Em hiểu ở đây không phải là cạnh tranh. Nga hiện nay không còn khả năng cạnh tranh. Ít nhất là khi còn ông Đại Đế, 25 năm chỉ lo bùm chíu với ae họ hàng làng xóm thì không gian là bất khả thi.
Chinh phục không gian, với anh Múc, em đoán ngoài tiền ra là còn cả ước mơ, là khát vọng cho nhân loại. Mà ước mơ khát vọng thì không lo bị cạnh tranh, chỉ sợ bị kì đà cản mũi thôi
Nga giờ đầu tư cho các chương trình không gian khá thấp, chỉ khoảng hơn 2 tỷ đô/ năm, và mỗi năm mỗi giảm. Theo nguồn
này, ngân sách cho toàn bộ các hoạt động liên quan đến vũ trụ Nga năm 2024 là 286 tỷ rúp, 2025 là 272 tỷ, 2026 là 258 tỷ. Số tiền này để chi cho mọi thứ, bao gồm nuôi Roscosmos, chi phí cho các sân bay vũ trụ, các chương trình phóng vệ tinh... Số tiền này chỉ bằng khoảng 1/5 ngân sách của TQ, và bằng 1/20 ngân sách của Mỹ, và sẽ chỉ đủ để duy trì những thứ đã có sẵn chứ không hy vọng gì hơn.
Quan trọng hơn là TQ giờ đã đi theo hướng của Mỹ là tư nhân hóa dần các chương trình không gian, trong đó nhà nước chỉ đứng ra làm chủ đầu tư, giao hợp đồng cho các công ty tư nhân thực hiện. Musk cũng đã chứng minh được rằng có thể kiếm được rất nhiều tiền từ các chương trình không gian, nên TQ đang vội vã copy theo. Vốn TQ đã có truyền thống copy giá rẻ mọi thứ rồi nên họ chả ngại gì mà không lao theo con đường Musk đã vạch ra. Bản thân nhà nước TQ cũng coi trọng các chương trình không gian nên sẽ không tiếc công của đầu tư vào.
Một bên thì dậm chân tại chỗ hàng thập kỷ, một bên thì lao hết tốc lực về phía trước, nên Nga sẽ ngày càng tụt hậu so với TQ.