Em gúc phát, thì có nhiều phiên bản ở các nước khác; trong đó có Việt Nam.
Bức tượng Nữ thần tự do (hay còn được biết đến với cái tên Tự do tỏa sáng thế giới) là một bức tượng khổng lồ được đặt trên đảo Liberty, bến cảng New York, được thiết kế bởi Frederic Bartholdi và khánh thành vào 28-10-1886. Đây là món quà của nước Pháp dành cho Mỹ. Bức tượng với hình ảnh nữ thần Libertas, vị thần Tự do của Hi Lạp, cầm một ngọn đuốc và một cuốn sách luật được coi là biểu tượng cho nền độc lập của nước Mỹ.
Biểu tượng của New York và cả nước Mỹ
Tuy nhiên, không phải chỉ tại Mỹ mới có tượng Nữ thần Tự Do đâu nhé. Hãy cùng khám phá những phiên bản của bức tượng khổng lồ này nằm ở khắp nơi trên thế giới!
Pháp
Tại đất mẹ Pháp, vô số phiên bản của bức tượng được tái hiện.
Bức tượng Nữ thần Tự do tại Jardin du Luxembourg, Paris.
Phiên bản tượng Nữ thần tự do Jardinun Luxembourg, Paris được đúc từ đồng cùng loại với bức tượng khổng lồ tại Mỹ. Những tác giả của bức tượng này đã tặng nó cho bảo tàng Luxembourge vào năm 1990 và bức tượng được đặt trong công viên vào năm 1906. Ngày được ghi trên bức tượng này là ngày 15 -11-1889, ngày mà phiên bản này được khánh thành.
Nữ Thần Tự Do bên bờ sông Seine
Đây là bức tượng ở Ile des Cygnes, bờ sông Seine ở Paris. Bức tượng này tặng cho thành phố vào năm 1889, và đặt vào mặt phía tây nam của bờ sông. Bức tượng này cao 11,5 m và khánh thành vào 4-6-1889.
Ngoài ra, tại Pháp còn rất nhiều phiên bản khác của bức tượng được đặt tại nhiều thành phố lớn nhỏ như Colmar, Bordeaux, Barentin...
Na Uy
Một phiên bản của bức tượng được đặt tại ngôi làng Visnes ở Na Uy. Đây cũng chính là nơi quặng đồng được sử dụng ở bức tượng chính được tìm thấy.
Ukraine
Phiên bản ngồi của tượng Nữ thần Tự Do
Trên đây là bức tượng Nữ thần Tự Do đang ngồi ở Lviv, Ukraina. Bức tượng này được xây dựng bởi kiến trúc sử Yuriy Zakharavych và trang trí bởi nhà điêu khắc tài danh Leandro Marconi từ năm 1874-1891
Anh
Phiên bản tại Leicester thu hút đông đảo khách thăm quan
Có 3 phiên bản của bức tượng thần tự do tại Anh, chúng được đặt ở Leicerster, Warrington và RAF Lakenheath. Phiên bản lớn nhất đặt tại Leicester, cao 5m và nặng 3,4 tấn.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng là nơi có rất nhiều tượng Nữ thần Tự Do. Những bức tượng này được đặt tại Shimoda, Aomori, Odaiba gần vịnh Tokyo.
Một phiên bản khác tại Odaiba
Những phiên bản của bức tượng này ở Nhật được coi là những công trình kiến trúc văn hóa vô cùng đặc sắc được dựng nên từ sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng. Đặt trong bối cảnh của Nhật Bản hiện nay, đây là sự pha trộn hài hòa của 2 nền văn hóa Đông-Tây và thể hiện sự hợp tác hữu nghị giữa 2 dân tộc.
Philippin
Phiên bản tại Phillippin
Tại Philippines, một bản sao của bức tượng được đặt ở Camp John Hay, gần một nhà hát trong vùng.
Đài Loan
2 phiên bản bức tượng ở Đài Loan
Có ít nhất 2 phiên bản của bức tượng Nữ thần Tự Do ở Đài Loan, chúng được đặt ở Keelung và Đài Bắc. Cả 2 bức tượng này đều cao hơn 9m.
Việt Nam
T
ượng Công lý (hay Bà Đầm Xòe) tại vườn hoa Cửa Nam
Từ năm 1887-1945, tại Hà Nội cũng đặt một bức tượng phiên bản thu nhỏ của Nữ thần Tự Do. Bức tượng này được biết đến với cái tên Bà Đầm Xòe được đặt tại vườn hoa Cửa Nam, Hà Nội. Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác.
"Có tài liệu cho rằng đã có một thời, tượng này được “ngự” trên nóc của Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm. Claude Bourin, tác giả một pho biên niên những sự kiện văn hoá, nghệ thuật về Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có nói đến chuyện này nên mới dẫn ra dư luận đăng trên báo phản đối cách xử sự như vậy... Nhưng cũng nhiều người nghi ngờ, vì làm thế nào đặt được một pho tượng đồng nặng như vậy lên nóc một kiến trúc nhỏ (?!)
Có lẽ vì thế mà “Bà Đầm Xoè” phải di chuyển ra khu vực Vườn hoa Cửa Nam, vốn là một không gian công cộng của Hà Nội. Xa xưa, nó chính là Quảng Văn Đình của thành xưa, nơi triều đình công bố những chỉ lệnh hay giấy tờ, tổ chức để các “câu kê” là những viên quan chuyên giảng tập “thập điều” thời vua Minh Mạng dạy cho dân chúng sống tử tế và biết tuân phục . Vì thế mà dân gian mới có câu ca để nói chuyện đổi thay:
“Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu kê chẳng thấy, thấy Đầm Xoè
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn Tây rúc tí toe”."
(theo Nhà sử học Dương Trung Quốc - Nguồn: bee.net.vn)