Em nhớ có hẳn một thớt dài đằng đẵng phân tích từng đặc tính một nữa cơ.
Nó đây:
https://www.otofun.net/threads/thoi-hu-tat-xau-nguoi-viet.1291109/
Chỉ quen ưa nịnh
(Trần Trọng Kim, Mấy lời bàn với Phan tiên sinh về Khổng giáo, năm 1930)
Người mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê, rồi hễ thấy người ta bẻ bắt điều gì là mích lòng và không hiểu rằng “người dạy ta mà phải là hầu ta, người trách ta mà phải là bạn ta". Bởi vậy người phê bình cũng không muốn phê bình, mà sự học cũng không tiến bộ được.
Nhiều trò quảng cáo bỉ ổi
(Hoa Bằng, Vài cái liệt điểm của một số nhà văn ta, Tri tân, năm 1942)
Người ta khoác bộ áo phê bình để thực hành cái dã tâm tâng bốc lẫn nhau, quảng cáo lẫn nhau. AnhGiáp viết đến mấy kỳ báo ca tụng "văn nghiệp"(!) của anh Ất(1) rồi anh Ất để hết lại, viết hàng mớ bài tán lương về văn tài về tác phẩm của anh Giáp. Nhưng bạn đọc, giá chịu khó tò mò đôi chút, sẽ biết rõ ngay hai anh ấy là bạn nối khố của nhau, lợi dụng tờ báo để công kênh nhau lên chín tầng mây biếc. Đáng tức cười hơn nữa, cùng trong một Tòa soạn, trong một đoàn văn, họ lại vẫn giở ngón quá chướng là phê bình tác phẩm của nhau vẫn một giọng khen ngợi hết lời, hoan hô nhiệt liệt.
(1) Cũng như ngày nay hay nói anh A anh B, anh X, anh Y
Kém óc khoa học
(PhanKhôi, người Việt Namvà óc khoa học, Tao Đàn, năm 1939)
Trong đám trí thức chúng ta đã có nhiều kẻ tự nhận mà tuyên bố lên rằng người Việt Nam thiếu óc phê bình, không có óc khoa học. Rồi coi ai cũng im thin thít chịu cả, ai cũng làm thinh, không cãi lại. Phải, chịu chứ còn ai sao được! Các sách Nho ta thường học mở ra thấy đầy những chữ như là tam tài, tam quang, ngũ luân, ngũ hành(1)... còn bao nhiêu nữa không kể hết - mới nghe như là rành về óc phân loại lắm mà kỳ thực nào có phải. Những chữ số mục trên một danh từ ấy chẳng qua bởi người ta thấy cái gì lược đến đâu thì kể đến đó, chứ chẳng phải có chủ ý làm một sự phân tích cho hợp với lẽ đương nhiên.
Trong lúc nền học thuật nước ta bắt đầu độc lập, tôi thấy như ai nấy có huynh hướng về văn học hơn khoa học. Ấy là cái hiện tượng đáng cho chúng ta không lấy làm mãn ý. Có người đã ví văn học và khoa học như hai anh chim chích(2) một không bay nổi. Chuyện chuộng văn học thì lâu ngày nó sẽ thành ra vô thực dụng, cái gương Hán học hồi trước vẫn còn treo mãi cho chúng ta.
Người mình thường thích nịnh, không thích bị chê. Trong đời sống ai mà chê là từ bạn thành thù, trong bàn nhậu có khi thành án mạng. Thấy hay ghi lại cho mọi người đọc, gạch đá xin nhận.
Nguồn : Chungta.com.vn