- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,222
- Động cơ
- 1,131,913 Mã lực
Bia Chiến thắng Pleime ở thôn Đoàn Kết, xã Ia Ga, huyện Chư Pông, tỉnh Gia Lai
Ngày này cách đây đúng 51 năm, trận gió chiến lớn đầu tiên giữa chủ lực Bắc Việt Nam và Sư đoàn Không vận 1 xảy ra tại thung lũng Ia Drang, dưới chân núi đá Chư Pông thuộc tỉnh Gia Lai
Vào thời gian đó báo chí Bắc Việt Nam đưa tin "Chiến thắng Pleime", trận bao vây Trại Lực lượng Đặc biệt Pleime là tâm điểm của cuộc chiến
Lúc đó em còn trẻ, học lớp 12 (hồi ấy gọi là 10), sơ tán ở thôn Bắc Tạ, làng Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Hồi đó thông tin cực kỳ mù tịt, cả làng chỉ có một cái đài ga-len tự chế. Ga len là hợp kim chì, có tính bán dẫn, làm ra "radio tự tạo", ăng ten treo cao trên ngọn tre 6-7 mét, nghe tiếng được tiếng không.
Theo chỉ thị của Đoàn Thanh niên, tối tối, trong tổ học tập chia một nhóm 3 người, trèo lên cây cao, qua loa sắt, đọc to tin chiến thắng cho nhân dân trong xóm nghe được. Nhà chủ em trọ, có cây ME cao vút, nằm giữa xóm, thế là trở thành trung tâm phát tin. Em nhớ rất rõ, chính em phải bắc thang, vịn khẽ vào cành cây treo đèn bão, đọc tin "chiến thắng Plei Me". Đúng là sự trùng hợp
Lúc đó em cũng chẳng hiểu Plei Me ở đâu, rồi lớn lên cũng chỉ nghe mang máng, và chỉ biết thêm hơn một chút về sự kiện này vài năm trước đây
Trận bao vây tấn công Trại Pleime chỉ diễn ra hơn một tuần, và kết thúc sau khi bộ đội Bắc Việt Nam rút đi để chuẩn bị một đợt tấn công mới
Địa điểm diễn ra hai trận Trận Ia Drang và Trận bao vây tấn công Trại Pleime cách nhau tới 25 km
Trận giao chiến Ia Drang: gồm hai trận giao chiến ở LZ Xray và LZ Albany. Truyền thông Mỹ thông tin nhiều về trận LZ Xray, mà ít nói về trận tiếp theo ở LZ Albany, đẫm máu chẳng kém, thậm chí có phần hơn
LZ: Landing Zone – là bãi đáp trực thăng (hoặc máy bay), cũng có thể là một trận địa pháo, dù trận địa pháo có tên là FSB (Căn cứ hoả lực)
Ngày này cách đây đúng 51 năm, trận gió chiến lớn đầu tiên giữa chủ lực Bắc Việt Nam và Sư đoàn Không vận 1 xảy ra tại thung lũng Ia Drang, dưới chân núi đá Chư Pông thuộc tỉnh Gia Lai
Vào thời gian đó báo chí Bắc Việt Nam đưa tin "Chiến thắng Pleime", trận bao vây Trại Lực lượng Đặc biệt Pleime là tâm điểm của cuộc chiến
Lúc đó em còn trẻ, học lớp 12 (hồi ấy gọi là 10), sơ tán ở thôn Bắc Tạ, làng Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Hồi đó thông tin cực kỳ mù tịt, cả làng chỉ có một cái đài ga-len tự chế. Ga len là hợp kim chì, có tính bán dẫn, làm ra "radio tự tạo", ăng ten treo cao trên ngọn tre 6-7 mét, nghe tiếng được tiếng không.
Theo chỉ thị của Đoàn Thanh niên, tối tối, trong tổ học tập chia một nhóm 3 người, trèo lên cây cao, qua loa sắt, đọc to tin chiến thắng cho nhân dân trong xóm nghe được. Nhà chủ em trọ, có cây ME cao vút, nằm giữa xóm, thế là trở thành trung tâm phát tin. Em nhớ rất rõ, chính em phải bắc thang, vịn khẽ vào cành cây treo đèn bão, đọc tin "chiến thắng Plei Me". Đúng là sự trùng hợp
Lúc đó em cũng chẳng hiểu Plei Me ở đâu, rồi lớn lên cũng chỉ nghe mang máng, và chỉ biết thêm hơn một chút về sự kiện này vài năm trước đây
Trận bao vây tấn công Trại Pleime chỉ diễn ra hơn một tuần, và kết thúc sau khi bộ đội Bắc Việt Nam rút đi để chuẩn bị một đợt tấn công mới
Địa điểm diễn ra hai trận Trận Ia Drang và Trận bao vây tấn công Trại Pleime cách nhau tới 25 km
Trận giao chiến Ia Drang: gồm hai trận giao chiến ở LZ Xray và LZ Albany. Truyền thông Mỹ thông tin nhiều về trận LZ Xray, mà ít nói về trận tiếp theo ở LZ Albany, đẫm máu chẳng kém, thậm chí có phần hơn
LZ: Landing Zone – là bãi đáp trực thăng (hoặc máy bay), cũng có thể là một trận địa pháo, dù trận địa pháo có tên là FSB (Căn cứ hoả lực)