10 trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
10 trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới


Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)


Với hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, máy bay trực thăng tấn công ngày nay đang được quân đội các nước trên thế giới sử dụng ngày càng rộng rãi.

Ngày nay quân đội các nước trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều máy bay trực thăng tấn công vào nhiều mục đích khác nhau: để tham gia vào các chiến dịch tác chiến đặc biệt, tập trận phối hợp trên không, yểm trợ cho bộ binh, lính thủy đánh bộ trong các hoạt động tác chiến, huấn luyện bay tác chiến cho phi công, tham gia tìm kiếm, cứu nạn, tuần hành trên không, trinh sát.

Hay đơn giản là để tấn công vào các mục tiêu
mặt đất (bộ binh, phương tiện bọc thép, các trận địa hỏa lực, các cứ điểm, các sở chỉ huy, các hầm, hào, lô cốt,…), mặt nước (tàu chiến mặt nước, tàu ngầm), trên không (đánh chặn tên lửa, tiêu diệt máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng đối phương).
Tuy nhiên, tựu trung lại, trực thăng chiến đấu ngày nay có hai vai trò chính đảm bảo yểm trợ tác chiến cho bộ binh và các phương tiện tác chiến mặt đất, mặt nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chống tăng, chống xe thiết giáp địch, trinh sát mục tiêu.

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một tổ chức quốc tế nào nghiên cứu, xem xét, đánh giá về thứ bậc, xếp loại cho các loại máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại, song có thể liệt kê ra đây 10 loại máy bay trực thăng tốt nhất, hiện đại nhất và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay:

1. Máy bay trực thăng chiến đấu Mil Mi-24 – “xe tăng bay”



Máy bay trực thăng tấn công Mi-24 có nhiều phiên bản khác nhau.
Mil
Mi-24
loại máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng của Nga, bắt đầu tham gia hoạt động trong Không quân Xô Viết từ năm 1976 và hiện nay đang có mặt tại các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.
Theo phân loại của NATO, Mi-24 được gọi là Hind. Trong khi đó, các phi công Xô Viết lại gọi nó với cái tên thân mật hơn “Letayushiy tank (Xe tăng bay) hay là 'Krokodil' (Cá sấu) vì hình dạng ngụy trang và thân của máy bay được thiết kế giống con cá sấu đang bơi.



Một chiếc máy bay trực thăng tấn công Mi-24 Super Hind.
Mi-24 được thiết kế, chế tạo dựa trên Mi-8 mà theo phân loại của
NATO còn gọi là "Hip". Đây là loại máy bay chiến đấu hai động cơ tuốc bin khí. Tùy từng nhiệm vụ cụ thể mà máy bay loại này có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau.

Mi-24 thông thường được trang bị các loại vũ khí chủ yếu sau:
súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov đa nòng; 1.500 kg bom; 4 tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral); 4 rocket S-5 57 mm hoặc 4 rocket S-8 80 mm; 2 pháo 2 nòng cỡ 23 mm 4 bình nhiên liệu ngoài.


Thân
và cánh quạt máy bay được bọc lớp thép tốt làm bằng hợp kim titan khả năng chịu lực và chống được đạn 12.7 mm. Buồng lái được thiết kế đặc biệt giành cho 3 người (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên) để bảo vệ kíp lái trong trường hợp đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí sinh, hóa học. Chân đỗ của máy bay được chế tạo rất linh hoạt, có thể gập vào, mở ra tùy ý.



Vũ khí, trang bị biên chế trên máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24.
Máy bay có chiều dài 17,5 m, cao 6,5 m, sải cánh 6,5 m, trọng lượng không tải 8.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa khi mang tải 12.000 kg, có khả năng mang 8 binh lính hay 4 người bị thương, được trang bị động cơ Isotov TV3-117 công suất 1.600 KW cho phép máy bay hoạt động ở tốc độ tối đa 335 km/h trong phạm vi 450 km ở trần bay cao tối đa 4.500 m.



Mi-24 "cá sấu" hay còn gọi là 'xe tăng bay".
Mi-24 đã từng tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh và nội chiến nổi tiếng trên thế giới, trong đó đáng chú ý có chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan (1979-1989), chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), chiến tranh vùng Vịnh (1991), chiến tranh Iraq (2003)...




Máy bay trực thăng tấn công Mi-24 và Mi-25 đang thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trê không.
Máy bay trực thăng tấn công loại này hiện nay đang là một trong những loại máy bay trực thăng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên thế giới với nhiều phiên bản và biến thể khác nhau (V-24 Hind, Mi-24 Hind-A, Mi-24A Hind-B, Mi-24U Hind-C, Mi-24D Hind-D, Mi-24DU, Mi-24V Hind-E, Mi-24P Hind-F, Mi-24K Hind-G2, Mi-24VM, Mi-24V, Mi-24PM, Mi-24P, Mi-24PN, Mi-24W, Mi-24PS, Mi-24E, Mi-25, Mi-35, Mi-35P, Mi-35U, Mi-24 Super Hind Mk II và Mi-24 Super Hind Mk III/IV, trong đó c
ác phiên bản xuất khẩu Mi-25 (Hind D) và Mi-35 (Hind E)

2. Máy bay trực thăng tấn công đa năng Mi-28 - "thợ săn đêm"



Máy bay trực thăng tấn công Mi-28 tấn công xe bọc thép hiệu quả hơn Mi-24.
Đây là máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm của Nga mà NATO gọi là Havoc (tàn phá), được sử dụng để tìm kiếm và tiêu diệt xe bọc thép, sinh lực địch ở địa hình trống trải lẫn phức tạp, đồng thời có thể tiêu diệt cả mục tiêu trên không hoạt động ở tốc độ thấp trong tầm nhìn của mắt thường cả ở điều kiện thời tiết bình thường lẫn phức tạp. Nó được thiết kế, chế tạo hoàn toàn nhằm mục đích tấn công chứ không thêm chức năng vận tải, đồng thời khả năng chống tăng của loại máy bay này tốt hơn nhiều so với Mi-24.




Toàn cảnh Mi-28 với đẩy đủ vũ khí trang bị.
Máy bay được thiết kế với buồng lái hai khoang, 2 người lái rất chắc chắn làm từ vật liệu bền vững, phía mũi được bố trí các thiết bị điện tử, bệ pháo và phía đuôi có cánh quạt kiểu chữ X để giảm tiếng ồn. Tuy không được thiết kế khoang vận tải song trên thực tế Mi-28 vẫn có khoang hành khách nhỏ có thể chở được 3 người nhằm cứu kíp lái của máy bay trực thăng khác khi bị nạn.




Cận cảnh hỏa lực một bên cánh của Mi-28.
Mi-28 có chiều dài 17,1 m, cao 3,82 m, sải cánh 17,20 m, trọng lượng không tải 7.890 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 12.100 kg. Nó được trang bị 2 động cơ Klimov TV3-117VM tuốc bin trục có công suất 3.280 KW có thể phát triển tới tốc độ tối đa 305 km/h trong phạm vi 460 km ở trần hoạt động tối đa 5.750 m.




Mi-28 được trang bị pháo 30 mm ở phía mũi.
Vũ khí trang bị trên máy bay loại này bao gồm: tên lửa có điều khiển “Storm” và “Ataka” cùng bom và rocket treo ở giá ngoài có trọng lượng 2.300 kg, 250 quả đạn pháo cỡ 30 mm Shipunov 2A42 triển khai dưới mũi. Hiện Mi-28 có 5 biến thể chính là Mi-28A, Mi-28N/MMW Havoc “thợ săn đêm”, Mi-28D, Mi-28NAe và Mi-40.




 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
3. Máy bay trực thăng tấn công Ka-52 – “thợ săn đêm”





Thợ săn đêm của Nga đang thực thi nhiệm vụ tác chiến.

Ka-52 là dòng máy bay trực thăng tấn công đa năng hiện đại nhất của Nga hiện nay do Hãng Kamov nghiên cứu, chế tạo mà theo phân loại của NATO là Hokum B hay còn gọi là “cá sấu đen”. Nó thường được sử dụng để giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ tác chiến khác nhau không kể ngày hay đêm, trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, trong đó chủ yếu là dùng để trinh sát địa hình, yểm trợ cho bộ binh, chỉ thị mục tiêu và điều chỉnh hoạt động của cụm máy bay trực thăng chiến đấu.






Buồng lái của Ka-52 có thể đẩy phi công văng ra khỏi máy bay trong trường hợp nguy hiểm.

“Cá sấu đen” có khả năng tiêu diệt cả xe chiến đấu bộ binh thông thường lẫn bọc thép có kích cỡ nhỏ, làm tiêu hao sinh lực đối phương, đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trên không hoạt động ở tốc độ nhỏ. Ngoài mục đích chiến đấu, Ka-52 còn có thể được sử dụng vào mục đích huấn luyện và thực luyện bay.






Các thông số kỹ thuật hiển thị trên màn hình điều khiển.

Được nghiên cứu, chế tạo dựa trên phiên bản của máy bay chiến đấu đa năng Ka-50 “Cá mập đen”, nhưng Ka-52 lại nặng hơn 1 tấn so với ka-50 song lại không làm giảm khả năng chiến đấu so với Ka-50, thậm chí Ka-52 còn tỏ ra rất hiệu quả trong các chiến dịch tác chiến vào ban đêm, hơn nữa Ka-52 còn có khả năng kết hợp tác chiến trong đội hình, liên lạc thường xuyên với trung tâm điều khiển mặt đất ở cơ chế thời gian thực.






Tên lửa AGM-114 trang bị trên Ka-52.

Ka-52 được thiết kế 2 chỗ điều khiển để khi cần thiết cả hai phi công đều có thể lái và điều khiển trực thăng cũng như điều khiển hệ thống vũ khí. Máy bay được thiết kế với các đặc tính kỹ-chiến thuật cơ bản sau: đường kính cánh quạt 14,50 m, chiều dài máy bay 15,9 m, trọng lượng máy bay tối đa 10.400 kg, khi không tải là 7.800 kg, trần bay cao thực tế 5.500 m, trang bị hai động ТВ3-117ВМА công suất 2 х 2260 mã lực. (2 х 1660 KW) cho phép máy bay hoạt động trong phạm vi 1.160 km ở các vận tốc khác nhau (thẳng đứng 10 m/s, khi bổ nhào 350 km/h, khi bay ngang 310 km/h, khi lượn vòng là 80 km/h).






Tên lửa AIM-9 trang bị trên Ka-52.

“Thợ săn đêm” được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, tối tân với 12 tên lửa siêu âm có điều khiển chống tăng “Whirlwind” tự động dẫn đường tới mục tiêu bằng tia laser, các hộp phóng đồng nhất giành cho cả súng máy và pháo, 80 tên lửa không quân không điều khiển cỡ 80 mm, tên lửa lớp “không đối không”, pháo 30 mm 2A42 cùng 500 quả đạn, 4 giá treo tên lửa hoặc bom không quân có trọng lượng 2.000 kg.






Tên lửa AIM-92 trang bị trên Ka-52.

Theo đánh giá của giới chuyên gia phân tích, Ka-52 hiện đang là một trong số những trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới hiện nay và cũng là mục tiêu săn đón của nhiều quốc gia trên thế giới. Rất khó để có thể so sánh Ka-52 với các đối thủ “nặng ký” khác như Apache (USA), Tiger (Đức-Pháp), song nếu tính theo tiêu chí “giá cả và hiệu quả sử dụng” thì Ka-52 bỏ xa các đối thủ “nặng ký” khác.





Cánh của máy bay trực thăng tấn công Ka-52 có thể mở lên phía trên như cánh chim.

Do đặc điểm về tốc độ và tầm bay nên trực thăng chiến đấu một khi bị trúng tên lửa phòng không thì phi công thường có chung số phận với máy bay. Nhưng ở Ka-52 thì khác. Nó được thiết kế buồng lái khá đặc biệt và những chiếc ghế lái “thông minh” có thể đẩy phi công văng ra khỏi máy bay khi có trường hợp khẩn cấp nguy hiểm. Nhờ đó mà tính mạng của phi công có thể được bảo đảm an toàn hơn so với các máy bay trực thăng chiến đấu thông thường khác.




4. Máy bay trực thăng tấn công AH-64A “Apache” của Mỹ.



AH-64A Apache tại căn cứ không quân.

Với thiết kế tiên tiến, tính năng ưu việt, trang bị các loại vũ khí và phương tiện chỉ huy tác chiến hiện đại,
AH-64A Apache của Không lực Hoa Kỳ hiện đang là một trong những máy bay trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng tấn công AH-1 Cobra.

Nó đ
ược Hãng Hughes nghiên cứu, chế tạo từ những năm 80 của thế kỷ trước, sau đó được Hãng McDonnell Douglas phát triển và hiện đang được sản xuất tại Tập đoàn Boeing. Apache chính thức đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ vào năm 1984 và được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến xâm lược Panama năm 1989 và hàng loạt các cuộc chiến sau đó.




AH-64A Apache thực hành bay huấn luyện tầm thấp.

Nó thường được sử dụng vào mục đích yểm trợ tác chiến cho bộ binh từ trên không, săn lùng và tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp cùng các mục tiêu bọc thép đơn giản. Loại máy bay này được trang bị các thiết bị vô tuyến điện tử mới nhất như: hệ thống thu nhận mục tiêu, thiết bị nhìn đêm điện quang TADS/PNVS và hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống tác chiến điện tử trên khoang, hệ thống tìm kiếm, đo đạc, nhận biết và tấn công mục tiêu trong phạm vi rộng.




Cận cảnh giàn hỏa lực của AH-64A Apache.

Đây
là loại máy bay trực thăng tấn công hạng nặng (trọng lượng khoảng 6 tấn) có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin trục, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, địa hình, thời tiết. Máy bay có chiều dài 17,73 m, sải cánh 14,63 m, cao 3,78 m, trọng lượng không tải 5.165 kg, trọng lượng toàn bộ 8.000 kg, trọng lượng cất cánh 9.500 kg, có thể phát triển tốc độ tối đa 293 km/h, hoạt động trong phạm vi 480 km.



Dàn hỏa lực hùng hậu của AH-64A Apache.

Ở phía dưới thân, 2 bên sườn và các bộ phận quan trọng khác của máy bay đều được trang bị lớp thép siêu bền làm bằng nguyên liệu tổng hợp có khả năng chống đạn pháo (12,7;14,5;20 mm) từ mặt đất bắn lên và chống bị phá hủy khi rơi. Với tốc độ rơi thẳng đứng 12,8 mét/giây, phi công vẫn bảo đảm an toàn tới 95%. Máy bay sử dụg nhiều kỹ thuật và thiết bị phòng hộ hiện đại, cộng thêm máy gây nhiễu chủ động và thiết bị chống phát hiện radar, hệ thống báo động tên lửa sớm, giảm độ nóng của khí xả từ dộng cơ cũng như tia hồng ngoặi để đánh lạc hướng tên lửa tìm nhiệt góp phần làm tăng khả năng bảo vệ máy bay.




Bên trong khoang lái của AH-64A Apache.

AH-64A Apache được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại mang tính sát thương cao (tùy từng nhiệm vụ cụ thể), trong đó có một khẩu đại liên M230 cỡ 30 mm sử dụng đạn nổ và đạn xuyên cháy, hoạt động trong phạm vi 3 km ở tốc độ 625 viên/phút được gắn ở ngay mũi phía dưới của trực thăng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất, tên lửa “không đối đất” AMG-114 dẫn đường bằng radar với tầm bắn từ 8-12 km, tên lửa “không đối không”Stinger, AIM-9 Sidewinder, Mistral và Sidearm, hệ thống tên lửa đánh chặn Hydra, rocket 70mm có hoặc không có dẫn đường. Vũ khí trên một chiếc Apache được trang bị tuỳ vào nhiệm vụ của nó, ví dụ khi hỗ trợ trong những cuộc giao tranh cận chiến, một chiếc Apache mang 16 tên lửa Hoả ngục (mối bên hông mang 8 quả) và 4 tên lửa không đối không.




Hiện tại, Mỹ đang sở hữu khoảng 800 máy bay chiến đấu loại này, gần 1.000 chiếc đã được xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó chủ yếu là Ai Cập, Hy Lạp, Israel, Hà Lan, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Anh.



5. Máy bay trực thăng tấn công RAN-2/NAS/NAR “Tiger”





Một trong các phiên bản của máy bay tấn công Tiger liên doanh giữa Đức và Pháp.

Đây là máy bay trực thăng tấn công do Pháp và Đức cùng hợp tác nghiên cứu và sản xuất với hai phiên bản chính: chống tăng và kiềm chế hỏa lực, trong đó RAN-2 Tiger là phiên bản máy bay chống tăng thế hệ thứ 2 giành cho quân đội Đức, NAS Tiger là máy bay trực thăn tấn công đa năng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là chống tăng trong quân đội Pháp, còn NAR Gerfaut là máy bay trực thăng kiềm chế hỏa lực giành cho quân đội Pháp.






Máy bay trực thăng tấn công loại này có thể hoạt động trong mọi điều kiện địa hình thời tiết, không kể ngày hay đêm, có tính cơ động cao, linh hoạt trong hoạt động tác chiến, khả năng sinh tồn cao và chất lượng sử dụng tốt.






Nó được trang bị các thiết bị và công nghệ tàng hình tiên tiến, hiện đại giúp giảm khả năng phát hiện bằng mắt thường, radar và hồng ngoại của đối phương, do đó máy bay có kết cấu nhỏ, gọn (buồng lái chỉ rộng khoảng 1,1 m).






Bàn điều khiển của phi công chính trên RAN Tiger.

Ngoài ra, “Tiger” còn được trang bị cả hệ thống điều khiển bằng điện tử cho phép máy bay có thể kiểm soát được tình trạng làm việc của máy bay cũng như phát hiện ra các lỗi kỹ thuật của nó trong quá trình làm việc.






Thiết bị hồng ngoại trang bị trên RAN Tiger.

Máy bay có đường kính cánh quạt treo là 13 m, chiều dài máy bay 14 m, rộng 1 m, cao 3,81 m, trọng lượng khi không tải 3.300 kg, khi cất cánh thông thường 5.400 kg, trọng lượng tối đa khi cất cánh 6.000 kg, bình nhiên liệu trong 1.360 lít, trang bị 2 động cơ MTU/Turbomeca/Rolls-Royce MTR 390 công suất 2x958 KW giúp cho máy bay có thể phát triển tốc độ tối đa 280 km/h trong phạm vi cho phép 800 km ở trần bay cao thực tế 3.500 m.






Thiết bị radar gắn trên cánh quạt của máy bay trực thăng RAN Tiger.

Loại máy bay này thường được trang bị pháo GIAT M871 30 mm hoặc AM-30781 mang 750 viên đạn, 8 tên lửa chống tăng có điều khiển HOT2 hoặc TRIGAT LR, 4 tên lửa có điều khiển “không đối không” Mistral hoặc FIM-92 Stinger, 4 tên lửa có điều khiển “không đối không” Mistral cùng pháo 68x68 mm HYP SNEB hoặc 44x68 mm HYP và 4 tên lửa có điều khiển Mistral.




6. Máy bay trực thăng tấn công AH-1Z King Cobra của Mỹ





AH-1Z King Cobra được nghiên tạo dựa trên phiên bản AH-1W.

Máy bay trực thăn tấn công AH-1Z King Cobra được Hãng “Bell Helicopter” của Mỹ nghiên cứu, sản xuất trong khuôn khổ chương trình H-1 giành cho lính thủy đánh bộ dựa trên phiên bản của máy bay trực thăng tấn công AH-1W “Super Cobra” có khả năng tiến hành hoạt động tác chiến cả trong điều kiện đêm tối lẫn khí hậu, thời tiết và địa hình phức tạp.






Hệ thống tên lửa treo dưới cánh AH-1Z King Cobra.

Theo dự kiến ban đầu, Mỹ sẽ nghiên cứu, chế tạo loại máy bay trực thăng chiến đấu loại này để sử dụng tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau đó nó lại thường xuyên tham gia các chiến dịch tác chiến trên chiến trường châu Âu với mục đích hỗ trợ và yểm trợ trực tiếp cho hoạt động tác chiến của bộ binh.






AH-1Z King Cobra có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện hoàn cảnh, thời gian, thời tiết.

Máy bay được biên chế tác chiến 2 người, có trọng lượng cất cánh tối đa 8.409 kg, trọng lượng phóng 5.591 kg, tốc độ hoạt động tối đa 410 km/h, tốc độ hành trình 248 km/h, trần bay cao thực tế 6.100 m, thời gian hoạt động liên tục trên không 3 giờ 18 phút trong phạm vi 232 km.






Vũ khí trang bị biên chế trên AH-1Z King Cobra.

AH-1Z King Cobra được ứng dụng những thành tự công nghệ mới nhất trong lĩnh vực điện tử bao gồm: hệ thống hồng ngoại quan sát phía trước, thiết bị đo xa và chỉ thị mục tiêu bằng laser, hệ thống truyền hình ảnh có khả năng làm việc cả trong điều kiện ánh sáng yếu, thước ngắm và chỉ huy vũ khí được tích hợp với hệ thống dẫn đường bằng radar, hệ thống thông tin cho kíp lái về hoạt động của tia laser (AN/AVR-2) và radar (AN/APR-39), hệ thống cảnh báo sớm sự tấn công của tên lửa đối phương AN/AAR-47.






Cận cảnh AH-1Z King Cobra.

Máy bay loại này được trang bị pháo 20 mm, 2 tên lửa có điều khiển AIM-9 lớp “không đối không”, 4 khối phóng M299 mang tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114A, B, C và F hoặc AGM-114K cùng 2 quả tên lửa không điều khiển 70 mm. Hệ thống kính ngắm điện quang AN/AAQ-30 sẽ cho phép máy bay có thể dễ dàng sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển cả trong điều kiện đêm tối.
 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
7. Máy bay trực thăng tấn công Agusta A-129 “Mangusta”



Máy bay trực thăng tấn công Agusta A-129 "Mangusta".
A-129 “Magusta” do Hãng Agusta của Italia (một chi nhánh của Tập đoàn Agusta Wwstland) nghiên cứu, sản xuất. Đây là máy bay trực thăng tấn công chuyên dụng đầu tiên được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Tây Âu theo yêu cầu của quân đội Italia vào giữa những năm 70 của thế kỷ trước, đồng thời cũng là máy bay trực thăng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ truyền thông tin kỹ thuật số cho phép tăng khả năng tự động điều khiển cho máy bay và tiện dụng cho phi công trong quá trình điều khiển.

Hiện giá của một chiếc trực thăng loại này rơi vào khoảng 43 triệu USD.




Toàn cảnh phía trước của A-129 "Mangusta".
Đầu tiên quân đội Italia dự định sẽ mua 100 máy bay trực thăng loại này ở hai phiên bản chính là chống tăng và trinh sát. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ và nguy cơ chiến tranh ở châu Âu bị đẩy lùi thì nhu cầu của Italia giảm xuống chỉ còn 60 chiếc.

Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 45 máy bay loại này được đưa vào biên chế cho quân đội Italia trong giai đoạn 1990-1992.




"Mangusta" nhìn từ bên hông.
A-129 “Mangusta” được sử dụng chủ yếu để tiến hành nhiệm vụ trinh sát và kiềm chế hỏa lực đối phương, hỗ trợ cho bộ binh trong các hoạt động tác chiến cả ngày lẫn đêm.

Loại máy bay chiến đấu này thường bay kèm với máy bay AB 412 hoặc AB 205 đã từng được sử dụng trong nhiều hoạt động tác chiến khác nhau, trong đó có tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Somali.




"Mangusta" là phiên bản hai chỗ ngồi đều có thể điều khiển được máy bay khi cần thiết.
Máy bay loại này thường được thiết 4 giá treo vũ khí ngoài có thể mang 1.200 kg vũ khí tác chiến gồm 8 tên lửa chống tăng có điều khiển M65 “Tow”, “Hot”, 6 tên lửa chống tăng có điều khiển loại “Hellfire”, tên lửa có điều khiển “Stinger”, “Mistral” hoặc AIM-9, bệ pháo 20 mm hoặc súng máy 12,7 mm, hệ thống chỉ thị mục tiêu “Heli-Tow” như máy bay trực thăng tấn công đa năng, 2 giá treo tên lửa không điều khiển cỡ 70 mm hoặc 81 mm.




"Mangusta" là máy bay chiến đấu chuyên dụng đầu tiên được chế tạo hoàn toàn tại Tây Âu.
Về đặc tính kỹ-chiến thuật, máy bay được trang bị 2 động cơ Mk 1004D có công suất 880 mã lực cho phép máy bay có thể hoạt động ở tốc độ tối đa 250 km/h, tốc độ nâng tối đa 10,1 m/s trong phạm vi hoạt động 100 km bay trong thời gian 90 phút.

Trọng lượng của máy bay khi không tải là 2.530 kg, trọng lượng tối đa khi cất cánh là 4.100 kg, đường kính cánh quạt 11,9 m, sải cánh dài 3,2 m, chiều dài máy bay 14,29 m, cao 4,77 m.


8. Máy bay trực thăng tấn công đa năng AS.565 Panther



Máy bay trực thăng chiến đấu AS.565 Panther đang thử tên lửa trên biển.
Đây là dòng máy bay trực thăng tấn công đa dụng do Hãng Eurocopter nghiên cứu, sản xuất dựa trên phiên bản máy bay trực thăng tấn công đa năng Aerospatiale-Eurocopter France SA.365M Dauphin II. Đặc tính nổi bật của dòng máy bay này là có tính cơ động cao nên được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các phương tiện kỹ thuật bọc thép mặt đất, các mục tiêu không quân tầm thấp, sinh lực và các công sự phòng thủ của đối phương, đồng thời yểm trợ hoả lực cho lực lượng Lục quân.



Toàn cảnh phía mũi của AS.565 Panther.
Mặc dù loại máy bay trực thăng tấn công này không bằng các loại máy bay trực thăng tấn công hiện đại như Ka-52 của Nga hay AH-64 Apache của Mỹ về tốc độ, bán kính hoạt động và vũ khí trang bị, song nó lại có khả năng hoạt động ở tầm thấp, ở những nơi địa hình uốn lượn, phức tạp nên giảm được nguy cơ bị tấn công tiêu diệt từ các phương tiện phòng không của đối phương.

Đây chính là yếu tố chủ chốt mà các chuyên gia của Eurocopter tập trung nghiên cứu và phát triển.





AS.565 Panther có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp.
Phiên bản đầu tiên của dòng máy bay này đã được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 2/1984 và đến năm 1989 thì bắt đầu đưa vào trang bị cho lực lượng Không quân Brazil.

Hiện dòng máy bay trực thăng tấn công loại này có 5 phiên bản chính: AS.565M biến thể đầu tiên; AS.565AA phiên bản tấn công đa năng; AS.565CA phiên bản chống tăng mang tên lửa chống tăng có điều khiển HOT; AS.565UA phiên bản trực thăng đổ bộ và cuối cùng là biến thể mới nhất AS.565 800.




Buồng lái của AS.565 Panther.
Máy bay trực thăng tấn công loại này được thiết kế với cánh quạt chính có đường kính 11,94 m, cánh quạt đuôi có đường kính 1,10 m, chiều dài máy bay 12,11 m, cao 3,39 m, trọng lượng khi không tải 2.193 kg, khi cất cánh thông thường 4.100 kg và cất cánh tối đa 4.250 kg, bình nhiên liệu trong 1.135 lít, trang bị 2 động cơ Turbomeca Arriel IM1 có công suất tối đa 2x584 KW cho phép máy bay có thể hoạt động ở tốc độ tối đa 296 km/h trong phạm vi hoạt động 400 km ở trần bay cao thực tế 4.300 m.

Máy bay được biên chế kíp lái 2 người, mang tải trọng có ích 1.700 kg hàng hóa hoặc 10 lính đổ bộ.




AS.565 Panther được trang bị chiến đấu trên cả tàu sân bay.
Với máy bay trực thăng tấn công loại này thì vũ khí trang bị biên chế khá đơn giản dưới hai giá treo ngoài dưới thân máy bay bao gồm: 2 thiết bị phóng 22x68 mm Thomson-Brandt hoặc 19x70 mm Forges de Zeebrugge hoặc 2 ống phóng NC20M61 mang pháo 20 mm GIAT M621 và 180 quả đạn hoặc 2x2 tên lửa có điều khiển lớp “không đối không” Matra Mistral hoặc 4 tên lửa chống tăng có điều khiển HOT.




AS.565 Panther chuẩn bị đáp xuống tàu mang trực thăng sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
9. Máy bay trực thăng tấn công đa năng Westland Lynx AH của Anh




Máy bay trực thăng tấn công đa năng Lynx AH Mk1 của Anh.
Máy bay trực thăng tấn công Lynx AH Mk1 được bắt đầu nghiên cứu và chế tạo vào năm 1967 trong khuôn khổ dự án nghiên cứu chung giữa Hãng Westland của Anh và Aerospatiale của Pháp để sử dụng vào mục đích chống tăng và chống xe bọc thép.

Nó được thiết kế với hai khoang chính là khoang lái và khoang chở hàng. Ngoài ra máy bay còn được trang bị thêm cái tời chịu tải 300 kg để làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, phía ngoài ở hai bên hông máy bay được trang bị các giá treo vũ khí.




Lynx AH Mk1 được sử dụng chủ yếu để chống các phương tiện thiết giáp mặt đất.
Bên cạnh đó, Lynx AH Mk1 còn được trang bị cả hệ thống điều khiển tự động, hệ thống dẫn đường dopler và thiết bị vô tuyến hiện đại. Loại máy bay này thường được trang bị hệ thống vũ khí như: pháo 20 mm Oerlikon KAD-B cùng 1.500 quả đạn, súng máy 7,62 mm, hai hộp phóng tên lửa có điều khiển Aerospatiale AS.12 hoặc CL 834 Skyua, 8 tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW hoặc HOT hoặc AGM-114 Hellfire hoặc 2 tên ống phóng tên lửa không điều khiển 68 mm hoặc 70 mm, mìn Valsella VS-MD H và tên lửa có điều khiển lớp “không đối không” hoặc “không đối đất”.




Toàn cảnh Lynx AH Mk1 khi tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Máy bay trực thăng tấn công loại này thường được thiết kế với cánh quạt chính có đường kính 12,80 m, đường kính cánh quạt đuôi 2,21 m, chiều dài thân máy bay 12,02 m, cao 3,504 m, trọng lượng khi không tải 2.578 kg, khi cất cánh bình thường 4.355 kg và khi cất cánh tối đa 4.536 kg, bình nhiên liệu trong 973+214 lít, được trang bị 2 động cơ Rolls-Royce Gem Mk 41-2 công suất 2x1.150 mã lực cho phép máy bay phát triển tới tốc độ tối đa 306 km/h, tốc độ hành trình 259 km/h trong phạm vi hoạt động 1.340 km ở tầm bay 3.230 m, biên chế kíp lái 2 người.




Lynx AH Mk1 chuẩn bị tham gia diễn tập.


10. Máy bay trực thăng tấn công WZ-9 của Trung Quốc




Máy bay trực thăng tấn công WZ-9 của Trung Quốc.
WZ-9 (Wuzhuang Zhisheng-9) là máy bay trực thăng tấn công ho Hãng Harbin Aircraft Manufacturing Corporation nghiên cứu sản xuất dự trên giấy phép sản xuất máy bay trực thăng Eurocopter AS-365N Panther của Pháp.



Đây là dòng máy bay trực thăng tấn côn chống tăng đầu tiên được cung cấp cho quân đội Trung Quốc từ năm 1998 có thể chở 8 binh lính đổ bộ mang đầy đủ vũ khí, trang bị. Nó được trang bị 2 khẩu pháo 23 mm Type-1, trên giá treo ngoài có thể mang được 4 tên lửa chống tăng HJ-8E có tầm bắn xa gần 3 km hoặc hai ống phóng tên lửa không điều khiển cỡ 57 mm hoặc 90 mm hoặc hai bệ súng máy 12,7 mm. Ngoài ra, máy bay loại này còn có thể được trang bị cả tên lửa “không đối không” TY-90.




WZ-9 trong đội hình tác chiến.
Những đặc tính chủ yếu của loại máy bay này là: đường kính cánh quạt chính 12 m, đường kính cánh quạt đuôi 1,10 m, chiều dài máy bay 13,46 m, cao 3,47 m, trọng lượng máy bay khi không tải là 2.050 kg, khi cất cánh thông thường là 4.060 kg và cất cánh tối đa 4.100 kg, nhiên liệu trong 1.135+180 lít, trang bị 2 động cơ Turbomeca Arriel IM1 có công suất tối đa 2x584 KW cho phép máy bay hoạt động ở tốc độ tối đa 305 km/h, tốc độ hành trình 260 km/h trong phạm vi hoạt động thực tế 1.000 km, phạm vi hoạt động tác chiến 400 km, tốc độ nâng 420 m/phút, trần bay cao thực tế 6.000 m, trần bay cao chiến lược 2.600 m, biên chế kíp lái 2 người.




Xếp đội hình tác chiến cho WZ-9 trước khi thực thi nhiệm vụ.




 
Chỉnh sửa cuối:

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Thêm:

Nga phát triển trực thăng tấn công thế hệ thứ 5


Nga có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 mặc dù hiện nay Mỹ cũng đang có các dự án tương tự.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu của Nga, Mỹ mới chỉ dừng lại ở ý tưởng chứ chưa thực sự đi vào tính toán trên giấy tờ và cũng chưa hề nhận được khoản tài chính nào để hỗ trợ cho dự án này. Thậm chí ngay thuật ngữ “máy bay trực thăng tấn công thế hệ thứ 5” dường như trên thế giới mới chỉ có Nga đưa ra.




Nga có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu máy bay trực thăng tấn công thế hệ thứ 5. (Ảnh minh họa)
Dự án nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 đã được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2008 do Tư lệnh Không quân, thượng tướng Alexandr Zelin đề xuất.

Tuy nhiên, đến nay dự án này mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm chứ chưa được chính thức triển khai trên thực tế để tập trung phát triển 3 phiên bản trực thăng tốc độ cao là Mi-X1, Ka-90 và Ka-92.

Theo Phó Giám đốc hãng chế tạo máy bay trực thăng “Mile” Alexey Samusenko, dự án nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng tấn công thế hệ thứ 5 của Nga sẽ chính thức được triển khai vào năm 2011 sau khi có được những nghiên cứu và đánh giá cần thiết về dự án này.

Hiện nay Nga đang sở hữu một số loại máy bay trực thăng tấn công vào loại hiện đại nhất thế giới như: Mi-1, Mi-4, Mi-24, Mi-28H, Ka-50 và Ka-52. Những loại máy bay trực thăng này được sử dụng chủ yếu để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trong các hoạt động tác chiến, tiến hành trinh sát địa hình và mục tiêu quan trọng, đồng thời yểm trợ tác chiến trong các cuộc xung đột vũ trang cục bộ.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)
 

xe365vn

Xe container
Biển số
OF-23687
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
9,407
Động cơ
583,977 Mã lực
Nơi ở
xe365vn
thời gian tới e sẽ mua 1 con về Vn cho thuê tự lái - có láib-) .đặt rồi nhưng vướng mấy thủ tục nên chưa về đc. hehe quả này đắt hàng rồi. phát tài phát tài
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Khám phá trực thăng 40 triệu USD của Nam Phi


Trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk (chim cắt hồng) là phiên bản máy bay chiến đấu lên thẳng do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Atlas Aircraft Corporation, tiền thân của tập đoàn Denel Aviation của Nam Phi hiện nay nghiên cứu và chế tạo.

Không quân Nam Phi (SAAF) hiện đang được trang bị và vận hành khoảng 12 chiếc trực thăng tấn công Rooivalk AH-2A, số phương tiện chiến đấu trên không này của SAAF hiện đang được Liên đội trực thăng chiến đấu số 16 có căn cứ đóng gần khu vực Bloemfontein sử dụng và bảo quản.



Trực thăng Denel AH-2 Rooivalk của Nam Phi.
Dự án chế tạo máy bay trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 dưới sự bảo trợ của tập đoàn Atlas Aircraft Corporation. Thời điểm này, không lực Nam Phi đang muốn sở hữu một loại trực thăng tấn công hiện đại để trang bị cho quân đội cũng như thực hiện những bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay của nước này.

Tiền thân của các máy bay lên thẳng tấn công hiện đại Denel AH-2 Rooivalk của không lực Nam Phi hiện nay là một chiếc máy bay thử nghiệm có tên Atlas XH-1 Alpha. Chiếc trực thăng mẫu này thực chất có hệ thống khung, động cơ và thiết kế khí động học của loại trực thăng Aerospatile Alouete III.

Điểm khác biệt giữa chiếc Atlas XH-1 Alpha và chiếc Aerospatiale Alouete III là kết cấu buồng lái, có thêm một súng máy tấn công cỡ nòng 20 mm trước mũi, hệ thống càng đuôi được cải tiến so với nguyên mẫu Aerospatile Alouete III.

Chiếc Atlas XH-1 Alpha được điều khiển cất cánh trên thực địa lần đầu tiên vào ngày 3/2/1985. Kết quả của các chuyến thử nghiệm sau đó đã thuyết phục được tập đoàn Atlas Aircraft Corporation xúc tiến chương trình chế tạo loại trực thăng chiến đấu AH-2 Rooivalk hiện đại nhất hiện nay của Nam Phi.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chế tạo, các chuyên gia kỹ thuật của Atlas Aircraft Corporation đã quyết định lấy mô hình thiết kế khí động học của trực thăng Aerospatiale Super Puma, một loại trực thăng của quân đội Pháp đồng thời tận dụng những ưu điểm của loại trực thăng Oryx do chính Atlas Aircraft Corporation của Nam Phi chế tạo.

Dựa trên những ưu điểm từ nhiều chủng loại trực thăng khác nhau kết hợp với kinh nghiệm chế tạo máy bay lên thẳng dùng cho môi trường khắc nghiệt ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, tập đoàn Atlas Aircraft Corporation của Nam Phi đã chế tạo được phiên bản trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk hiện đại.

Loại máy bay này hoàn toàn có khả năng nằm trong sách những máy bay lên thẳng tấn công kiêm vận tải tầm trung của quân đội nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm của phiên bản Denel AH-2 Rooivalk là khả năng thích ứng với môi trường khô nóng ở châu Phi, đồng thời không đòi hỏi hỗ trợ nhiều như một số chủng trực thăng tấn công khác.

Denel AH-2 Rooivalk có thể được trang bị các loại vũ khí khác nhau tuỳ sứ mệnh và nhiệm vụ được giao phó. Thông thường, một chiếc Denel AH-2 Rooivalk được trang bị một súng máy 20 mm phía trước mũi máy bay, tên lửa không đối không, không đối đất (diệt thiết giáp).

Denel AH-2 Rooivalk được trang bị hệ thống kiểm soát hoả lực, do đó loại chiến đấu cơ lên thẳng này có khả năng phát hiện và đánh chặn mục tiêu nhờ một hệ thống định vị vệ tinh GPS và một hệ thống định vị ra đa mang tên Doppler.

Denel AH-2 Rooivalk cũng có khả năng gây nhiễu (một trong những phương pháp trong các chiến điện tử hiện đại) và được trang bị các hệ thống bắn pháo sáng chuyên dụng cho không quân.

Một chiếc trực thăng chiến đấu Denel AH-2 Rooivalk có thể được trang bị các loại vũ khí, khí tài để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù sau: Trinh sát; trực thăng vận (vận tải vũ khí, bộ binh… bằng phương tiện máy bay lên thẳng); hỗ trợ hoả lực đường không; tấn công tiêu diệt các phương tiện thiết giáp, pháo binh của đối phương; Hỗ trợ lực lượng vu hồi (thả bộ binh vào phía sau, bên sườn địch).

Tháng 11/2007, Bộ trưởng quốc phòng Nam Phi Mosiuoa Lekota đã tuyên bố trước nghị viện nước này rằng, Không quân Nam Phi sẽ được đầu tư một khoản ngân sách trị giá 137 triệu USD để thực hiện các chương trình nâng cấp trực thăng Denel AH-2 Rooivalk trong giai đoạn từ 2007 – 2010.


Một số thông số cơ bản về trực thăng tấn công Denel AH-2 Rooivalk của Nam Phi

Hãng sản xuất: Atlas Aircraft Corporation (Denel Aviation)
Kích thước: Dài: 16, 39 mét; Cao: 5,19 mét; đường kính cánh quạt chính: 15,58 mét; đường kính cánh quạt đuôi: 3,05 mét.
Trọng lượng: Không tải: 5,910 kg; có tải tối đa: 8,750kg
Kíp lái: 2 người
Động cơ : 02 động cơ Turbomeca Makila 1K2, sức đẩy 2.300 mã lực mỗi chiếc.
Tốc độ : 309 km/giờ
Cao độ : 6.000 m
Tầm hoạt động : 1.130 km
Hỏa lực : 01 đại bác 20mm F2 với 700 đạn; 8 -16 tên lửa chống tăng Mokopa ZT-6; 04 tên lửa không-đối-không MBDA; 36-72 rocket 70mm.
Gía thành : 40 triệu USD
Số lượng sản xuất : 12 chiếc








 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nhìn họ xếp trực thăng WZ-9 y như anh em nhà OF đỗ xe khi đi off ấy nhể :21:
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Trực thăng hiện đại nhất châu Âu mạnh tới mức nào?



Trực thăng chống ngầm NH90 NFH (NATO Frigate Helicopter) do Công ty châu Âu NHIndustries chế tạo được coi là dòng trực thăng hải quân hiện đại nhất của các quốc gia châu Âu.


Trực thăng chống ngầm NH90 NFH của hải quân Pháp. Ảnh nhindustries.com
NH90 NFH được trang bị hệ thống cảm biến, các trang thiết bị điện tử hàng không và vũ khí mới nhất không chỉ phục vụ khả năng chiến đấu mà còn có khả năng bảo đảm an toàn cao cho phi hành đoàn. Phần lớn vật liệu dùng để chế tạo máy bay trực thăng NH90 NFH là vật liệu composite có trọng lượng nhẹ.



NH90 NFH có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trong một lần cất cánh. Ảnh nhindustries.com
Được trang bị 2 động cơ, NH90 NFH có khả năng chuyên chở khoảng 20 người. Tốc độ tối đa có thể đạt được là 300km/h, cự ly hoạt động 1.200km. NH90 NFH được trang bị ngư lôi và tên lửa đối hạm lắp trên các giá treo vũ khí bên ngoài. Nhờ thiết bị hiện đại và phần mềm đảm bảo, NH90 NFH có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trong một lần cất cánh. Hiện nay Pháp, Italia, Na Uy, New-Zealand, Áo, Bỉ và Đan Mạch đã đặt hàng công ty NHIndustries với tổng số 111 chiếc NH90 NFH.

Theo Defense Aerospace, trong thời gian tới trực thăng chống ngầm NH90 NFH sẽ được chuyển giao cho hải quân Pháp và bắt đầu từ năm 2011, NH90 NFH sẽ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Được biết, Pháp đã đặt hàng công ty NHIndustries tất cả 68 trực thăng NH90, trong đó gồm 27 trực thăng chống ngầm phiên bản NFH, 27 trực thăng vận tải phiên bản VERTREP và 14 trực thăng chiến đấu. Theo các điều kiện của hợp đồng, công ty NHIndustries sẽ phải hoàn tất việc chuyển giao vào năm 2012.

HL (Lenta, Arms-expo)

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em đoán ngay kiểu gì cũng có 1 thằg Khựa dc vào danh sách mà
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thì nghe giang hồ đồn e này cũng gấu lắm mà ...
 

tuvit77

Xe tăng
Biển số
OF-65831
Ngày cấp bằng
8/6/10
Số km
1,758
Động cơ
452,257 Mã lực
Nơi ở
OTOFUN - THÁI NGUYÊN
toàn hàng khủng......vịt mình ko biết đã trang bị loại nào mới nhất rồi.............8->
 

Mắt Kính

Xe điện
Biển số
OF-34637
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
2,576
Động cơ
500,471 Mã lực
Nơi ở
Tam Hoa city: Hoa Phượng, Hoa Hậu và...Hoa Cải
Bài số 4 phần giới thiệu về máy bay WZ-9 của Khựa em thấy 4 cái hình thì chẳng biết cái nào là WZ-9 cả.
2 loại trực thăng này khác nhau hoàn toàn, cụ chủ thớt có nhầm lẫn không vậy?
Loại này có cánh quạt đuôi nằm ngoài, trong khi ảnh của cụ thì WZ9 có cánh quạt đuôi nằm trong thân.
 
Chỉnh sửa cuối:

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,329
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
con A-129 có vẻ cũ rồi nó mới ra lò phiên bản T-129 mới khủng!




 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,329
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
mấy con WZ-9 của tầu khựa cũng xếp kho bởi chũng đã nâng cấp sang WZ-10 từ năm ngoái.hy vọng nó tặng lại vn đống kia

 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Bài số 4 phần giới thiệu về máy bay WZ-9 của Khựa em thấy 4 cái hình thì chẳng biết cái nào là WZ-9 cả.
2 loại trực thăng này khác nhau hoàn toàn, cụ chủ thớt có nhầm lẫn không vậy?
Loại này có cánh quạt đuôi nằm ngoài, trong khi ảnh của cụ thì WZ9 có cánh quạt đuôi nằm trong thân.
Vâng ! Hình như cái loại cánh quạt đuôi nằm ngoài nó là WZ-10 rồi thì phải.
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Coppy bài chú Pín sang đây nhé:

Một loạt các bức ảnh công bố đầu tháng 11 cho thấy trực thăng tấn công thế hệ mới WZ-10A đã chính thức phục vụ không quân Trung Quốc (PLAAF).

Không quân Trung Quốc thiếu một loại máy bay trực thăng tấn công, chống tăng, ngăn chặn trên chiến trường uy lực như AH-64 Apache của Mỹ, Mi-28, KA-50-52 của Nga. Do đó, giới quân sự nước này đã phát triển chương trình thiết kế, chế tạo loại trực thăng tấn công hiện đại, bắt đầu từ năm 1998. Viện 602 và Công ty Công nghiệp Changhe Aircraf (CHAIC) tại Cảnh Đức, Giang Tây chịu trách nhiệm trong dự án này.

Máy bay trực thăng được thiết kế lai tạp giữa kiểu dáng của loại trực thăng tấn công A-129 của Italiy và Rooviak của Nam Phi. Phiên bản đầu tiên được định danh là WZ-10. Trực thăng được thiết kế với hai chổ ngồi trước và sau, tương tự như A-129 của Italiy.

Phía trước máy bay bố trí một khẩu pháo 23mm với cách bố trí tương tự như A-129. Hai cánh bên hông có khả năng mang tối đa 8 tên lửa chống tăng HJ-10. Phiên bản WZ-10 được trang bị động cơ trục tuabin Pratt & Whitney PT6C của Canada. Phiên bản WZ-10A nhiều khả năng được trang bị động cơ động cơ trục tuabin European MTR 390.

Thân máy bay được thiết kế bằng vật liệu composit với tỷ lệ thấp, có khả năng tành hình nhẹ. Buồng lái được bọc giáp có khả năng chịu được đạn 12,7mm, phi công được trang bị ghế phóng tương tự KA-50.
Hệ thống điện tử trên máy bay khá phức tạp, lai tạp từ nhiều nguồn khác nhau, như: Hệ thống chuyển hướng được sản xuất trong nước, hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp kỹ thuật số tương tự Starry Night của Pháp, radar xung Dopper, hệ thống định vị GPS chưa sõ nguồn gốc.
WZ-10 có một hệ thống cảm biến rơ le quang học cung cấp thông tin thông qua mũ bảo hiểm của phi công, được cho là tương tự như hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ phi công của Mỹ.

Hệ thống được sử dụng để điều khiển pháo 23mm, cung cấp khả năng quan sát và nhận thức tình huống trên chiến trường. Ngoài ra máy bay còn được trang bị hệ thống cảnh báo radar, tên lửa, hệ thống liên lạc để hai máy bay không nhắm cùng một mục tiêu.

Phiên bản WZ-10A được trang bị một radar hoàn toàn mới, hệ thống kiểm soát hồng ngoại mới, hệ thống tăng áp cho phép cất, hạ cánh trên tàu sân bay.

Máy bay có trọng lượng 5,543kg, dài 14,15 mét, cao 3,84 mét, cánh quạt chính 5 tấm dài 12 mét, cánh quạt đuôi 4 tấm dài 4,2 mét, hai cánh phụ hai bên hông có khả năng mang 1.500kg vũ khí bao gồm tên lửa 57mm, 8 tên lửa chống tăng HJ-10 sao chép tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire của Mỹ.

Cho dù được thiết kế khá hiện đại, song WZ-10A vẫn không thể so sánh được với AH-64 Apache, Mi-28, Ka-50-52, thậm chí WZ-10A không so sánh đươc với Mi-24 sản xuất từ những năm 1980.

Nguồn gốc của các thiết bị, động cơ, hệ thống điện tử, vũ khí phức tạp khiến năng lực hoạt động của WZ-10 còn nhiều hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các hệ thống vũ khí của Trung Quốc không được đánh giá cao trên thị trường vũ khí thế giới. Tuy nhiên, xét về tương quan biên chế quân sự trong nước, đây là sự bổ sung đáng kể cho quá trình hiện đại hóa của không quân Trung Quốc.

Trung Hiếu (theo Airforce World, China Defence)
 

babetnhe

Xe điện
Biển số
OF-5374
Ngày cấp bằng
12/6/07
Số km
3,101
Động cơ
575,028 Mã lực
Nơi ở
Ngườm Ngao Động -Bản Giốc Thác
Mà sao ngày 19/09/2010 thằng này mới bay thử lần đầu tiên là thế nào nhỉ ??
Rớt trực thăng tối tân Trung Quốc



VietnamDefence - Ngày 19.9.2010, biến thể mới của trực thăng Z-9 đã bị rơi tại Harbin, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, 2 phi công bị chấn thương, ngoài ra không có nạn nhân nào khác.
Trực thăng Z-9 của Trung Quốc
Trực thăng này bị nổ khi thực hiện chuyến bay thử đầu tiên gần trung tâm bay thử ở ngoại ô Harbin.

Các lực lượng cứu hộ lập tức được phái tới hiện trường tai nạn, cảnh sát bao vây khu vực trực thăng rơi.

“So với máy bay, cơ hội sống sót khi trực thăng bị tai nạn cao hơn nhiều. Nếu các lá cánh không bị hỏng nặng và động cơ vẫn làm việc, trực thăng vẫn có khả năng hạ thấp độ cao với tốc độ cho phép”, kỹ thuật viên Wang, người từng làm việc gần 20 năm trong ngành chế tạo trực thăng, nói. Một ủy ban đang điều tra nguyên nhân tai nạn

  • Nguồn: china-defense.blogspot.com, thepeopleofpakistan.files.wordpress.com, MP, 21.9.10.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top