Cái gọi là “cởi mở” hay “phóng khoáng” nhất là với phương Tây” đó, qua rất nhiều ví dụ, chỉ là một cách gọi hoa mỹ để che dấu mặc cảm nhược tiểu của các dân tộc hèn yếu, lúc nào cũng vọng ngoại, thiếu văn hóa (hoặc không có lòng tự tin hay tự tôn với nền văn hóa của mình). Các dân tộc có văn hóa mạnh, chỉ số IQ cao, tự tôn cao rất ít cởi mở. Cụ sang Bắc Âu hay Đông Bắc Á đều thấy. Vào khách sạn hay ngân hàng, lễ tân cũng ít khi niềm nở, thường là khá lạnh lùng, nhưng họ làm việc hiệu quả. Các xứ miền Nam (kể cả Nam Âu lẫn Nam Á) dân thường thân thiện, cởi mở hơn, nhưng nói chung là lạc hậu, kém văn minh hơn (nói chung, sẽ có trường hợp cá biệt)
Khoảng thế kỷ 19, khi phương Tây bắt đầu xâm nhập Đông Á, trong các dân tộc (chỉ xét các dân tộc đã có nền văn minh, đã có quốc gia, không xét các dân tộc vẫn ở dạng bộ lạc như Phillipines) “cởi mở” nhất là Thái Lan (em không có thông tin về MIến Điện khi đó, nhưng em đoán cũng không khác nhiều, vì Thái và Miến văn hóa khá tương đồng). Con gái Thái rất thích lấy chồng Tây, vọng ngoại, dễ “hòa đồng”.(hiểu theo nghĩa xấu là không có lòng tự tôn dân tộc, lúc nào cũng có mặc cảm dân tộc mình là hèn yếu)
Trong khi đó, các dân tộc cỏ văn hóa mạnh hơn như Nhật hay Trung Quốc rất bảo thủ với việc tiếp thu văn hóa Tây. Mặc dù Nhật Bản rất mạnh trong việc gửi người đi học để tiếp thu khoa học công nghệ, nhưng người Nhật vẫn rất bảo thủ và truyền thống. Người Trung Quốc cũng vậy,
Ở Việt Nam thời thuộc Pháp, thời chống Mỹ, và bây giờ vẫn thế, người miền Nam luôn “cởi mở” và “phóng khoáng” hơn so với người miền Bắc trong việc tiếp thu văn hóa phương Tây. Khi em vào tp Hồ Chí Minh lần đầu tiên năm 1995, lúc đó mới biết là có ngày lễ Valentine.
Và có lẽ các dân tộc ở châu Âu cũng tương tự. Dân Bắc Âu rất khép kín, ít cởi mở, khó tiếp thu văn hóa ngoại lai. Một điển hình là việc cai trị các xứ thuộc địa. Trong khi dân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở hầu hết các thuộc địa họ cai trị thường lấy lẫn dân bản xứ, tạo ra các chủng tộc mới gọi là mestizo hay mulatto thì các dân Bắc Âu như Anh, Đức hay Hà Lan hầu như (không phải tuyêt đối) sống cách biệt với dân bản xứ thuộc địa, ít có tình trạng lai tạp (dân da trắng Nam Phi như Boer hiện tại vẫn có làn da rất trắng và tóc vàng óng của tổ tiên, sau vài trăm năm sống ở Nam Phi, điều gần như không thể tìm thấy ở Nam Mỹ).