tham khảo
Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam
Kỷ niệm sự kiện 14-3-1988, có rất nhiều người, nhiều báo mạng chỉ nhắc đến Gạc Ma, mà không hề biết đến tổng thể quá trình xây dựng và bảo vệ chủ quyền Trường Sa từ 1975 - 1988 khẩn trương, khốc liệt trong điều kiện vô cùng khó khăn thế nào.
1- Thứ nhất, không phải tất cả 64 Anh hùng, liệt sĩ đều ngã xuống ở đảo Gạc Ma. (58 liệt sĩ hy sinh trên bãi Gạc Ma và tàu HQ-604, 6 liệt sĩ hy sinh cùng tàu HQ-605 ở cạnh bãi Len Đao).
2- Thứ hai, Tôi xin gửi đến các bạn tổng hợp dấu mốc quan trọng suốt quá trình đóng giữ, giành giật tại quần đảo Trường Sa giữa các nước từ 1975-1988 (bao gồm cả chiến dịch Chủ quyền 88 (CQ-88) của quân chủng Hải quân ND Việt Nam) để các bạn dễ hình dung (Xem sơ đồ đóng giữ các đảo ở ảnh cuối nhé):
- Tháng 4-1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản 5 đảo từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà gồm: Song Tử Tây (Southwest Cay), Sơn Ca (Sand Cay), Nam Yết (Namyit Island), Sinh Tồn (Sincowe Island), Trường Sa (Spratly Island).
- Tháng 2-1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata (cồn san hô Lan Can - Lankian Cay), đảo Dừa (Bến Lạc - West York Island).
- Ngày 10-3-1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang (Amboyna Cay).
- Ngày 15-3-1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef).
- Ngày 30-3-1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh - Pearson Reef).
- Ngày 4-4-1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef). Cũng trong tháng 4-1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef), nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm, tháng 5-1978 phân đội được rút về đất liền.
- Tháng 12-1986 và tháng 1-1987, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân (Mariveles Reef) và bãi Kiệu Ngựa ( Ardasier Reef).
- Tháng 3-1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài.
- Tháng 6-1987, Trung Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. Tháng 10, tháng 11-1987, một số tàu chiến của Trung Quốc đi gần các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây.
- Ngày 24-10-1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng 4 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường.
- Ngày 6-11-1987, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa, giao cho Quân chủng Hải quân "Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ chỉ thị cấp trên".
- Ngày 2-12-1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây (West London Reef ).
- Ngày 31-1-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
- Ngày 5-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Lát (Ladd Reef).
- Ngày 6-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef).
- Ngày 18-2-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Châu Viên (Cuarteron Reef).
- Ngày 19-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Đông (East London Reef).
- Ngày 26-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Tiên Nữ (Tennent Reef). Trung Quốc chiếm đóng đảo Ga Ven (Gaven Reef).
- Ngày 27-2-1988,Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Tốc Tan (Alison Reef).
- Ngày 28-2-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Huy Ghơ (Hughes Reef, đá Tư Nghĩa).
- Ngày 2-3-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Núi Le (Cornwallls South Reef).
- Ngày 14-3-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Gạc Ma (Johnson Reef). Ta đóng giữ và bảo vệ thành công đảo Cô Lin (Collins Reef hay Johnson North Reef), đảo Len Đao (Landsdowne Reef).
- Ngày 15/3/1988,Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Thị (Núi Thị, Petley reef)
- Ngày 16/3/1988,Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Nam (South reef)
- Ngày 23-3-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Xu Bi (Subi Reef).
Tóm lại sau 1975, Việt Nam xây dựng và đóng giữ thêm 16 đảo nổi, đảo chìm, bãi ở Trường Sa.
Nguồn: Viet Nam War
.