- Biển số
- OF-400471
- Ngày cấp bằng
- 9/1/16
- Số km
- 151
- Động cơ
- 231,956 Mã lực
chủ đề hay quá, vodka cụ chủ!
Chính những thiên -tài này đã làm thay đổi thế giới với những khám phá, phát minh,sáng chế.tấm hình này em ấn tượng nhất. toàn bô lão cả.
mà em đọc sơ sơ họ mấy ông này thấy có phải 1 nửa là họ Đức ợ...
Không có mấy anh Nga ngỗ ngão nhỉTấm hình chụp các nhà khoa học lỗi lạc tại hội nghị Solvay (1927)
Có clip về cái này hay cụ nào xem nhé.Thảm họa Hindenburg (1937)
Nhìn cái này với VN 2016 thì đúng là chỉ giỏi nói phét.Chicago (1936)
Nói phét cũng phải có năng khiếu đấy cụ ạ. Không phải ai muốn nói là được đâu.Nhìn cái này với VN 2016 thì đúng là chỉ giỏi nói phét.
Vái này giờ mà còn thì thu tiền phạt cũng được kha khá các cụ nhỉĐo chiều dài đồ tắm. Em nào mặc đồ ngắn quá sẽ bị phạt (1920s)
Ấn tượng với tấm này, chất xám quá nhiều cho cả thế giới ứng dụng để phát triểnTấm hình chụp các nhà khoa học lỗi lạc tại hội nghị Solvay (1927)
Hội nghị Solvay lần thứ 5, đã trở thành sự kiện không thể nào quên khi tập trung một lượng chất xám to bự khó ai tưởng tượng nổi. Và dĩ nhiên, tấm hình chộp lại những gương mặt sừng sỏ trong làng khoa học tham gia đợt này được mệnh danh là bức ảnh thông minh đệ nhất kim cổ. Bạn có thể nhận ra những cái tên mà đến con nít cũng thuộc làu làu như Marie Curie, Albert Einstein, Erwin Schrödinger,… Nào hãy cùng điểm qua những con người có chỉ số IQ siêu khủng.
Như chúng ta đã biết, Solvay là hội nghị chuyên về lĩnh vực vật lý và hóa học. Kỳ đầu tiên được tổ chức vào năm 1911, khi ấy những nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực vật lý quyết định tổ chức cuộc họp mặt mang tầm cỡ quốc tế xoay quanh các vấn đề liên quan đến bức xạ và lượng tử. Và rồi sau đó, người ta lôi cả lĩnh vực hóa học vào.
Vào năm 1927, các nhà khoa học tụ tập tại Bruxelles (Bỉ) để bàn luận về electron và photon. Lần này, cả thể giới phải ngã ngửa trước danh sách tham dự bởi những cái tên sừng sỏ. Bức ảnh lưu niệm hội nghị Solvay 1927 cũng theo đó mà trở thành một trong những tác phẩm có giá trị nhất lịch sử nhân loại.
Chúng ta cùng điểm mặt vài nhân vật có tiếng tăm nhất nhé!
1) Auguste Piccard (hàng đứng, vị trí 1, tính từ trái qua phải)
Ông là tía đẻ của chiếc tàu lặn bathyscaphe mà ra đời vào năm 1948. Đây là loại đầu tiên cho phép con người rúc xuống đáy biển mà không cần mớ cáp lằng nhằng.
2) Émile Henriot (hàng đứng, vị trí 2, tính từ trái qua phải)
Với bộ óc siêu việt, Émile Henriot là nhân vật tiên phong về kính hiển vi điện tử, đồng thời là người phát hiện phóng xạ tự nhiên của Kali và Rubidium.
3) Paul Ehrenfest (hàng đứng, vị trí 3, tính từ trái qua phải)
Paul Ehrenfest, kẻ dành thứ tình yêu nồng nàn cho toán học và vật lý, một trong những nhà khoa học tiên phong về lý thuyết lượng tử. Không những vậy, nhà vật lý học thiên tài này còn được biết đến thông qua định lý Ehrenfest thần thánh.
4) Edouard Herzen (hàng đứng, vị trí thứ 4, tính từ trái qua phải)
Cùng với Marie Curie và Albert Einstein, ông là một trong 7 bộ óc tài năng đã tham dự cả 2 kỳ hội nghị 1911 và 1927. Nhân vật tầm cỡ này đã có đóng góp rất lớn trong tiến trình phát triển của lĩnh vực hóa học và vật lý ở thế kỷ 20.
5) Théophile de Donder (hàng đứng, vị trí 5, tính từ trái qua phải)
Ông là người đặt nền tảng cho nhiệt động học và có công lớn trong việc phát triển vật lý hiện đại ở Bỉ. Dưới sự dẫn dắt của ông, cậu học trò Iiya Prigogine đã hoàn thành luận án tiến sĩ, tiếp tục phát triển các nghiên cứu của thầy, trở thành nhân vật lừng lẫy trong giai đoạn mở đường cho các nghiên cứu về quá trình không thuận nghịch của nhiệt động học.
6) Erwin Schrödinger (hàng đứng, vị trí 6, tính từ trái qua phải)
Erwin Schrödinger có đóng góp rất lớn cho nền tảng lý thuyết cơ học lượng tử, và lúc nào cũng chống lại luận giải Copenhagen về những vấn đề liên quan đến bản chất của nó. Chắc hẳn, các bạn cũng đã từng nghe nói đến một thí nghiệm chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng mà người ta vẫn gọi là con mèo của Schrödinger. Ông sử dụng nó để tranh luận với Einstein về các vấn đề liên quan cách hiểu Copenhagen đối với lĩnh vực cơ học lượng tử.
7) Wolfgang Pauli (hàng đứng, vị trí 8, tính từ trái qua phải)
Wolfgang Pauli là một trong những gương mặt cỡ bự của nền khoa học thế kỷ 20. Thời trai trẻ, ông được coi là thần đồng trong cả hai lĩnh vực toán học và vật lý. Con đường phía trước lại càng trở nên thênh thang vô ngần bởi thiên tài Einstein coi Wolfgang như lực lượng kế thừa, phát triển những gì mình gầy dựng. Ông là người lần ra spin eclectron, nguyên lý loại trừ và là giáo sư danh tiếng khi tuổi đời mới đôi mươi.
8) Werner Heisenberg (hàng đứng, vị trí 9, tính từ trái qua phải)
Là một trong những nhà khoa học khơi mào thuyết cơ học lượng tử, đồng thời ôm luôn giải Nobel vật lý 1932, Werner Heisenberg xứng đáng được vinh danh trong danh sách tinh anh thế giới.
9) Ralph Howard Fowler (hàng đứng, vị trí 10, tính từ trái qua phải)
Ralph Howard Fowler ôm được chức ủy viên hội Royal Society kể từ năm 1925. Ba hội viên Chandrasekhar, Dirac, Mott mà đã đoạt giải Nobel đều đã từng làm việc dưới sự giám sát của ông. Quả là một ông thầy vĩ đại!
10) Albert Einstein (hàng trước, vị trí 5, tính từ trái qua phải)
Nhà khoa học gốc Do Thái này thì ai cũng biết rồi. Bố đẻ thuyết tương đối nổi tiếng với cuộc đời lạ lùng hơn cả bà cố tổ con thạch sùng. Trình làng công thức E=mc2 lừng danh vào năm 26 tuổi, 6 năm sau trưng bày thuyết tương đối tổng quát. Vào năm 43 tuổi, ông ôm giải Nobel. Thậm chí, giang hồ dâng luôn chức tổng thống Israel dưới chân nhưng ông vẫn bơ như thường.
11) Marie Curie (hàng trước, vị trí 3, tính từ trái qua phải)
Trong bức ảnh thông minh nhất được chụp vào năm 1927 tại hội nghị Solvay, chỉ mỗi bà là nữ. Bộ óc thiên tài đến từ Ba Lan đã giành cú đúp thần thánh với hai giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau: hóa học và vật lý. Cho đến ngày nay, trên thế giới, chỉ 2 người có được vinh dự này. Người còn lại chính là Linus Pauling. Với những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, sau khi mất bà được an táng tại điện Panthéon (Paris, Pháp).
Trong các kỳ hội nghị khoa học quốc tế về vật lý và hóa học, chẳng còn tìm đâu ra shoot hình thứ hai được nữa, kể cả ở những sự kiện khác. Chính vì lý do đó, nó trở thành bức hình đáng giá bậc nhất lịch sử nhân loại.
Tấm hình chụp các nhà khoa học lỗi lạc tại hội nghị Solvay (1927)
Ngắn 1 cm phạt 1 củ được ko cụ ??Vái này giờ mà còn thì thu tiền phạt cũng được kha khá các cụ nhỉ