗi năm.

Về giảm phát thải carbon ở các nước khác nhau, Hiệp định Khí hậu Paris không bao gồm các quốc gia gây ô nhiễm nặng như Trung Quốc và Ấn Độ. Hiệp định quy định rằng Ấn Độ sẽ bắt đầu các biện pháp giảm carbon khi nước này nhận được 2,5 nghìn tỷ USD tài trợ, Trung Quốc có thể tăng lượng khí thải trong hơn một thập kỷ và không cần phải thực hiện các biện pháp nào trước năm 2030. Theo dữ liệu của Numbeo, Chỉ số ô nhiễm không khí của Trung Quốc năm 2017 là 88,96; Ấn Độ là 76,53 và Mỹ là 31,19. Thỏa thuận này yêu cầu Mỹ trước năm 2025 phải giảm lượng phát thải carbon từ 26% lên 28%. Chính quyền Trump cho rằng việc phân biệt đối xử trong yêu cầu giảm phát thải của các quốc gia khác nhau sẽ dẫn đến mất khả năng cạnh tranh toàn cầu đối với các sản phẩm của Mỹ.

Theo BBC đưa tin, bất chấp sự rút lui của Trump, kế hoạch giảm lượng phát thải carbon của Mỹ sẽ vẫn giảm đến một nửa so với khối lượng kế hoạch của Obama, bởi vì năng lượng sản xuất của Mỹ sử dụng khí tự nhiên nhiều hơn than đá.

Để đáp lại sự rút lui của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng bày tỏ việc tiếp tục xúc tiến Hiệp định Khí hậu Paris và hoàn thành nghĩa vụ “100%”. Phân tích cho rằng có 6 lý do khiến Bắc Kinh phải tuân theo Hiệp định Paris là: (1) Hiệp định không làm khổ Bắc Kinh, sau khi lượng khí thải lên đến đỉnh điểm vào năm 2030, bắt đầu giảm lượng khí thải là vừa; (2) Hiệp định làm giảm khả năng cạnh tranh toàn cầu ở một số nước; (3) Mỹ rút là phù hợp với tham vọng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi xưng bá thế giới; (4) Bắc Kinh không điều chỉnh vấn đề ô nhiễm không khí chẳng khác nào “tự sát chính trị”, có thể gây các cuộc biểu tình lớn; (5) Đối với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thì Hiệp định là một chuyện, còn thực hiện và tiêu chuẩn là một chuyện khác; (6) Bắc Kinh xem Hiệp định khí hậu là cơ hội kinh doanh, giúp Trung Quốc trở thành nước hàng đầu về các sản phẩm năng lượng sạch và phát hành trái phiếu xanh.

6. Rút khỏi “Hiệp định Hạt nhân Iran”

Vào ngày 08/5/2018 Mỹ tuyên bố rút khỏi “Hiệp định Hạt nhân Iran” và tái thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Iran và Bắc Triều Tiên được xem là hai “em nhỏ” của Bắc Kinh. Vào năm 2015, Hiệp định Hạt nhân Iran đã được ký kết bởi Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga. Hiệp định này đã giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, đổi lại Iran hạn chế nghiêm ngặt khả năng làm giàu urani để cho thấy nước này từ bỏ theo đuổi phát triển bom nguyên tử.


Trump cho biết, Hiệp định được ký kết bởi chính sách đối ngoại của Obama, đây là một “thảm họa”, cũng không đề cập đến chương trình tên lửa đạn đạo, các hoạt động hạt nhân của Iran sau năm 2025, và vai trò của Iran trong xung đột ở Yemen và Syria.

7. Rút khỏi “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương”

Vào ngày 23/1/2017, ngày thứ ba Trump làm Tổng thống, đã rút khỏi “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) với 12 quốc gia thành viên. Hiệp định bắt đầu đàm phán vào năm 2009 trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Obama, và trong thời gian dài đã không được Quốc hội Mỹ chấp thuận. Trump lên án Hiệp định này thúc đẩy giới doanh nghiệp Mỹ di dời công ty đến các quốc gia có lao động rẻ hơn, khiến người lao động Mỹ mất việc làm, cũng không thể ngăn được Nhật Bản thao túng tiền tệ.

8. Rút khỏi UNESCO

Vào ngày 13/10/2017, Mỹ đã rút khỏi UNESCO (Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên Hiệp Quốc). Mâu thuẫn này có thể truy về năm 2011 khi 194 quốc gia thành viên của tổ chức thông qua với số phiếu 180:14 cho Palestine chính thức là thành viên. Mỹ và Israel đã phản đối, thời điểm đó chính quyền Obama đã đình chỉ việc thanh toán phí thành viên, và đến năm 2013 Mỹ đã mất quyền biểu quyết.

Ông Đường Kiền Chính (Tang Qianzheng) người Trung Quốc là trợ lý Tổng thư ký UNESCO, hiện ông này đang cạnh tranh vào chức vụ Tổng giám đốc của UNESCO.

Năm 1984, thời Tổng thống Reagan đã chỉ trích rằng tổ chức này là chính trị tả khuynh và từ chối trách nhiệm về tài chính, cũng đã rút lui.

9. Rút khỏi quá trình xây dựng “Hiệp ước Toàn cầu về Di dân”
Ngày 03/12/2017, Mỹ rút khỏi quá trình xây dựng “Hiệp ước Toàn cầu về Di dân” do Liên Hiệp Quốc phụ trách, với lý do cuộc đàm phán đa phương này “làm hại chủ quyền của Mỹ”, không phù hợp với các chính sách nhập cư và tị nạn của Mỹ.

Năm 2016, 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một tuyên bố chính trị không ràng buộc, cụ thể là “Tuyên bố New York về Người tị nạn và Nhập cư”, hứa sẽ bảo vệ quyền lợi của những người tị nạn, giúp họ tái định cư và đảm bảo khả năng tiếp cận các cơ hội giáo dục và việc làm.

Link: https://trithucvn.net/the-gioi/2-nam-rut-khoi-9-hiep-uoc-vi-sao-trump-lam-the.html?utm_source=zalo
Chẳng như cái nước cc nào đó tổ chức hiệp hội hiệp ước nào cũng tham gia, có mặt đứng ra đăng cai tổ chức, cuộc nào cũng thấy có mặt lờ đờ tham dự đeo tai nghe oai như cóc chết mà chả thấy giải quyết được cccc gì cả cho cuốc ra, nhân dân : wto, afta, Asean, Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA , WHO và UPU...)
- Phong trào Không liên kết
- Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )
- Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM)
- Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
- Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Ngân hàng Thế giới ( WB)
- Tổ chức Di cư Quốc tế IOM.........vẫn vẫn và vân vân
 

lthungtd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-564412
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
41
Động cơ
148,610 Mã lực
Tuổi
56
Chẳng như cái nước cc nào đó tổ chức hiệp hội hiệp ước nào cũng tham gia, có mặt đứng ra đăng cai tổ chức, cuộc nào cũng thấy có mặt lờ đờ tham dự đeo tai nghe oai như cóc chết mà chả thấy giải quyết được cccc gì cả cho cuốc ra, nhân dân : wto, afta, Asean, Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA , WHO và UPU...)
- Phong trào Không liên kết
- Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )
- Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM)
- Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
- Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Ngân hàng Thế giới ( WB)
- Tổ chức Di cư Quốc tế IOM.........vẫn vẫn và vân vân
Não có vấn đề a cu?
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,096
Động cơ
248,268 Mã lực
Tuổi
48
Não có vấn đề a cu?
Cháu hoàn toàn bình thường, tất nhiên là không phải ai cũng thực dụng thực tế được như mr 100 đầu, cái gì không thực tế hiệu quả thì căn cứ, cho luôn vào thùng rác cho nó rảnh nợ
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,484
Động cơ
2,095,087 Mã lực
Rút thì thôi. Coi như chưa có. Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu. Có một điều chắc chắn rằng là chả có gì chắc chắn cả.
 

zing180

Xe tải
Biển số
OF-589376
Ngày cấp bằng
10/9/18
Số km
327
Động cơ
-28,947 Mã lực
Tuổi
54
Chủ đề này không ý kiến chỉ hóng nghe prồ Mỹ bàn luận
 

thox4ytoam

Xe buýt
Biển số
OF-446233
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
848
Động cơ
217,120 Mã lực
Tuổi
32
Chẳng như cái nước cc nào đó tổ chức hiệp hội hiệp ước nào cũng tham gia, có mặt đứng ra đăng cai tổ chức, cuộc nào cũng thấy có mặt lờ đờ tham dự đeo tai nghe oai như cóc chết mà chả thấy giải quyết được cccc gì cả cho cuốc ra, nhân dân : wto, afta, Asean, Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA , WHO và UPU...)
- Phong trào Không liên kết
- Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )
- Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM)
- Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
- Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Ngân hàng Thế giới ( WB)
- Tổ chức Di cư Quốc tế IOM.........vẫn vẫn và vân vân
phát ngôn thấy thối um rồi đấy cụ. Liệt kê cả WTO IMF WB.... thì cũng đến vái văn hóa nhà cụ
Thôi cụ lên núi ở cho làng xóm họ nhờ
 

lthungtd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-564412
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
41
Động cơ
148,610 Mã lực
Tuổi
56
Cháu hoàn toàn bình thường, tất nhiên là không phải ai cũng thực dụng thực tế được như mr 100 đầu, cái gì không thực tế hiệu quả thì căn cứ, cho luôn vào thùng rác cho nó rảnh nợ
Nó to mạnh, nó viết luật bắt thế giới thực hiện, ở thời điểm hiện nay khi nước mèo quá suy yếu thì 100 khó thực hiện thành công. Cụ chê Vn tham gia các diễn đàn QT thì méo bao giờ hiểu nổi.
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
761
Động cơ
474,074 Mã lực
Chủ đề này không ý kiến chỉ hóng nghe prồ Mỹ bàn luận
Mỗi người đều có chính kiến của mình, cụ ko nên nói ai đó ko theo ý mình là rồ ... :-?
Thằng nào mạnh cũng đều muốn mọi thứ có lợi cho mình. Mỹ muốn lợi cho mình nhưng vẫn để các nước khác có cơ phát triển ;). Còn TQ quá tham lam đến cả Biển Đông cũng đòi chủ quyền ^:)^
 

bodi

Xe tăng
Biển số
OF-81464
Ngày cấp bằng
30/12/10
Số km
1,257
Động cơ
427,017 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
anh ấy chỉ chính thức hóa những gì đã làm hoặc từ bỏ những bất công ...
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,775
Động cơ
1,392,333 Mã lực
Vote cho Chum nhiệm kỳ 2. Đồng ý độc lập cho Taiwan nữa là ok.
Ít ra thì ông ấy đang làm vì lợi ích của nước Mỹ chứ không phải vì "nhóm" của ông ấy
Hế not tình hĩu nghị tồng tí anh em chí cốt à?
Theo quan điểm Trùm thì nó không đem lại lợi ích thì nó bỏ. Rất đơn giản
Phải đập cái cũ đi mới xây được cái mới chứ!
Vì Trump nó đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên tất cả:D
Hiệp ước lỗi thời thì rút thôi. :)
 

bachanhpm

Xe tăng
Biển số
OF-508277
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
1,642
Động cơ
201,156 Mã lực
Nơi ở
Láng - Đống Đa - Hà Nội
Website
www.bachanh.vn
Mỹ mà nó tính lại với ta thì nhóm bưng bô chuyển thành nhóm ********* ngay ấy mà. Nhóm này đông đấy, khéo 20% ấy chứ.
 

danhvnn2009

Xe máy
Biển số
OF-508034
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
76
Động cơ
183,560 Mã lực
Tuổi
33
Toàn rút vì lợi cho tq là nhiều thôi,thằng tq phải thịt thôi chờ gì nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top