[Funland] 2-9-1945 - Lễ ký kết văn bản Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Cụ có cái nick Nhật nhỉ, hình như cụ ở bên thongtinnhatban đúng không?
Không cụ ơi, em nào biết tổ chứ đấy là tổ chức nào :)). Em có gian hàng đủn từ đầu Of tới cuối Of bán hàng thôi :D.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,047
Động cơ
519,676 Mã lực
Không biết cụ Ngao có phản biện không nhưng bản thân em nhờ xem những thớt cụ Ngao xong lại khá hứng thú google tìm hiểu thêm về những nhân vật sự kiện đó,còn ảnh có bị photoshop không thì với trình độ của em thì bó tay.Vẫn 1 like cho thớt của cụ Ngao
Cụ mặc mẹ những con súc vật đó, đừng quote cmt của nó cho bẩn thread, cụ nhấn nút report để khoá m.õm chúng lại, góp phần giữ gìn vệ sinh. Cũng ko phải vang, nó đang câu vang nên com bẩn, kệ mẹ nó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tại miền Nam Việt Nam, binh sĩ Anh thay mặt Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng.
Lực lượng Pháp không được phân công giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng, nhưng đã theo chân người Anh vào để “thu hồi” Nam Kỳ, mảnh đất thuộc địa Hải ngoại của Pháp, theo ý tưởng của Tướng De Gaulle, cầm đầu Chính phủ Nước Pháp Tự Do (lưu vong ở Anh)
De Gaulle cố tình lờ đi một sự thật là: Nam Kỳ đã không còn là thuộc địa của nước Pháp nữa kể từ ngày 9-3-1945, khi Nhật Bản hất cẳng Pháp và trao trả độc lập cho Việt Nam bao gồm cả Nam Kỳ
Vậy người Pháp chẳng có lý do gì tới Nam Bộ để thu hồi cái mà họ không còn sở hữu nữa
Ông Bảo Đại, người được Pháp dạy dỗ, đã tuyên bố trước thế giới khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời rằng: Đế quốc An Nam đã cai trị cả ba kỳ. Ông cũng đã gửi điện cho những nước Đồng Minh (trừ Liên Xô) để thông báo việc này.
De Gaulle phải lờ tịt chuyện này, không trả lời điện của Bảo Đại
Vì sự kiện này ông Bảo Đại bị Pháp không ưa, và De Gaulle định dựng một chính quyền mới, thay thế Bảo Đại bằng Cựu hoàng Duy Tân, người bị Pháp đầy sang châu Phi từ 1918. Không may cho De Gaull, chiếc máy bay chở cựu hoàng Duy Tân trên đường trở về Việt Nam gặp nạn, rơi ở châu Phi
Nước Pháp là nước từng bị người Đức chiếm. Người Đức cũng dựng lên một chính phủ bù nhìn Pétain ở Vichy. Lẽ ra người Pháp phải cảm thông với dân tộc Việt Nam, hơn nữa họ lại là Đồng Minh. Người Pháp vẫn tiếc mảnh đất Việt Nam và họ quyết tâm giành tại bằng vũ lực.
Đáng buồn hơn cả, là ông Maurice Thorez, Tổng Bí thư Đ.ảng Cộng sản Pháp, đang giữ chức Phó T.hủ tướng Chính phủ Pháp lại cổ suý cho việc đánh chiếm Việt Nam. Maurice Thorez vỗ vai Tướng Leclerc: “Đánh đi, đánh mạnh vào…” khi tiễn ông này sang Việt Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực

8-1945 – lính Nhật xếp hàng đón chào tàu chiến chở binh sĩ Anh cập cảng Sài gòn


8-1945 – Sau khi Nhật đầu hàng, dân chúng Sài gòn chào đón quân Đồng Minh đến tiếp quản thành phố


14-1-1946 – tại Sài gòn, Thiếu tướng Anh D.D. Gracey (đứng đầu Uỷ ban kiểm soát Đồng minh lại Đông Dương) tặng Tướng Leclerc (Tư lệnh quân đội Pháp ở Viễn Đông) một thanh kiếm tịch thu từ quân đội Nhật Bản


9-1946 – lính Nhật dán thông báo đầu tiên của Thiểu tướng D.D Gracey, Tư lệnh Uỷ ban kiểm soát Đồng Minh. Thông báo này được in bằng ba thứ tiếng: Việt, Pháp và Anh


9-1945 – binh sĩ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh tại Sài gòn. Ảnh: Krull


9-1945 – binh sĩ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh tại Sài gòn. Ảnh: Krull
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực

9-1945 – Người Việt (Việt Minh) chiếm Tòa Thị Sánh, cờ các nước Đồng Minh. Băng rôn tiếng Anh và Nga: "Đả đảo đế quốc Pháp", "Thà chết còn hơn sống nô lệ". Ảnh: Krull


9-1945 – Người Việt (Việt Minh) chiếm Tòa Thị Sánh, cờ các nước Đồng Minh. Băng rôn tiếng Anh và Nga: "Đả đảo đế quốc Pháp", "Thà chết còn hơn sống nô lệ". Ảnh: Krull


9-1945 – Người Việt (Việt Minh) chiếm Tòa Thị Sánh, cờ các nước Đồng Minh. Băng rôn tiếng Anh và Nga: "Đả đảo đế quốc Pháp", "Thà chết còn hơn sống nô lệ". Ảnh: Krull
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhat Long6886

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-440730
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
160
Động cơ
212,400 Mã lực
Tăng tốc độ cụ Ngao ơi:)
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Họ đi đầu hàng mà vẫn ngẩng cao đầu, trang phục chỉnh tề nhỉ
Khác hẳn hình dung là đầu hàng phải khổ sở khóc lóc gì chứ
VN mình mà thế bị chửi cho sấp mặt ngàn đời vết nhơ trong lịch sử ngay, keke..
Xem bài cụ Ngao lại nhớ chuyện "Hai số phận" của Jeffrey Archer
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực

9-1945 – Trung tá thuộc Sư đoàn 20 Ấn Độ chấp nhận sự đầu hàng của Tư lệnh lực lượng Nhật Bản tại Sài gòn


9-1945 – Lực lượng Nhật Bản tại Sài gòn đầu hàng Đồng Minh
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Sao Tầu cộng không được ký văn bản đầu hàng :-??
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Tại miền Nam Việt Nam, binh sĩ Anh thay mặt Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng.
Lực lượng Pháp không được phân công giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng, nhưng đã theo chân người Anh vào để “thu hồi” Nam Kỳ, mảnh đất thuộc địa Hải ngoại của Pháp, theo ý tưởng của Tướng De Gaulle, cầm đầu Chính phủ Nước Pháp Tự Do (lưu vong ở Anh)
De Gaulle cố tình lờ đi một sự thật là: Nam Kỳ đã không còn là thuộc địa của nước Pháp nữa kể từ ngày 9-3-1945, khi Nhật Bản hất cẳng Pháp và trao trả độc lập cho Việt Nam bao gồm cả Nam Kỳ
Vậy người Pháp chẳng có lý do gì tới Nam Bộ để thu hồi cái mà họ không còn sở hữu nữa
Ông Bảo Đại, người được Pháp dạy dỗ, đã tuyên bố trước thế giới khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời rằng: Đế quốc An Nam đã cai trị cả ba kỳ. Ông cũng đã gửi điện cho những nước Đồng Minh (trừ Liên Xô) để thông báo việc này.
De Gaulle phải lờ tịt chuyện này, không trả lời điện của Bảo Đại
Vì sự kiện này ông Bảo Đại bị Pháp không ưa, và De Gaulle định dựng một chính quyền mới, thay thế Bảo Đại bằng Cựu hoàng Duy Tân, người bị Pháp đầy sang châu Phi từ 1918. Không may cho De Gaull, chiếc máy bay chở cựu hoàng Duy Tân trên đường trở về Việt Nam gặp nạn, rơi ở châu Phi
Nước Pháp là nước từng bị người Đức chiếm. Người Đức cũng dựng lên một chính phủ bù nhìn Pétain ở Vichy. Lẽ ra người Pháp phải cảm thông với dân tộc Việt Nam, hơn nữa họ lại là Đồng Minh. Người Pháp vẫn tiếc mảnh đất Việt Nam và họ quyết tâm giành tại bằng vũ lực.
Đáng buồn hơn cả, là ông Maurice Thorez, Tổng Bí thư Đ.ảng Cộng sản Pháp, đang giữ chức Phó T.hủ tướng Chính phủ Pháp lại cổ suý cho việc đánh chiếm Việt Nam. Maurice Thorez vỗ vai Tướng Leclerc: “Đánh đi, đánh mạnh vào…” khi tiễn ông này sang Việt Nam
Lúc đó chính phủ của ngài Trần Trọng Kim tiếp nhận từ tay Nhật đúng không cụ Ngao5? Lịch sử là phản chân thực như vậy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực

9-1945 – Lễ đẩu hàng của quân đội Nhật Bản tại sân bay Tân Sơn Nhất


9-1945 – Đại uý Nhật Yamaota trao kiếm cho W. Murray, Đại diện Không lực Hoàng gia Anh trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất


9-1945 – Đại uý T. Imai trao kiếm cho K. J. Newman, Chỉ huy Phi đoàn không quân Không lực Hoàng gia Anh, trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất



9-1945 – Trung uý Takamuka trao kiếm cho Trung uý không quân D. H. Brazier, Không quân Hoàng gia Anh, trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất



9-1945 – Đại uý Mahumura trao kiếm cho Trung uý không quân G Comock, Không quân Hoàng gia Anh, trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất




9-1945 – Đại uý Omishi trao kiếm cho Trung uý không quân W. Harrop, Không quân Hoàng gia Anh, trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất


9-1945 – Đại uý Nhật T. Maeda trao kiếm cho W. T. Hibbert, Không lực Hoàng gia Anh, trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất


9-1945 – Đại uý Nhật T. Maeda trao kiếm cho W. T. Hibbert, Không lực Hoàng gia Anh, trong lễ bàn giao sân bay Tân Sơn Nhất
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Lúc đó chính phủ của ngài Trần Trọng Kim tiếp nhận từ tay Nhật đúng không cụ Ngao5? Lịch sử là phản chân thực như vậy
Lúc đó chính phủ của ngài Trần Trọng Kim tiếp nhận từ tay Nhật đúng không cụ Ngao5
Đúng thế

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách.
Sáng 9/3, sau khi đã lật xong Pháp, Đại sứ Nhật Bản Yokoyama đã gợi ý Bảo Đại: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, thành lập Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại liền giải tán Hội đồng cơ mật gồm Thượng thư sáu bộ, tuyên bố từ nay sẽ tự mình cầm quyền nhưng bên cạnh nhà vua là viên Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama làm "Cố vấn Tối cao".
Người Nhật Bản đưa ông Trần Trọng Kim (một người thân Nhật, phải sang Singapore lưu vong) trở về Việt Nam
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế .
Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành T.hủ tướng đầu tiên của Việt Nam.
Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư):
Trần Đình Nam (1896-1974) y sĩ Đông Dương, Bộ trưởng Nội vụ.
Trần Văn Chương (1898 – 1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Ngoại giao.
Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Tư pháp.
Vũ Văn Hiền (1911-1963), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài chính.
Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Giáo sư, Thạc sĩ toán học, Bộ trưởng giáo dục và Mỹ thuật.
Vũ Ngọc Ánh (1901-1945), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Y tế.
Lưu Văn Lang (1880-1969), Kỹ sư bách nghệ được vua Bảo đại mời làm Bộ trưởng Công chính, nhưng đến giờ chót ông từ chối vì tuổi cao.
Hồ Tá Khanh (1908-1996), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Kinh tế.
Nguyễn Hữu Thi (1899-?), Y sĩ, đại thương gia, Bộ trưởng tiếp tế.
Phan Anh (1911-1990) Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên.
Chính phủ Trần trọng Kim bị lật đổ ở Hà Nội với sự "đi đêm" của Khâm Sai Đại Thần Phan Kế Toại
Ở Huế, thì ông Bảo Đại thoái vị
Cho nên cuộc Cách mạng Tháng Tám, nói cho đúng là cướp chính quyền Trần Trọng Kim, chứ không phải cướp từ tay người Nhật, vì người Nhật đã tuyên bố đầu hàng từ hôm 15-8-1945
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Lúc đó chính phủ của ngài Trần Trọng Kim tiếp nhận từ tay Nhật đúng không cụ Ngao5
Đúng thế

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách.
Sáng 9/3, sau khi đã lật xong Pháp, Đại sứ Nhật Bản Yokoyama đã gợi ý Bảo Đại: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, thành lập Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại liền giải tán Hội đồng cơ mật gồm Thượng thư sáu bộ, tuyên bố từ nay sẽ tự mình cầm quyền nhưng bên cạnh nhà vua là viên Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama làm "Cố vấn Tối cao".
Người Nhật Bản đưa ông Trần Trọng Kim (một người thân Nhật, phải sang Singapore lưu vong) trở về Việt Nam
Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế .
Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành T.hủ tướng đầu tiên của Việt Nam.
Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư):
Trần Đình Nam (1896-1974) y sĩ Đông Dương, Bộ trưởng Nội vụ.
Trần Văn Chương (1898 – 1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Ngoại giao.
Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Tư pháp.
Vũ Văn Hiền (1911-1963), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài chính.
Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Giáo sư, Thạc sĩ toán học, Bộ trưởng giáo dục và Mỹ thuật.
Vũ Ngọc Ánh (1901-1945), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Y tế.
Lưu Văn Lang (1880-1969), Kỹ sư bách nghệ được vua Bảo đại mời làm Bộ trưởng Công chính, nhưng đến giờ chót ông từ chối vì tuổi cao.
Hồ Tá Khanh (1908-1996), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Kinh tế.
Nguyễn Hữu Thi (1899-?), Y sĩ, đại thương gia, Bộ trưởng tiếp tế.
Phan Anh (1911-1990) Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên.
Chính phủ Trần trọng Kim bị lật đổ ở Hà Nội với sự "đi đêm" của Khâm Sai Đại Thần Phan Kế Toại
Ở Huế, thì ông Bảo Đại thoái vị
Cho nên cuộc Cách mạng Tháng Tám, nói cho đúng là cướp chính quyền Trần Trọng Kim, chứ không phải cướp từ tay người Nhật, vì người Nhật đã tuyên bố đầu hàng từ hôm 15-8-1945
Lịch sử là sự thật, đọc những dòng này để hiểu thêm 1 phần những biến cố của thế kỷ trước trên đất nước tươi đẹp này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Có khoảng 100.000 binh sĩ Nhật Bản đóng ở Việt Nam
Trong số này có 38.500 binh sĩ Nhật Bản ở Nam Bộ
Sau khi số binh sĩ này đầu hàng, Đồng Minh (Người Anh) lập một trại giam ở gần Vũng Tàu để giam giữ họ
Vì thiếu thốn, tù binh Nhật Bản phải tự xây dựng lán trại, trồng trọt và chăn nuôi để sinh sống


1945 – tù binh Nhật trồng trọt để có thể tự túc được vể thực phẩm cho trại tù binh tại Vũng Tàu, nơi giam tới 38.500 tù binh Nhật


1945 – tù binh Nhật trồng trọt để có thể tự túc được vể thực phẩm cho trại tù binh tại Vũng Tàu, nơi giam tới 38.500 tù binh Nhật


1945 – Tù binh Nhật sản xuất thùng đựng nước bằng cây có sẵn tại chỗ để dùng trong trại tù binh Vũng Tàu, nơi đang giam giữ 38.500 tù binh Nhật Bản


1945 – Tù binh Nhật tự làm nhà ở cho mình trong trại tù binh tại Vũng Tàu nơi đang giam giữ 38.500 tù binh Nhật Bản


1945 – Tù binh Nhật tự làm nhà ở cho mình trong trại tù binh tại Vũng Tàu nơi đang giam giữ 38.500 tù binh Nhật Bản


1945 – Tù binh Nhật đợi khám bệnh trước một lều y tế trong trại tù binh tại Vũng Tàu nơi đang giam giữ tới 38.500 tù binh


1945 – Tù binh Nhật lau chùi bảo quản vũ khí đã giao nộp trong trại tù binh tại Vũng Tàu


1945 – Sĩ quan Anh theo dõi tù binh Nhật lau chùi bảo quản vũ khí đã giao nộp trong trại tù binh tại Vũng Tàu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực

1945 – Lực lượng Đồng minh thiếu người nên một số tù binh Nhật được giao nhiệm vụ canh gác ở Đông Dương


12-1945 – tù binh Nhật lao động sửa đường băng sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ Không lực Hoàng gia Anh


10-1945 – các sĩ quan Nhật chờ Thiếu tướng Douglas Gracey, Tư lệnh Uỷ ban kiểm soát Đồng Minh ở Đông Dương. Trái sang phải: Đại tá Kodo, Tham mưu trưởng; Đại tá Kinoshita, Trung tướng Managi và những sĩ quan khác. Ảnh: Mirrorpix
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực

13-9-1945 – tù binh Nhật Bản trao kiếm cho Trung uý người Anh Anthony Martin trong thời gian quân Nhật đầu hàng ở Sài gòn. Ảnh: L. Modd


13-9-1945 – tù binh Nhật Bản trao kiếm cho Trung uý người Anh Anthony Martin trong thời gian quân Nhật đầu hàng ở Sài gòn. Ảnh: L. Modd


13-9-1945 – tù binh Nhật Bản trao kiếm cho Trung uý người Anh Anthony Martin trong thời gian quân Nhật đầu hàng ở Sài gòn. Ảnh: L. Modd


9-1945 – Hiến binh Nhật đầu hàng quân Anh đại diện quân Đồng Minh tại Sài gòn



9-1945 – binh sĩ Hải quân Anh nhận sự đầu hàng cũa quân đội Nhật Bản tại Sài gòn
 

Mr M

Xe tải
Biển số
OF-381401
Ngày cấp bằng
6/9/15
Số km
275
Động cơ
245,992 Mã lực
Em đặt ghế hóng ở đây ạ.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
460
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
lịch sử phải viết lại cho chuẩn là việt minh cướp chính quyền ( đảo chính ) từ chính phủ Trần trọng kim . vào ngày 19 / 8 /1954
còn chính phủ nhật thì đã đầu hàng đồng minh từ ngày 15 / 8 /1945
lịch sử cận đại vn nhiều khi hay viết sai :)):)):)):)):))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top