Sức mạnh tia sét, nếu đánh trúng khối TNT thì ....
Sét hay
tia sét,
sấm sét,
tia chớp,
sấm chớp,
lôi điện là hiện tượng
phóng điệntrong
khí quyển giữa các
đám mây và
mặt đất hay giữa các đám mây mang các
điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận
vòi rồng, phun trào
núi lửa hay
bão bụi (cát). Khi phóng
tĩnh điện trong khí quyển, một tia sét có thể di chuyển
từ đám mây xuống đất với tốc độ lên tới gần 100,000 km/s.
[1] Bởi vì tia sét là sự di chuyển của các hạt mang điện (
electron và
ion) dưới dạng dòng
plasma phát sáng nhưng hình ảnh của sét truyền đi bằng ánh sáng hay
photonnên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng
sấm, vì tiếng động chỉ truyền đi được 343 m/s trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng thì đi được 299,792 km/s. Sét có thể đạt tới nhiệt độ trên 30,000 K (29,726 °C), gấp 5 lần nhiệt độ
bề mặt Mặt Trời (5,778 K), và hơn 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát
silica thành
thủy tinh (chỉ cần 1,713 °C để làm nóng chảy SiO2
[2]), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là
fulgurite (thường chúng có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất).