[Funland] 11-1965 – trận Ia Drang

bitcoinvn

Xe hơi
Biển số
OF-348010
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
181
Động cơ
183,491 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Truyền thống chống giặc ngoại xâm đây chứ đâu? Bọn Mỹ khác j quân Nguyên Mông đâu. Rút quân là thua, mà ko thua rút quân làm gì.
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
862
Động cơ
355,310 Mã lực
Không sao cụ ạ, chiến tranh đã lùi xa bao nhiêu năm rồi. Dù bị bắt hay không, họ cũng đều là những người đáng kính. Các cụ ấy, ơn giời vẫn còn sống, thì xấp xỉ 80 tuổi rồi.
Em mà nhìn thấy ảnh người thân của mình, cũng chiến đấu ở khu vực núi Chư Pông, nhưng sau thời điểm trận này 3 năm, thì em còn mừng ở là khác.
Khu vực này là địa bàn chiến đấu của trung đoàn 33, 66 và 320. Cách đây gần tháng em có thấy trên kênh QPVN thông báo tìm được mộ của 7-8 người thuộc trung đoàn 320, chưa xác minh được tên.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Thởt hay nhưng bắt đầu có 1 số kẻ nhảy vào phá thối bỏ bóng đá người đả kích cá nhân
Đồng ý với cụ, may mà cụ Ngao bốt xong rồi họ mới nhảy vào, chứ sớm tí nữa thì lại mất công cụ Ngao :D
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Khu vực này là địa bàn chiến đấu của trung đoàn 33, 66 và 320. Cách đây gần tháng em có thấy trên kênh QPVN thông báo tìm được mộ của 7-8 người thuộc trung đoàn 320, chưa xác minh được tên.
Trung đoàn 66 hình như của tỉnh kontum chứ không phải bộ đội chủ lực phải không cụ?
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,301
Động cơ
74,743 Mã lực
E mắc bệnh hóng nên xin góp vui bằng link này bên quansu.net (các bài ảnh chụp của mod quangcan từ post #142 trở đi):

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2047.140

- kỵ binh bay là khái niệm mới của QDHK, & có lẽ chỉ có QDHK mới triển khai được khái niệm này, cho tới cả thời điểm hiện tại; cơ động xuất quỷ nhập thần nhất có thể, hay chơi bài đổ bộ sau lưng chặn đường rút của đối phương; nhưng lại có điểm yếu khi bãi đáp khi bị gài bẫy, tức bị dụ đến chiến trường do đối phương đón lõng trước
- Trận Ia Drang là trận đầu tiên giữa chủ lực BV (QDNDVN) và QDHK, và cũng trận đầu tiên ta đối đầu với kỵ binh bay và đã chiến thắng; lúc đó chưa nước nào trên thế giới (kể cả LX & TQ) có sự chuẩn bị về học thuyết quân sự để đối đầu với kỵ binh bay của QDHK để ta tham khảo cả.

Các cụ nhà mình quá siêu !!!
Cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin.
Như vậy trong cả tài liệu của cụ Ước - phía VN và cụ Uây - phía Mỹ (nhà cháu đã paste link trên kia) đều đề cập đến 1 tài liệu rất quan trọng là "báo cáo của McNamara sau trận Ia Drang" (báo cáo này có thể chỉ mới được giải mật và công bố trong những năm gần đây, bài của cụ Ước viết vào năm 2005, bài của cụ Uây đăng vào năm 2010). Nội dung báo cáo của McNamara là bi quan khi đưa ra 2 phương án:
- Phương án 1 là rút quân khỏi VN (chấp nhận thua ngay)
- Phương án 2 là tăng quân lên gấp đôi, chấp nhận mất mát nhiều hơn mà cũng chưa chắc chiến thắng.
Tinh thần bi quan này đến chỉ sau có 1 trận đánh thì chứng tỏ kết quả trận Ia Drang là tiêu cực với phía Mỹ.
Vì thế, nhìn nhận việc phía Mỹ tuyên bố "chiến thắng" trận này, ở ta vẫn có câu nói "nhìn zậy mà hổng phải zậy" hehe....:D
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,677
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Em gửi các cụ link bài viết của nhà báo Joseph L. Galloway (phiên dịch là Gan-lâu Uây như cụ Hà Tam :))) về trận chiến Ia Drang.
http://www.historynet.com/ia-drang-where-battlefield-losses-convinced-ho-giap-and-mcnamara-the-u-s-could-never-win.htm
Trước tiên để tóm tắt về cụ phóng viên này thì: Cụ Uây là phóng viên chiến trường tại trận Ia Drang, rất nhiều ảnh của cụ Ngao post ở đây là ảnh chụp của cụ này. Sau đó cụ Uây tham gia viết quyển sách "We were soldiers One and Young" rồi bị đám Hollywood lấy ra và bịa thêm thành phim. Cụ này cũng đã được thưởng huân chương Sao đồng vì thành tích cứu lính Mỹ tại trận Ia Drang. Nói qua về thân thế cụ Uây để thấy rằng quan điểm của cụ ý khá là khách quan.

Bài này cũng tương đối dài nên em tóm tắt lại một số ý chính bổ sung cho bài viết của cụ Ngao để các cụ tiện theo dõi:
Nhan đề của bài viết là "Ia Drang – The Battle That Convinced Ho Chi Minh He Could Win" - em xin tạm dịch là: "Ia Drang - Trận chiến đã thuyết phục rằng Ho Chi Minh, ông ta có thể thắng". Đại ý nói rằng, qua trận Ia Drang thì đã biết được bên thắng - bên thua trong cả cuộc chiến rồi. Do đó trận này có ý nghĩa rất to lớn của nó.
Có lẽ dịch đúng là: Trận Ia Drang đã thuyết phục Hochiminh rằng ông có thể thắng (trong cuộc chiến trực tiếp với quân đội Mỹ).
Khi lục quân Mỹ vào miền Nam, chỉ huy quân giải phóng rất lo lắng trước đối tượng tác chiến mới với ưu thế vượt trội về hỏa lực và cơ động. Nhưng sau trận này thì họ có thể tự tin rằng sẽ đánh bại sự can thiệp của quân đội Mỹ.
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Hehe, phim tuyên truyền thôi cụ.
Có câu "Một nửa bánh mỳ là bánh mỳ nhưng một nửa sự thật không là sự thật" nhưng mấy thím Mẽo lại không như thế.

Trận này rõ ràng là có 2 phần, 1 phần là chiến đấu tại LZ XRay, 1 phần là tại LZ Albany nhưng người Mỹ chỉ kể một nửa sự thật là cuộc đụng độ tại LZ XRay. Tại đây thì tiểu đoàn 1 của thím More may mắn được trực thăng bốc đi chứ tại LZ Albany thì tiểu đoàn 2 lại ko được may mắn như thế khi mất hoàn toàn trận địa thậm chí không kịp cứu thương binh hay lấy xác tử sĩ.
Phim này còn bốc phét ở đoạn thím More vác quân đi càn quét sở chỉ huy của quân VN nữa. Nó tạo ra cảm giác là 1 tiểu đoàn của Mẽo thịt hết toàn bộ 3 trung đoàn quân VN. Vậy thì phía VN lấy đâu ra quân để diệt quân Mẽo ở LZ Albany nữa hehe...
Nói chung bọn Mẽo cũng bựa, thím nào may mắn sống sót thì tung hô lên anh hùng, thím nào chẳng may tèo thì chẳng ai nhớ đến cả.
Bên nào tham chiến cũng thế thôi mà cụ! Tuyền truyền oánh bóng mình lên!!!
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,677
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Trung đoàn 66 hình như của tỉnh kontum chứ không phải bộ đội chủ lực phải không cụ?
Trung đoàn 66 (Ký Con) thành lập từ năm 1947 trong đội hình sư đoàn 304. Khi chiến dịch Playme mở màn thì E66 còn đang trên đường hành quân từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường Tây nguyên. Trận Ia Drang nổ ra khi E66 vừa đặt chân đến Tây nguyên chưa kịp chuẩn bị chiến trường (gần giống tao ngộ chiến). Thậm chí khi quân Mỹ đổ bộ xuống Xray thì cán bộ từ tiểu đoàn trưởng trở lên của E66 đều không có mặt tại đơn vị vì đi họp phổ biến nhiệm vụ trên sở chỉ huy mặt trận.
Trong chiến dịch HCM, những chiến sỹ E66 cũng là những người lính đầu tiên trong đội hình thọc sâu của binh đoàn Hương Giang tiến vào dinh Độc Lập.
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,235
Động cơ
529,091 Mã lực
E mắc bệnh hóng nên xin góp vui bằng link này bên quansu.net (các bài ảnh chụp của mod quangcan từ post #142 trở đi):

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2047.140

- kỵ binh bay là khái niệm mới của QDHK, & có lẽ chỉ có QDHK mới triển khai được khái niệm này, cho tới cả thời điểm hiện tại; cơ động xuất quỷ nhập thần nhất có thể, hay chơi bài đổ bộ sau lưng chặn đường rút của đối phương; nhưng lại có điểm yếu khi bãi đáp khi bị gài bẫy, tức bị dụ đến chiến trường do đối phương đón lõng trước
- Trận Ia Drang là trận đầu tiên giữa chủ lực BV (QDNDVN) và QDHK, và cũng trận đầu tiên ta đối đầu với kỵ binh bay và đã chiến thắng; lúc đó chưa nước nào trên thế giới (kể cả LX & TQ) có sự chuẩn bị về học thuyết quân sự để đối đầu với kỵ binh bay của QDHK để ta tham khảo cả.

Các cụ nhà mình quá siêu !!!
Thời chống Mỹ, các cụ nhà mình rất giỏi cài thế, nghi binh, lừa địch.
Giờ trực thăng vận mà bị đón lõng bằng tên lửa vác vai cũng thốn nhể
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
E mắc bệnh hóng nên xin góp vui bằng link này bên quansu.net (các bài ảnh chụp của mod quangcan từ post #142 trở đi):

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2047.140

- kỵ binh bay là khái niệm mới của QDHK, & có lẽ chỉ có QDHK mới triển khai được khái niệm này, cho tới cả thời điểm hiện tại; cơ động xuất quỷ nhập thần nhất có thể, hay chơi bài đổ bộ sau lưng chặn đường rút của đối phương; nhưng lại có điểm yếu khi bãi đáp khi bị gài bẫy, tức bị dụ đến chiến trường do đối phương đón lõng trước
- Trận Ia Drang là trận đầu tiên giữa chủ lực BV (QDNDVN) và QDHK, và cũng trận đầu tiên ta đối đầu với kỵ binh bay và đã chiến thắng; lúc đó chưa nước nào trên thế giới (kể cả LX & TQ) có sự chuẩn bị về học thuyết quân sự để đối đầu với kỵ binh bay của QDHK để ta tham khảo cả.

Các cụ nhà mình quá siêu !!!
Dù xương máu đổ quá nhiều cho cái lí tưởng tuyên truyền ngày đó! Nhưng nó là lịch sử & bên kia họ cho dù phát triển hơn nhiều nhưng ko phải ko có sai lầm!
Còn câu kết của cụ chủ e nghĩ ko thể chỉnh đc, vì nó chính là sự thật lịch sử!
 

Hổ vồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451936
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,046
Động cơ
216,920 Mã lực
Tuổi
51
Tỷ lệ VN-Mỹ suốt cuộc chiến là 1tr-50K, tức là 40-1. Trận này đạt tỷ lệ 10-1 coi như là thắng lớn rồi.
Bợn nói vậy khác gì bảo cả triệu quân lực VNCH oai hùng chỉ là lũ ngoẹo, ngồi núp ở nhà sáng tác nhạc bolero và xem quân Mỹ táng nhau với VC?. ;))
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,745
Động cơ
524,992 Mã lực
Chuẩn: 67 tuổi +23 ngày
Em học xong lớp 12 (10 cũ) lúc 16,5 tuổi
Cụ Ngao hơn nhà em 5 tuổi. Em cũng học xong lớp 10 quãng chừng đó. Bận cùng lớp có mấy thằng sinh sớm tháng, sau vào Quảng Trị 1972 cả. Chúng nó đều là thương binh, may không thằng nào dính. Sau này mới có thằng chết lãng xẹt khi liều mình "làm kinh tế".

Trả lại thớt cho cụ sau khi viết cố một câu: sau này, đầu 198x, em là xạ thủ 2 đại đội 12 ly 7 của chính E66 mang tên Pleime đó, nên đọc các trang của cụ viết rất hào hứng!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Truyền thống chống giặc ngoại xâm đây chứ đâu? Bọn Mỹ khác j quân Nguyên Mông đâu. Rút quân là thua, mà ko thua rút quân làm gì.
Đâu mà.
Ta rút quân được là thắng rồi nha \:D/\:D/\:D/
Cố bám lại để bị tiêu diệt mới là thua :D
Rõ là địch thua thì mới phải trả mình cả đống tù binh phi công bị giam từ năm 6 mấy mờ :D
Địch mờ không thua thì nó đem đám phi công kia ra giết quách chứ tha gì :D :D :D
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Bợn nói vậy khác gì bảo cả triệu quân lực VNCH oai hùng chỉ là lũ ngoẹo, ngồi núp ở nhà sáng tác nhạc bolero và xem quân Mỹ táng nhau với VC?. ;))
Cụ nhầm.
Sau 73, đám mà cụ gọi là ngoẹo kia oánh lại vi xi cũng hơi bị ác đấy.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Cụ nhầm.
Sau 73, đám mà cụ gọi là ngoẹo kia oánh lại vi xi cũng hơi bị ác đấy.
Cũng vì vậy mà mấy ảnh nhanh cạn vốn phỏng cụ, không được buff thêm hàng nên không hồi được máu

Các cụ cho cháu hỏi ngu tí, cái sự tích 2 bên tẩn nhau thật lực ở Cửa Việt đợi Hiệp định Pari có hiệu lực đó, nghe nói đúng giờ G ai ở đâu ngồi nguyên đó mà ngừng bắn, thế rồi cái cảnh trộn trấu đó về sau nó ra làm sao? cũng phải có 1 bên bỏ đi chứ ai lại ngồi cạnh nhau thế mà ngừng bắn rồi bắn tiếp???
 

uman

Xe tăng
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,745
Động cơ
524,992 Mã lực
Trung đoàn 66 hình như của tỉnh kontum chứ không phải bộ đội chủ lực phải không cụ?
E66 là 1 trong 3 trung đoàn của sư đoàn 10, quân đoàn 3. Chính vì những trận chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên này là sư 10 được mang danh "sư đoàn sơn cước". Quân đoàn 3 cũng là một đơn vị lớn có vai trò quan trọng trong cuộc chiến đánh sập bọn Pol Pot.
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Ham vui e post thêm 1 bài nữa rồi thôi ạ :D (có 1 chút chỉnh sửa lại cho dễ đọc).
---


Số phận “Kỵ binh bay” QĐHK trong Chiến tranh VN

VietTimes - Chiến tranh Việt Nam được coi là cuộc chiến trực thăng. Bỏ qua những tổn thất trên chiến trường, quân đội Mỹ đã phát triển từ việc sử dụng các phân đội trực thăng phối thuộc cấp cơ sở như các trung đội, đại đội lên đên đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược – sư đoàn trực thăng.

( Link: http://viettimes.net.vn/gay-han-viet-nam-ke-dich-nen-nhin-so-phan-ky-binh-bay-my-72423.html )

1.Lịch sử sư đoàn kỵ binh bay số 1 QĐHK

Trung tướng Hamilton H. Howze là tác giả chính của ý tưởng tổ chức một đơn vị trực thăng cấp chiến dịch – chiến thuật, có ý nghĩa tương tự như một lữ đoàn Lính thủy đánh bộ hoặc một sư đoàn bộ binh theo quân số, biên chế vũ khí trang bị và mục đích, yêu cầu nhiệm vụ.

Ngay từ năm 1962, tướng Howze đưa ra đề xuất khái niệm về một sư đoàn cơ động mà thay vào các xe thiết giáp, xe vận tải bánh hơi cơ động là những máy bay trực thăng. Ông đã trình bày ý tưởng này với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Giữa tháng 2.1963 bắt đầu hình thành cơ cấu tổ chức và biên chế của sư đoàn tác chiến đường không số 11, sư đoàn tiếp nhận vào biên chế phối thuộc với lữ đoàn không vận số 101.

Biên chế của sư đoàn trực thăng tấn công bao gồm có 15 954 quân nhân, 459 máy bay trực thăng và máy bay cánh cứng. Trong biên chế của không đoàn "kỵ binh bay" độc lập có 38 máy bay trực thăng tấn công hỏa lực UH-1B (bao gồm cả 4 chiếc trực thăng được trang bị tên lửa chống tăng SS.11) 18 trực thăng vận tải UH-1D. Trong biên chế của lực lượng pháo binh – tên lửa sư đoàn có một tiểu đoàn trực thăng mang rockets không điều khiển theo biên chế là 39 máy bay trực thăng UH-1B, trang bị rockets.

Các phân đội cơ sở theo biên chế, bắt đầu từ cấp đại đội và khẩu đội, đều được trang bị 2 chiếc trực thăng UH-1 "Iroquois". Đây là phương tiện cơ động di chuyển của các sĩ quan. Để thực hiện các hoạt động sâu trong hậu phương chiến trường, sư đoàn có một đại đội “trinh thám” (Squadron -Reconnaissance). Đại đội biệt kích trinh thám được trang bị 6 máy bay trực thăng UH-1B.

Lực lượng tấn công chủ lực của sư đoàn là 3 tiểu đoàn trực thăng tấn công, mỗi tiểu đoàn có 12 trực thăng hỏa lực đi cùng UH-1B và 60 trực thăng vận tải UH-1D. Đặc điểm khác biệt với các phi đội “kỵ binh bay” độc lập là các máy bay trực thăng hỏa lực UH-1B của các tiểu đoàn tấn công chủ lực chỉ được trang bị súng máy, có nhiệm vụ đi cùng bảo vệ các máy bay trực thăng vận tải và làm nhiệm vụ dọn bãi đổ quân lần cuối cùng. Biên chế các phương tiện tác chiến cơ bản của sư đoàn gồm có 137 máy bay tấn công UH-1B và 138 trực thăng vận tải UH-1D.

Sư đoàn tấn công chủ lực đường không được tổ chức như một mẫu thử nghiệm của lực lượng phản ứng nhanh hiện đại ngày nay. Lực lượng của sư đoàn có nhiệm vụ trong thời gian ngắn kỷ lục phải triển khai được các hoạt động tác chiến ở bất cứ điểm nóng nào trên thế giới – từ Alaska đến Tây Âu. Lữ đoàn không vận số 101 có nhiệm vụ vận tải, trang bị chủ chốt của lữ đoàn là máy bay vận tải hạng nặng CH-47 "Chinook", UH-1 Iroquois đóng vai trò thứ cấp. Nhưng trong sư đoàn tấn công đường không, UH-1 Iroquois đóng vai trò phương tiện tác chiến chủ lực.

Quá trình huấn luyện các hoạt động chiến thuật của các phân đội bộ binh cơ động đường không được tiến hành ở cấp tiểu đoàn. Mọi hoạt động huấn luyện diễn ra vào mùa thu năm 1963 trên thao trường Stuart. Đầu năm 1965, tiến trình tổ chức biên chế sư đoàn tạm dừng nhưng sau đó được phục hồi. Sư đoàn được đổi tên thành Sư đoàn kỵ binh bay số 1(1st Cavalry Division) nhưng cơ cấu biên chế tổ chức vẫn giữ nguyên.

2.Trận Ia - Drang và sự phá sản của trực thăng vận ở chiến tranh VN

Những đơn vị đầu tiên của sư đoàn Kỵ binh bay số 1 có mặt tại Việt Nam ngày 28.08.1965. Toàn bộ sư đoàn cơ động sang Việt Nam vào giữa tháng 9. Lực lượng Kỵ binh bay tham chiến lần đầu tiên trên vùng núi rừng Tây Nguyên, đóng vai trò lực lượng tác chiến chủ lực trong các trận đánh ở khu vực Plei Me. Nhiệm vụ then chốt được đặt ra là giành quyền kiểm soát và ngăn chặn lực lượng Quân giải phóng rút lui từ Plei Me về phía biên giới Campuchia.

Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Mỹ trực tiếp đối mặt với các đơn vị quân đội chính quy từ miền Bắc vào chiến trường B. Chiến dịch Plei Me, phía Mỹ gọi là chiến dịch Lưỡi lê bạc - Silver Bayonet diễn ra vô cùng ác liệt, với tổn thất nặng nề về binh lực của cả hai bên. Cũng trong chiến dịch này, quân đội Mỹ ngoài lực lượng sư đoàn Kỵ binh bay số 1 đã phải điều động một số lượng lớn máy bay chiến đấu tham chiến, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược B-52.

Từ ngày 23.10 đến ngày 25.11, trong chiến dịch Plei Me các máy bay trực thăng chiến đấu của sư đoàn Kỵ binh bay số 1 đã tiến hành hơn 54 000 lần xuất kích, theo thông tin từ phía Mỹ, 59 máy bay trực thăng bị bắn trọng thương bằng hỏa lực súng máy phòng không mặt đất – 12,7 mm hỏa khí đi cùng, 13 chiếc máy bay bị bắn rơi. Một phần lớn các máy bay bị rơi hoặc buộc phải hạ cánh khẩn cấp không thể cứu hộ và vận chuyển về hậu phương do hỏa lực của Quân giải phóng quá dữ dội. Nếu tính vào thời điểm này, lực lượng vũ trang Việt Nam chưa được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không Strela, con số bị bắn hạ thực sự đáng kinh ngạc. Một số máy bay trực thăng bị phá hủy do trúng đạn súng cối trên mặt đất, hai chiếc UH-1 va vào nhau trong không trung bị phá hủy khiến phi hành đoàn 8 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Theo sơ đồ chiến thuật ban đầu, trong các cuộc đổ bộ đường không của lực lượng Kỵ binh bay, cứ 5 máy bay trực thăng vận tải có một máy bay yểm trợ hỏa lực, nhưng cuộc chiến ác liệt trên chiến trường Miền Nam đã làm thay đổi sơ đồ tác chiến, cứ 3 máy bay trực thăng UH-1D vận tải có một chiếc UH-1B hỏa lực đi cùng.

Một ưu điểm chiến thuật của lực lượng Kỵ binh bay Mỹ là khả năng tấn công đổ bộ nhanh chóng, bất ngờ của các phân đội trực thăng tấn công chủ lực. Nhưng phi đội UH-1 có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực tác chiến, triển khai lực lượng nhanh chóng và có thể chiến đấu ngay. Trong các trận đánh, UH-1B có ưu thế hơn hẳn các loại xe tăng, thiết giáp khác ở khả năng khó bị tiêu diệt bằng các loại vũ khí mặt đất có uy lực lớn của chiến tranh du kích như bom, mìn hoặc súng chống tăng B-40. Hơn thế nữa, UH-1B có khả năng tấn công hỏa lực từ mọi hướng trên không và cơ động nhanh chóng khỏi vùng hỏa lực của vũ khí bắn thẳng bao gồm cả súng phòng không 12,7 mm.

Để chiến đấu hiệu quả chống lại các cuộc đổ bộ đường không của Kỵ binh bay, Quân giải phóng thường sử dụng chiến thuật “dụ địch mà đánh, tìm địch mà diệt”. Chiến thuật này được hiểu là tìm kiếm các đơn vị lính Mỹ hoặc quân Sài Gòn, tiến hành trận đánh tấn công mạnh buộc địch phải gọi lực lượng Trực thăng vận tiến hành các hoạt động đổ bộ tiếp viện. Khi các máy bay trực thăng đến khu vực đổ bộ và bắt đầu thực hiện hoạt động đổ quân, lực lượng hỏa khí đi cùng (B-40, DKZ, súng cối) bắn dữ dội vào lực lượng trực thăng đổ bộ, đồng thời sử dụng súng phòng không 12,7 tấn công các máy bay yểm trợ hỏa lực UH-1B. Những trận đánh như vậy nếu thành công thường có khả năng tiêu diệt ít nhất là 1 máy bay đang đổ quân hoặc tiêu diệt hoàn toàn nhóm bộ binh Mỹ đã ở trên mặt đất nếu các máy bay vận tải tháo chạy kịp thời.

Ngoài ra, các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích cũng dấy lên phong trào tìm diệt trực thăng Mỹ. Có rất nhiều những phương pháp, cánh đánh sáng tạo đã được quân và dân Miền Nam Việt Nam sử dụng để đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận”, từ việc sử dụng súng trường, súng bắn tỉa tấn công vào các điểm yếu của máy bay đến các trận phục kích trên đường bay, thời điểm cất hạ cánh, các loại bẫy mìn, bẫy thô sơ khác nhau đã gây tổn thất không nhỏ cho các phương tiện tác chiến hiện đại này.

Chiến tranh Việt Nam không phải là cuộc dạo chơi thú vị trên bầu trời vùng nhiệt đới. Kinh nghiệm khai thác sử dụng trực thăng ở Việt Nam đã làm rõ nhiều nhược điểm của UH-1 Huey. Do tốc độ bay thấp, các máy bay vận tải UH-1B rất dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại hỏa khí đi cùng như súng phòng không 12,7 mm. Ngoài ra, các máy bay vận tải thường không theo kịp các máy bay yểm trợ hỏa lực UH-1D. Phần đuôi máy bay dễ bị gẫy vỡ trong tình huống hạ cánh khẩn cấp dưới làn mưa hỏa lực của Quân giải phóng, ngoài ra cũng dễ bị tổn thương khi va quệt vào các vật cản bất ngờ như cành cây, dây rợ khi bay ở độ cao thấp.

Động cơ của trực thăng UH-1D chỉ đủ để mang theo 7 binh sĩ được trang bị đầy đủ thay vì 9 binh sĩ và chịu tải rất nặng khi phải chở đến 12 người. Mùa hè, khi nhiệt độ cao, UH-1D chỉ chở được khoảng 5 binh sĩ. Công suất động cơ thấp dẫn đến các máy bay trực thăng vận tải không được lắp giáp chống đạn bắn thẳng, điều đó khiến cho nó dễ dàng bị tổn thương ngay cả với hỏa lực của vũ khí bộ binh như AK-47.

Trong tình huống phức tạp, tác chiến trong khu vực rừng núi, phi công thường chở vượt tải theo nguyên tắc “cứ lên khi còn chỗ”. Tình huống này dẫn đến các sự cố máy bay tròng trành khi gặp gió mạnh hoặc phi công cơ động gấp khi hỏa lực bắn tới, kết quả là động cơ quá tải và chết cứng, máy bay quay lộn, rơi và bốc cháy. Những trường hợp như vậy toàn bộ phi hành đoàn và hành khách thiệt mạng.

Ngoài ra, rất nhiều tình huống tổn thất khi có những vụ nổ gần hoặc tiếng súng bất ngờ khiến phi công, trong điều kiện tác chiến căng thẳng đã giật mình, kéo mạnh cần lái khi máy bay đang cất cánh hoặc ở độ cao thấp trong địa hình rừng núi, đồng bằng nhiệt đới rừng thưa hoặc nhà cửa, cột điện, cây cối. Máy bay thay đổi trạng thái đột ngột, cánh quạt va chạm vào những vật cản. chướng ngại vật khiến trực thăng va chạm mạnh với mặt đất và bị phá hủy.

Trong 11 năm chiến tranh Việt Nam, trực thăng Mỹ đã tiến hành 36 triệu lần xuất kích, thực hiện 13,5 triệu giờ bay. Hỏa lực mặt đất đã bắn hạ 3.500 chiếc trực thăng (rơi hoặc hạ cánh khẩn cấp), thực tế đây là một tỷ lệ không nhỏ trong cuộc chiến với một lực lượng mà hỏa lực phòng không bị giới hạn nhiều – chỉ có đến súng máy phòng không 12,7 mm. Các tổ hợp súng phòng không như 14,5 mm và pháo 37 mm chỉ xuất hiện vào cuối cuộc chiến tranh. Sự xuất hiện tên lửa phòng không vác vai A-72 (Strela -2) vào cuối năm 1972 làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường, các trực thăng của quân Sài Gòn không còn dám bay vào chiến tuyến của Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam nữa.

3.Trực thăng Lính thủy đánh bộ Mỹ

Khởi đầu cuộc chiến, quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ không sử dụng trong biên chế trực thăng chiến đấu. Các máy bay trực thăng được sử dụng cho sứ mệnh tìm kiếm – cứu nạn. Nhưng ở Việt Nam, chiến thuật tìm kiếm cứu nạn cũng cần các máy bay vũ trang. Những chiếc UH-1 Iroquois của Lính thủy đánh bộ Mỹ thực hiện các nhiệm vụ đầu tiên ở Việt Nam không phải là tìm kiếm cứu hộ, UH-1E được sử dụng như trực thăng chiến đấu (vận tải đổ quân và yểm trợ hỏa lực).

Các trực thăng UH-1E được lắp đặt thêm 4 súng máy М-60 và các thùng phóng hỏa tiễn (rocket – launcher XM – 157). Khác hơn so với hệ thống của quân đội Mỹ (trực thăng bộ binh) là hệ thống ХМ-6, trên các máy bay UH-1E Lính thủy đánh bộ Mỹ lắp các tổ hợp ТК-2 súng máy được lắp cứng trên giá súng. Năm 1967 các máy bay trực thăng của Lính thủy đánh bộ Mỹ được gắn bộ giá súng ТАТ-101 với 2 súng máy М-60.

Phi đội trưc thăng hỗn hợp Lính thủy đánh bộ Mỹ bao gồm có máy bay cường kích chiến trường A-4 Skyhawk, trực thăng vũ trang UH-1 E, trực thăng vận tải UH-34 và máy bay trinh sát – chỉ thị mục tiêu Cessna O-1 Bird Dog.

Thông thường, để “làm sạch” khu vực đổ quân, cùng với máy bay cường kích chiến trường A-4 Skyhawk thường có sự tham gia của máy bay F-4 Phantom. Lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng trực thăng chiến đấu rất mạnh, nhưng số lượng không lớn như Bộ binh Mỹ. Đến mùa xuận năm 1967 chỉ có 2 không đoàn trực thăng vận UH-1E. Vụ tổn thất nặng nề nhất về trực thăng của Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Việt Nam là trận pháo kích của Quân giải phóng vào căn cứ sân bay Chu Lai, phá hủy khoảng 17 trực thăng 17 UH-1E.

Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 và chiến thuật "Trực thăng vận" không giúp Mỹ giành được chiến thắng trên chiến trường Việt Nam trước sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân và dân Miền Nam Việt Nam, nhưng đã hình thành một mô hình lực lượng mới trong chiến tranh hiện đại, mô hình lực lượng Phản ứng nhanh. Đây cũng là kinh nghiệm lớn trong công tác sử dụng binh khí trang thiết bị kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại ngày nay.

Việt Nam cũng gặt hái được nhiều kinh nghiệm xương máu quý giá trong việc chống địch đổ bộ, tập kích đường không. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình khu vực phức tạp, mặc dù hiện nay chưa có nước nào đạt đến tiềm lực quân sự, trình độ tác chiến đổ bộ đường không và sở hữu lực lượng trực thăng hùng hậu cỡ như Mỹ trước đây, các cuộc diễn tập phòng thủ khu vực, tiêu diệt lực lượng địch đổ bộ đường không vẫn thường xuyên được trui rèn.

(TTB)
./.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top