Cụ Ngao có thể làm bài viết về kỷ nguyên vũ trụ của Mỹ - Liên Xô những năm 1950 - 1960 không ạ? Em rất thích thời kỳ đó nhất là vụ tranh đua giữa thiên tài Von Brau và bậc thầy Korolev. Liên Xô dẫn dắt, vượt Mỹ trong thời kỳ có lẽ nhờ nhiều vào Korolev, con người có tầm nhìn và nghị lực phi thường vào thời đó. Sau khi ông mất, Liên Xô không còn đủ sức ganh đua với Mỹ.
Em có bài viết tổng hợp cuộc chạy đua Nga- Mỹ nhưng viết bằng tiếng Nga, tác giả không nhìn nhận vai trò Korolev, vì ngoài Korolev còn vài nhà thiết kế tên lửa cũng độc đáo lắm. Ở Liên Xô, chương trình không gian phụ thuộc vào giới lãnh đạo, mà những người này làm chính trị họ chỉ quan tâm đến lợi ích chính trị trước mắt. Thử nghiệm nhiều mà tên lửa nổ là họ không thích, dẹp luôn. Korolev thiết kế tên lửa ít nổ hơn, nên giành được cảm tình của Khrushev
Ông Hitler lẽ ra có bom nguyên tử từ đầu thế chiến 2 cơ. Những công trình nghiên cứu mà Hitler đặt ra là phải có tốc độ "mì ăn liền". Đồ án bom nguyên tử của Đức kéo dài quá, Hitler không chịu nổi nên cũng dẹp, thành ra những nhà khoa học Đức bơ vơ. Sau Thế chiến 2, họ được đưa về Mỹ , Liên Xô để làm bom nguyên tử. Tuy đi sau, nhưng Liên Xô thừa hưởng những kết quả nghiên cứu trước đây của Đức và quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô năm 1949 là hoàn toàn mang dấu vết người Đức. Những người Đức được tặng thưởng huân chương, Danh hiệu Anh hùng Liên Xô (tất nhiên dưới cái tên Nga)
Đến quả bom khinh khí (nhiệt hạch) thì người có công là ông Sakharov, trong vụ này công 50% người Nga +50% người Đức
Sau khi làm được bom nhiệt hạch thì Liên Xô đưa dần người Nga thay thế người Đức
Viết một bài mà quan điểm theo người viết thì em không muốn
Tiện đây cũng trao đổi với cụ về vai trò cá nhân trong khoa học: Von Brawn, hoặc Korolev cũng chỉ là người đại diện cho một tập thể. Để làm tên lửa và nhiều vấn đề khác không chỉ là một nhóm hoặc một tập thể đâu. Nhiều khi những "cây đa, cây đề" trong khoa học chính lại là những người cản trở những phát minh của con người
Em làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nên em rất hiểu điều này
Những tên lửa tin cậy của Nga như Proton, Energia... không phải tác giả Korolev đâu. Người Nga giữ bí mật nên mọi người chỉ nghĩ đến Korolev làm. Đó là công lao của những người làm việc Phòng thí nghiệm đặc biệt (Nga gọi là OKB)