[Funland] 12-4-1961 – Yuri Gagarin - người đầu tiên của nhân loại bay vào không gian

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
An-124-100 và An-124-150 mới là những máy bay thương mại chở hàng quá khổ
Sức chở An-124-150 là 150 tấn




















































 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
An-124-150 chưa bay tới Việt Nam
Nhưng từ 1989 những chiếc An-124-100 đã chở thiết bị từ Nga sang cho Bảo tàng Hồ Chí Minh
Từ 1997 – An-124-100 đã chở máy bay Sukhoi Su-27 cho không quân Việt Nam, hạ cánh ở Cam Ranh
Từ 2010 – An-124-100 đã chở máy bay Sukhoi Su-30MK và Hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Việt Nam













 

tran_chien

Xe hơi
Biển số
OF-564548
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
100
Động cơ
149,100 Mã lực
Tuổi
40
Cụ Ngao có thể làm bài viết về kỷ nguyên vũ trụ của Mỹ - Liên Xô những năm 1950 - 1960 không ạ? Em rất thích thời kỳ đó nhất là vụ tranh đua giữa thiên tài Von Brau và bậc thầy Korolev. Liên Xô dẫn dắt, vượt Mỹ trong thời kỳ có lẽ nhờ nhiều vào Korolev, con người có tầm nhìn và nghị lực phi thường vào thời đó. Sau khi ông mất, Liên Xô không còn đủ sức ganh đua với Mỹ.
 

nguyenvannguyen

Xe hơi
Biển số
OF-202918
Ngày cấp bằng
20/7/13
Số km
144
Động cơ
322,509 Mã lực
Cụ Ngao5 vẫn còn thiếu vụ tai nạn tàu con thoi Columbia ngày 01/02/2003.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Ngày 6 tháng 12 năm 1997, An-124-100 số hiệu RA-82005 xuất phát từ sân bay Irkusk (vùng Sibir, Nga) chở hai máy bay Su-27UB tới sân bay Cam Ranh cho Không quân Việt Nam
Trước đó chiếc máy bay này đã chở 2 chiếc Su-27 bàn giao cho Việt Nam, nhưng phía Việt Nam phát hiện động cơ không đúng nhà sản xuất (theo hợp đồng). Do vậy chuyến bay hôm 6-12-1997, khi đến Việt Nam trả hàng sẽ nhận lại hai chiếc Su-27 không đúng quy cách đưa về Nga
An-124-100 số hiệu RA-82005 là chiếc máy bay còn mới, đăng ký năm 1986
Hình ảnh chiếc máy bay này trước khi bị rơi

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Cụ Ngao có thể làm bài viết về kỷ nguyên vũ trụ của Mỹ - Liên Xô những năm 1950 - 1960 không ạ? Em rất thích thời kỳ đó nhất là vụ tranh đua giữa thiên tài Von Brau và bậc thầy Korolev. Liên Xô dẫn dắt, vượt Mỹ trong thời kỳ có lẽ nhờ nhiều vào Korolev, con người có tầm nhìn và nghị lực phi thường vào thời đó. Sau khi ông mất, Liên Xô không còn đủ sức ganh đua với Mỹ.
Em có bài viết tổng hợp cuộc chạy đua Nga- Mỹ nhưng viết bằng tiếng Nga, tác giả không nhìn nhận vai trò Korolev, vì ngoài Korolev còn vài nhà thiết kế tên lửa cũng độc đáo lắm. Ở Liên Xô, chương trình không gian phụ thuộc vào giới lãnh đạo, mà những người này làm chính trị họ chỉ quan tâm đến lợi ích chính trị trước mắt. Thử nghiệm nhiều mà tên lửa nổ là họ không thích, dẹp luôn. Korolev thiết kế tên lửa ít nổ hơn, nên giành được cảm tình của Khrushev
Ông Hitler lẽ ra có bom nguyên tử từ đầu thế chiến 2 cơ. Những công trình nghiên cứu mà Hitler đặt ra là phải có tốc độ "mì ăn liền". Đồ án bom nguyên tử của Đức kéo dài quá, Hitler không chịu nổi nên cũng dẹp, thành ra những nhà khoa học Đức bơ vơ. Sau Thế chiến 2, họ được đưa về Mỹ , Liên Xô để làm bom nguyên tử. Tuy đi sau, nhưng Liên Xô thừa hưởng những kết quả nghiên cứu trước đây của Đức và quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô năm 1949 là hoàn toàn mang dấu vết người Đức. Những người Đức được tặng thưởng huân chương, Danh hiệu Anh hùng Liên Xô (tất nhiên dưới cái tên Nga)
Đến quả bom khinh khí (nhiệt hạch) thì người có công là ông Sakharov, trong vụ này công 50% người Nga +50% người Đức
Sau khi làm được bom nhiệt hạch thì Liên Xô đưa dần người Nga thay thế người Đức
Viết một bài mà quan điểm theo người viết thì em không muốn
Tiện đây cũng trao đổi với cụ về vai trò cá nhân trong khoa học: Von Brawn, hoặc Korolev cũng chỉ là người đại diện cho một tập thể. Để làm tên lửa và nhiều vấn đề khác không chỉ là một nhóm hoặc một tập thể đâu. Nhiều khi những "cây đa, cây đề" trong khoa học chính lại là những người cản trở những phát minh của con người
Em làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên em rất hiểu điều này
Những tên lửa tin cậy của Nga như Proton, Energia... không phải tác giả Korolev đâu. Người Nga giữ bí mật nên mọi người chỉ nghĩ đến Korolev làm. Đó là công lao của những người làm việc Phòng thí nghiệm đặc biệt (Nga gọi là OKB)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
2 giờ chiều ngày 6-12-1997 – chiếc An-124-100 số hiệu RA-82005 mang theo hai máy bay Su-27UB (máy bay huấn luyện) được lệnh cất cánh
Máy bay lăn đà và bốc lên. Mới được 3 giây, tức là máy bay vừa nhấc lên khỏi mặt đất 5 mét, một động cơ bị tắt ngóm, vài giây sau thêm 2 động cơ nữa cũng bị tắt. Phi công hốt hoảng kéo ga nhằm thoát khỏi những khu nhà nơi quân nhân Xô viết sinh sống. Chiếc động cơ thứ tư chết luôn
Máy bay rơi vào doanh trại và nhà ở của quân nhân Xô viết khiến 100 tấn dầu bốc cháy cùng máy bay
57 người chết. Toàn bộ phi hành đoàn cùng với những nhân viên bốc dỡ tháp tùng chết cháy
Thủ tướng Nga bay tới hiện trường khắc phục thảm hoạ
Nguyên nhân dự đoán, có nước đóng trong ống dẫn nhiên liệu (lúc ấy thời tiết bên ngoài là âm 45 độ C). Phi công không xử lý hết vấn đề này đã vội bay nên xảy ra thảm hoạ
Cuộc điều tra nảy thêm một vấn đề: hai chiếc Su-27UB được nhà sản xuất tính giá vận chuyển theo hợp đồng trọn gói là 1 triệu USD (=2x 50 vạn USD)
Nhưng các chuyến bay của An-124 thuộc quân đội quản lý lại không được hưởng số tiền trên, mà chỉ được cắt lại một phần nhỏ























































 

tran_chien

Xe hơi
Biển số
OF-564548
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
100
Động cơ
149,100 Mã lực
Tuổi
40
Em có bài viết tổng hợp cuộc chạy đua Nga- Mỹ nhưng viết bằng tiếng Nga, tác giả không nhìn nhận vai trò Korolev, vì ngoài Korolev còn vài nhà thiết kế tên lửa cũng độc đáo lắm. Ở Liên Xô, chương trình không gian phụ thuộc vào giới lãnh đạo, mà những người này làm chính trị họ chỉ quan tâm đến lợi ích chính trị trước mắt. Thử nghiệm nhiều mà tên lửa nổ là họ không thích, dẹp luôn. Korolev thiết kế tên lửa ít nổ hơn, nên giành được cảm tình của Khrushev
Ông Hitler lẽ ra có bom nguyên tử từ đầu thế chiến 2 cơ. Những công trình nghiên cứu mà Hitler đặt ra là phải có tốc độ "mì ăn liền". Đồ án bom nguyên tử của Đức kéo dài quá, Hitler không chịu nổi nên cũng dẹp, thành ra những nhà khoa học Đức bơ vơ. Sau Thế chiến 2, họ được đưa về Mỹ , Liên Xô để làm bom nguyên tử. Tuy đi sau, nhưng Liên Xô thừa hưởng những kết quả nghiên cứu trước đây của Đức và quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô năm 1949 là hoàn toàn mang dấu vết người Đức. Những người Đức được tặng thưởng huân chương, Danh hiệu Anh hùng Liên Xô (tất nhiên dưới cái tên Nga)
Đến quả bom khinh khí (nhiệt hạch) thì người có công là ông Sakharov, trong vụ này công 50% người Nga +50% người Đức
Sau khi làm được bom nhiệt hạch thì Liên Xô đưa dần người Nga thay thế người Đức
Viết một bài mà quan điểm theo người viết thì em không muốn
Tiện đây cũng trao đổi với cụ về vai trò cá nhân trong khoa học: Von Brawn, hoặc Korolev cũng chỉ là người đại diện cho một tập thể. Để làm tên lửa và nhiều vấn đề khác không chỉ là một nhóm hoặc một tập thể đâu. Nhiều khi những "cây đa, cây đề" trong khoa học chính lại là những người cản trở những phát minh của con người
Em làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên em rất hiểu điều này
Những tên lửa tin cậy của Nga như Proton, Energia... không phải tác giả Korolev đâu. Người Nga giữ bí mật nên mọi người chỉ nghĩ đến Korolev làm. Đó là công lao của những người làm việc Phòng thí nghiệm đặc biệt (Nga gọi là OKB)
Vâng, cảm ơn cụ, muốn mời rượu cụ mà máy nó cứ báo mời hoài vậy nên không ạ.
Còn trong lĩnh vực vũ trụ thì em ngoại đạo nên không rành nên cũng không rõ hết ngóc ngách ạ. Nhưng em cũng có hiểu chút ích về việc ý chí của lãnh đạo LX thời đó là ban đầu chủ yếu làm tên lửa liên lục địa đủ khả năng đánh từ xa, nhưng sau khi thành công trong việc phóng sputnik thì họ thấy được thắng lợi trong mặt trận thông tin, rồi cấp tiền để đua tranh với Mỹ trong cuộc đua không gian.
Cũng như việc, mỗi nhà khoa học đều có ưu thế và giới hạn của mình trong nghiên cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ thì có muôn ngàn thứ. Em đọc sách báo thì người Mỹ đánh giá cao Korolev không phải trong việc nghiên cứu mà là trong việc gắn kết, sắp xếp, vận hành các bộ phận thiết kế với nhau hoạt động trơn tru của Korolev: như hợp tác Mishin thì thiết kế động cơ, hoạt động đối ngoại xin tài trợ với lãnh đạo ...
Có thể em không biết hết những điều chưa được công bố nên rất muốn được học hỏi từ những bài viết này của cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực




2001 – Tượng đài Yuri Gagarin tại Quảng trường mang tên ông












Ngày 10-4-2019, tượng đài Yuri Gagarin (cao 70 mét) được xịt rửa sạch sẽ để kỷ niệm 58 năm ngày ông bay vào không gian. Ảnh; Maxim Marmur


Ngày 10-4-2019, tượng đài Yuri Gagarin (cao 70 mét) được xịt rửa sạch sẽ để kỷ niệm 58 năm ngày ông bay vào không gian. Ảnh: Sergei Ilnitsky
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Ngày 11-4-2012, tượng đài Yuri Gagarin (cao 70 mét) được xịt rửa sạch sẽ để kỷ niệm 51 năm ngày ông bay vào không gian. Ảnh: Andrey Smirnov/AFP



9-1-2017, tượng đài Yuri Gagarin (cao 70 mét) tại Moscow gần nhà máy nước nóng với nhiệt độ ngoài trời âm 17 độ C. Ảnh: Maxim Shemetov/Reuters


11-1-2016, tượng đài Yuri Gagarin (cao 70 mét) tại Moscow gần nhà máy nước nóng. Ảnh: Maxim Shemetov/Reuters


Tượng đài Yuri Gagarin được khánh thành ở Nam Tư hôm 12-4-2018


2011 – Tượng đài Yuri Gagarin trước Nhà Hội đồng Anh ở London



2011 – Tượng đài Yuri Gagarin trước Nhà Hội đồng Anh ở London

 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,512
Động cơ
436,681 Mã lực
Thập niên 1980 Liên Xô cũng chạy đua với Mỹ trong việc chế tạo tàu con thoi
Liên Xô đóng được 2 chiếc, sau nhiều lần hoãn đi hoãn lại, năm 1959, cuối cùng 1 trong hai chiếc (không người lái) cũng bay thử lên không gian và hạ cánh ngay. Từ đó không còn bay thêm lần nào nữa
Chiếc bay được (một lần duy nhất) sau đó đem về Công viên Văn hoá mang tên Gorky (ở Moscow) trưng bày
Chiếc thứ hai, không còn tiền nghiên cứu, đành phải vứt bỏ ở một nhà kho gần sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhtan)
Kích thước của Buran cũng tương tự kích thước tàu con thoi Mỹ




DSCF6942 by vu le quang, trên Flickr
Nó đây phải không cụ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đúng nó. Hôm chở nó đến công viên Gorky bằng đường sông em cũng ra xem. Nhà em thuê ở đối diện với công viên này qua bờ sông Moscow.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top