- Biển số
- OF-141945
- Ngày cấp bằng
- 15/5/12
- Số km
- 43
- Động cơ
- 364,730 Mã lực
Nổ máy ngay khi lên xe, trang điểm hay đi giầy cao gót khi lái xe, không kéo phanh tay khi đỗ xe đường dốc... là những thói quen không chỉ gây hại cho xe mà còn có thể gây mất an toàn đối với phụ nữ khi điều khiển ô tô.
>> Kinh nghiệm lái xe an toàn cho phái đẹp
>> 8 kiêng kị khi lái xe
Theo các chuyên gia kỹ thuật của Ford Việt Nam, một số thói quen dưới đây có khả năng gây mất an toàn, hư hại xe hoặc tiêu hao nhiên liệu lớn...
1. Nổ máy ngay khi lên xe: Thông thường trước khi nổ máy, người lái cần điều chỉnh vị trí ghế lái, vị trí vô lăng, gương chiếu hậu, thắt dây an toàn. Sau khi hoàn tất các thao tác điều chỉnh để có tầm quan sát tốt nhất, người lái mới nổ máy và khởi hành.
2. Trang điểm, nghe điện thoại, điều chỉnh ghế, gương khi đang lái xe: Đây là những điều tuyệt đối cấm kỵ với phụ nữ khi đang lái xe bởi những hành động này sẽ giảm sự tập trung, khả năng quan sát và xử lý tình huống của người lái, nguy cơ gây tai nạn.
3. Đi giầy cao gót: Việc dùng giày cao gót khi lái xe sẽ làm giảm độ chuẩn xác của những thao tác thường xuyên như côn, ga, phanh, gây mất an toàn. Vì thế, phụ nữ nên sử dụng giầy đế thấp khi lái xe. Một số xe (như Ford Fiesta) có ngăn đựng giầy ngay dưới ghế lái rất thuận tiện.
Chị em tìm hiểu nguyên tắc lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.
4. Để đồ chơi trên mặt táp-lô hoặc gương chiếu hậu trong xe: Điều này sẽ làm giảm khả năng quan sát, khả năng tập trung của lái xe. Đặc biệt khi có những tình huống phanh gấp, va chạm, những đồ chơi này lại có thể bay ra khỏi vị trí gây chấn thương cho người ngồi trên xe.
5. Chuyển cần số từ vị trí D về R hoặc P khi xe chưa dừng hẳn: Thao tác này sẽ gây hại rất lớn cho hộp số, động cơ. Tốt nhất nên để xe dừng hẳn rồi mới thực hiện việc chuyển vị trí như trên.
6. Không kéo phanh tay khi đỗ đường đèo dốc: Việc đưa cần số về vị trí P khi đỗ xe ở nơi bằng phẳng là đủ nhưng lại chưa đủ khi bạn đỗ xe nơi đường đèo dốc. Khi đó xe luôn chịu áp lực lao xuống nên lái xe cần kéo phanh tay để hỗ trợ. Thậm chí một số trường hợp như xe tải, đỗ xe lâu..., người ta thường sử dụng thêm cả miếng kê lốp xe.
7. Rửa khoang động cơ bằng vòi nước áp suất cao: Điều này sẽ khiến nước xâm nhập vào các chi tiết máy, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của động cơ. Nhiều trường hợp chỉ cần để xe qua đêm là xe có thể chạy bình thường trở lại do khi đó hơi nước đã bay hết.
8. Đỗ xe, kéo phanh tay sau khi đi đường ngập nước và không sử dụng trong thời gian dài: Việc đi vào đường ngập nước sẽ khiến nước bám vào má phanh, để lâu sẽ gây ra hiện tượng ô xy hóa, sinh ra lớp mạt gỉ sét có thể bó cứng phanh. Vì thế cần vệ sinh xe sau khi đi đường ngập nước, đồng thời khi đỗ thời gian dài chỉ cần chuyển về vị trí P là đủ.
9. Nổ máy lại sau khi xe chết máy do ngập nước: Tuyệt đối không thao tác như vậy bởi khi nước tràn vào làm chết máy, việc khởi động lại sẽ gây ra hiện tượng thủy kích, hậu quả có thể là cong tay biên, vỡ lốc máy và thiệt hại rất lớn cho động cơ...
10. Bật điều hòa nóng khi đi trời mưa: Khi đi trời mưa thường có hơi nước bám vào kính làm hạn chế khả năng quan sát. Cách tốt nhất là bật điều hòa chiều lạnh, hơi nước sẽ nhanh chóng biến mất. Việc bật điều hòa chiều nóng chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn.
>> Kinh nghiệm lái xe an toàn cho phái đẹp
>> 8 kiêng kị khi lái xe
Theo các chuyên gia kỹ thuật của Ford Việt Nam, một số thói quen dưới đây có khả năng gây mất an toàn, hư hại xe hoặc tiêu hao nhiên liệu lớn...
1. Nổ máy ngay khi lên xe: Thông thường trước khi nổ máy, người lái cần điều chỉnh vị trí ghế lái, vị trí vô lăng, gương chiếu hậu, thắt dây an toàn. Sau khi hoàn tất các thao tác điều chỉnh để có tầm quan sát tốt nhất, người lái mới nổ máy và khởi hành.
2. Trang điểm, nghe điện thoại, điều chỉnh ghế, gương khi đang lái xe: Đây là những điều tuyệt đối cấm kỵ với phụ nữ khi đang lái xe bởi những hành động này sẽ giảm sự tập trung, khả năng quan sát và xử lý tình huống của người lái, nguy cơ gây tai nạn.
3. Đi giầy cao gót: Việc dùng giày cao gót khi lái xe sẽ làm giảm độ chuẩn xác của những thao tác thường xuyên như côn, ga, phanh, gây mất an toàn. Vì thế, phụ nữ nên sử dụng giầy đế thấp khi lái xe. Một số xe (như Ford Fiesta) có ngăn đựng giầy ngay dưới ghế lái rất thuận tiện.
Chị em tìm hiểu nguyên tắc lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.
4. Để đồ chơi trên mặt táp-lô hoặc gương chiếu hậu trong xe: Điều này sẽ làm giảm khả năng quan sát, khả năng tập trung của lái xe. Đặc biệt khi có những tình huống phanh gấp, va chạm, những đồ chơi này lại có thể bay ra khỏi vị trí gây chấn thương cho người ngồi trên xe.
5. Chuyển cần số từ vị trí D về R hoặc P khi xe chưa dừng hẳn: Thao tác này sẽ gây hại rất lớn cho hộp số, động cơ. Tốt nhất nên để xe dừng hẳn rồi mới thực hiện việc chuyển vị trí như trên.
6. Không kéo phanh tay khi đỗ đường đèo dốc: Việc đưa cần số về vị trí P khi đỗ xe ở nơi bằng phẳng là đủ nhưng lại chưa đủ khi bạn đỗ xe nơi đường đèo dốc. Khi đó xe luôn chịu áp lực lao xuống nên lái xe cần kéo phanh tay để hỗ trợ. Thậm chí một số trường hợp như xe tải, đỗ xe lâu..., người ta thường sử dụng thêm cả miếng kê lốp xe.
7. Rửa khoang động cơ bằng vòi nước áp suất cao: Điều này sẽ khiến nước xâm nhập vào các chi tiết máy, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của động cơ. Nhiều trường hợp chỉ cần để xe qua đêm là xe có thể chạy bình thường trở lại do khi đó hơi nước đã bay hết.
8. Đỗ xe, kéo phanh tay sau khi đi đường ngập nước và không sử dụng trong thời gian dài: Việc đi vào đường ngập nước sẽ khiến nước bám vào má phanh, để lâu sẽ gây ra hiện tượng ô xy hóa, sinh ra lớp mạt gỉ sét có thể bó cứng phanh. Vì thế cần vệ sinh xe sau khi đi đường ngập nước, đồng thời khi đỗ thời gian dài chỉ cần chuyển về vị trí P là đủ.
9. Nổ máy lại sau khi xe chết máy do ngập nước: Tuyệt đối không thao tác như vậy bởi khi nước tràn vào làm chết máy, việc khởi động lại sẽ gây ra hiện tượng thủy kích, hậu quả có thể là cong tay biên, vỡ lốc máy và thiệt hại rất lớn cho động cơ...
10. Bật điều hòa nóng khi đi trời mưa: Khi đi trời mưa thường có hơi nước bám vào kính làm hạn chế khả năng quan sát. Cách tốt nhất là bật điều hòa chiều lạnh, hơi nước sẽ nhanh chóng biến mất. Việc bật điều hòa chiều nóng chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn.