- Biển số
- OF-108122
- Ngày cấp bằng
- 7/8/11
- Số km
- 19,854
- Động cơ
- 587,394 Mã lực
Ngược lại lịch sử, vua Suryavarman II là người dựng nên kỳ quan Angkor Wat và được mệnh danh là “đức vua bách chiến bách thắng”, nhưng những văn bia cuối cùng lưu giữ tên vị vua Suryavarman II lại liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt và bị đánh bại (trong khoảng thời gian 1145-1150) khi mà đế chế Khơme đã bành trướng phía bắc đến biên giới Bắc Lào ngày nay, phía nam xuống tận bán đảo Malay, phía tây đến tận vương quốc Pagan – Myanmar.
Năm 1145, sau khi xâm chiếm thành công bắc Champa (Chiêm Thành), vua Suryavarman II quyết định xâm lược Đại Việt ( vua nước Đại Việt lúc đó là Lý Anh Tông ) với một đội quân hùng hậu 10 vạn người (bao gồm cả quân Champa bại trận) đã tiến đánh ra khu vực Hà Tĩnh.
Tuy nhiên Suryavarman II gặp phải tướng nhà Lý là Tô Hiến Thành đánh bại. Liên quân Khmer-Champa đã bị đánh tan tại Hà Tĩnh, Suryavarman II chết trận trong thời gian này. (cũng chính nhờ sự kiện này mà Champa đã đánh đuổi được người Khmer ra khỏi miền Bắc của họ vào năm 1150 ).
Sau khi Suryavarman II băng hà, người ta không biết thi hài của nhà vua được chôn cất ở đâu, cái chết của ông cũng như những bí mật của vương triều hùng mạnh đều theo ông đi về cõi vĩnh hằng.
Theo tư liệu người Pháp để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor nằm trong khu rừng cách Siem Reap hơn 70 km về phía đông bắc, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Mãi đến năm 1965, các toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Beng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Beng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Mãi đến năm 2003, chính phủ mới khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea.
Sơ đồ Beng Mealea
Năm 1145, sau khi xâm chiếm thành công bắc Champa (Chiêm Thành), vua Suryavarman II quyết định xâm lược Đại Việt ( vua nước Đại Việt lúc đó là Lý Anh Tông ) với một đội quân hùng hậu 10 vạn người (bao gồm cả quân Champa bại trận) đã tiến đánh ra khu vực Hà Tĩnh.
Tuy nhiên Suryavarman II gặp phải tướng nhà Lý là Tô Hiến Thành đánh bại. Liên quân Khmer-Champa đã bị đánh tan tại Hà Tĩnh, Suryavarman II chết trận trong thời gian này. (cũng chính nhờ sự kiện này mà Champa đã đánh đuổi được người Khmer ra khỏi miền Bắc của họ vào năm 1150 ).
Sau khi Suryavarman II băng hà, người ta không biết thi hài của nhà vua được chôn cất ở đâu, cái chết của ông cũng như những bí mật của vương triều hùng mạnh đều theo ông đi về cõi vĩnh hằng.
Theo tư liệu người Pháp để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor nằm trong khu rừng cách Siem Reap hơn 70 km về phía đông bắc, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Mãi đến năm 1965, các toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Beng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Beng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Mãi đến năm 2003, chính phủ mới khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea.
Sơ đồ Beng Mealea
Chỉnh sửa cuối: