Tôi không biết cụ lấy thông tin ở đâu, nhưng điều này là sai toét cả.hồi Chilê sập hầm mỏ Mỹ cũng đứng nhìn chứ có làm gì đâu, toàn máy móc phương tiện kỹ thuật của Nga và TQ giúp Chilê mới khoan đào bao lâu mới cứu đc mấy chục ông thợ
Nga và Trung quốc KHÔNG ĐÓNG MỘT VAI TRÒ GÌ TRONG VỤ GIẢI CỨU 33 THỢ MỎ CHILE. ĐÓ LÀ CÔNG SỨC TẬP THỂ CỦA CHILE, MỸ, ÚC, NAM PHI VÀ CANADA.
Diễn biến tóm tắt công cuộc giải cứu như sau:
- Ngay sau khi biết tin thợ mỏ mắc kẹt, Bộ trưởng khai mỏ và tài nguyên Chile đã liên lạc với NASA đề nghị giúp đỡ nhưng NASA lại ko có kinh nghiệm trong việc cấp cứu lòng đất, chỉ có thể gửi chuyên gia sinh tồn hướng dẫn các thợ mỏ cách sống sót.
- Chile đã đề ra 3 phương án giải cứu, dùng 3 máy khoan khác nhau.
- Phương án A: Máy khoan Strata 950 (xem ảnh cụ Ngao), là một phát triển của Úc, đang được một công ty Nam phi dùng khoan thăm dò cách đó hơn 100 km. Chính phủ Chile thuê của Nam phi, mang tới khoan cứu hộ.
- Phương án B: Dùng máy khoan di động T-130XD. Máy khoan này do công ty Schramm của Mỹ chế tạo, và là máy khoan duy nhất khoan đến chỗ các thợ mỏ mắc kẹt. Schramm đã gửi các chuyên gia kinh nghiệm nhất sang trực tiếp vận hành.
Khi máy khoan T-130 chọc đến chỗ các thợ mỏ thì máy khoan Strata 950 mới đạt 85% độ sâu và không khoan tiếp nữa.
- Máy khoan T-130 đã khoan 1 lỗ sâu 640m đường kính đầu lỗ 30cm trong vòng có 18 ngày, lỗ khoan sau đó được mở rộng lên 70cm để đặt đường ông cấp cứu.
- Đến đây NASA lại vào cuộc, cùng thiết kế đường ống cấp cứu với các chuyên gia Úc và Nam Phi.
- Khoang cấp cứu (rescue capsule) do một công ty Áo cung cấp, thực ra là phát triển một thiết kế của Đức từ năm 1955.
Cuối cùng, ngày 13/10/2010 tất cả 33 thợ mỏ được giải thoát.