[TT Hữu ích] 10-1962 - khủng hoảng tên lửa ở Cuba

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Năm 1959, Burt Glinn (34 tuổi) theo sát hành trình của Fidel Castro từ chiến khu về Havana với hàng trăm bức hình (em vừa posted một vài trong số đó)





42 năm sau, năm 2001, Burt Glinn (76 tuổi) mới có điều kiện gặp lại Fidel Castro
Cả hai đã già
Lần đó Burt Glinn mang theo hai con Samuel (trai) và Elena (gái)
Theo em hiểu, chính quyền Mỹ sẽ tước passport và có thể xử tù những công dân Hoa Kỳ đến Cuba, nên 42 năm sau, khi việc này được xoá bỏ thì Burt Glinn mới đến được Cuba

 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,591 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Em xem phim thì thấy vụ chiến tranh ở Cuba này suýt nữa nảy ra nếu không có lực lượng X-man / Người đột biến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Fidel Castro tiếp đón nồng hậu Burt Glinn và hai con của ông








 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Fidel Castro hồi tưởng quá khứ qua những bức hình mà Burt Glinn đã chụp





 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Copy 1 tí về lời của chính Fidel trong vụ này:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=27262.130
-------------
Và cuộc khủng hoảng đã bắt đầu như thế nào?

Khoảng ngày 14-15 tháng 10 năm 1962, phía Mỹ phát hiện ra những tên lửa Liên Xô được triển khai trên đất Cuba. Một chiếc máy bay do thám U-2 bay rất cao đã chụp ảnh được một số bệ phóng. Đến tận ngày nay chúng tôi mới biết sự thật là chính một thành viên trong cơ quan tình báo Liên Xô, Đại tá Oleg Penkovsky, đã cung cấp cho phía Mỹ tọa độ chính xác của các trận địa tên lửa mà sau đó được chiếc U-2 xác nhận. Kennedy nhận được tin này vào ngày 16 tháng 10. Sáu ngày sau, cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Điều không thể tin nổi trong thái độ của Khruschev là ở chỗ, trong khi các khẩu đội tên lửa đất đối không được bố trí khắp nơi trên hòn đảo, vậy mà hoàn toàn không có nỗ lực nào trong việc ngăn chặn đối phương phát hiện ra các vị trí phòng thủ Cuba-Liên Xô bằng máy bay do thám trên không.

Đây không còn là vấn đề liên quan đến chiến thuật hay chiến lược. Nó là một quyết định liên quan đến việc có ý chí và quyết tâm hay không trong việc duy trì lập trường vững vàng trong tình huống căng thẳng vừa phát sinh. Và theo quan điểm của chúng tôi, đã được chúng tôi tuyên bố công khai từ khi đó cũng như ngay trong lúc này, thì việc cho phép các máy bay do thám đó bay qua không phận của Cuba đã tạo cho kẻ thù một lợi thế rất lớn. Nó cho phép đối phương có cả một tuần liền để tổ chức kế hoạch đáp trả, cả về chính trị và quân sự.

Khi khủng hoảng nổ ra, Khruschev không ý thức được một cách rõ ràng cần phải làm gì. Tuyên bố đầu tiên của ông ta là một lời lên án mạnh mẽ và hùng hồn đối với quan điểm của Kennedy.

Và khi đó Kennedy đã làm gì?

Kennedy liên hệ với Khruschev, người mà sau đó đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, một sai lầm cả về chính trị và đạo đức. Trong một lá thư, Khruschev đã nói dối Kennedy; ông ta khẳng định với Tổng thống Mỹ rằng đó chỉ là những vũ khí “phòng thủ”, không phải vũ khí chiến lược. Rõ ràng đó là những vũ khí có thể được sử dụng cho mục đích phòng thủ, nhưng cũng là vũ khí tấn công. Có tất cả ba mươi sáu quả tên lửa chiến lược tầm trung đã được triển khai ở Cuba, cùng với những hệ thống vũ khí khác. Và vị Tướng Liên Xô được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng này có thẩm quyền, trong những tình huống cấp bách, sử dụng các loại vũ khí (hạt nhân) chiến thuật đó mà không cần tham khảo ý kiến của Mát-xcơ-va.

Lá thư đó của Khruschev được Gromyko, Andre Gromyko, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô khi đó, mang tới cho Kennedy. Đó là ngày 18 tháng 10. Vào lúc này vấn đề vẫn chưa được tiết lộ công khai. Nhưng sau đó...

Ngày 19 tháng 10, Kennedy đã họp với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, những người này đã cố vấn cho Kennedy tiến hành một cuộc không kích ồ ạt nhằm vào các vị trí triển khai tên lửa. Đến ngày 20 tháng 10, lần này theo sự cố vấn của Robert McNamara, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó, Kennedy đã ra lệnh triển khai lực lượng hải quân phong tỏa Cuba với 183 tàu chiến, trong đó có 8 tàu sân bay, và hơn 40 nghìn lính thủy đánh bộ trên các tàu vận tải.

Tại Florida, 579 máy bay chiến đấu và năm sư đoàn bộ binh được triển khai trong tình trạng báo động, trong đó có cả hai sư đoàn không quân tinh nhuệ nhất của Mỹ là các sư đoàn số 82 và 101. Nhưng người dân Mỹ, cũng như người dân trên cả thế giới vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra.

Vậy Kennedy đã ra tuyên bố công khai vào thời điểm nào?

Ông ta có bài phát biểu trên truyền hình ngày 22 tháng 10 năm 1962, lúc bảy giờ tối. Bài phát biểu đó được phát trên tất cả các kênh, khiến không khí căng thẳng được đẩy lên mức cao nhất, và đến lúc này thế giới mới nhận ra là có cuộc khủng hoảng như vậy và tất cả chúng ta đang đứng bên miệng vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Kennedy tuyên bố Liên Xô phải ngay lập tức rút toàn bộ số tên lửa nói trên về nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Và ông ta cũng tuyên bố việc phong tỏa Cuba bằng hải quân, để ngăn ngừa việc Liên Xô tiếp tục chuyển tên lửa vào đất nước chúng tôi. Đến lúc này, cơ quan an ninh Liên Xô đã bắt được Đại tá Penkovsky và họ biết rằng phía Mỹ đã có tất cả những thông tin cần thiết. Và họ cũng biết rằng Kennedy đã biết về việc Khruschev đã nói dối trong thư.
Logged

Re: CUỘC ĐỜI TÔI - Một trăm giờ với Fidel Castro

« Trả lời #133 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2013, 10:12:14 AM »
Và tới lúc đó ông mới được biết về những gì người Mỹ đã biết?

Thực sự thì tôi cũng dự đoán ra được vào ngày 22 tháng 10 đó khi đột nhiên có thông báo rằng Kennedy sẽ có bài phát biểu trên truyền hình vào lúc bảy giờ tối hôm đó, và tôi cũng đã nhận thấy một số dấu hiệu khác. Không thể có chuyện gì khác ngoài việc đó là một phản ứng trước sự hiện diện của các tên lửa Liên Xô trên đất Cuba. Trước đó tôi đã yêu cầu vị chỉ huy quân đội Liên Xô ở Cuba đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệ phóng tên lửa. Chúng tôi phải sẵn sàng chiến đấu. Mọi người đã khẩn trương làm việc cả ngày lẫn đêm. Sự thật là đến ngày 16 tháng 10 thì chưa có bệ phóng nào sẵn sàng; nhưng đến ngày 18 thì đã có tám bệ, đến ngày 20 là 13 bệ, và đến ngày 21 có hai mươi bệ. Mọi chuyện được tiến hành nhanh đến chóng mặt.

Những nguời Cuba đã làm gì khi đối mặt với tình hình nguy hiểm đó?

Như tôi vừa nói, ngay cả trước bài phát biểu của Kennedy, chúng tôi đã dự đoán được lý do ông ta xuất hiện trên truyền hình, nên ngay lập tức chúng tôi đã quyết định báo động sẵn sàng chiến đấu và huy động đến người cuối cùng. Khoảng hơn 300 nghìn chiến sĩ đã được lệnh tổng động viên, tất cả đều hừng hực tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ngày 23 tháng 10, tôi lên truyền hình để tố cáo chính sách thù địch của Mỹ, và cảnh báo nguy cơ xâm lược sắp xảy ra, kêu gọi tổng động viên toàn đất nước, và khẳng định lập trường sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi, trong mọi hoàn cảnh.

Vậy lệnh phong tỏa bằng hải quân của Mỹ có được thực hiện không?

Có, tất nhiên rồi. Lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực vào hai giờ chiều ngày 24 tháng 10. Và thời điểm đó đang có hai mươi ba chiếc tàu hải quân Liên Xô đang trên đường tới Cuba. Bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra xung đột, một chiếc tàu Mỹ có thể nổ súng vào tàu Liên Xô và thế là chiến tranh hạt nhân có thế nổ ra... Tình hình khi đó cực kỳ căng thẳng, nguy cấp.

Trong bối cảnh như vậy, Liên Hợp Quốc đã hành động như thế nào?

À, có một cuộc tranh cãi rất tai tiếng đã diễn ra ở đó, mà tôi phải coi là hết sức lố bịch, giữa Đại sứ Mỹ, Adlai Stevenson, và Đại sứ Liên Xô, Velerian Zorin. Stevenson - cũng giống như Colin Powell làm vào ngày 4 tháng 2 năm 2003 sau này, với những bằng chứng giả để biện minh cho lý do phát động cuộc chiến tấn công Irắc - đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp khẩn cấp, trong đó ông ta đưa ra những bức ảnh chụp từ trên không về các căn cứ tên lửa chiến lược. Đại sứ Liên Xô bác bỏ hoàn toàn những bằng chứng đó, phủ nhận tính chân thực của chúng, ông ta từ chối tranh cãi với phía Mỹ. Rõ ràng đó là phản ứng rất bị động, ngẫu hứng - ông ta không hề được chuẩn bị gì cho cuộc tranh luận này. Ông ta không tấn công, không lên án, không giải thích bằng những lý do hết sức xác đáng rằng Cuba - một quốc gia nhỏ bé đang phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa thường trực của Đế quốc Mỹ từ cả trong lẫn ngoài - hoàn toàn có quyền yêu cầu viện trợ quân sự, và Liên Xô, trung thành với nguyên tắc và nghĩa vụ quốc tế của mình, đã cung cấp cho Cuba sự viện trợ đó. Thay vào đó, ông ta sa vào một cuộc tranh luận thảm hại, xuất phát từ chính lập trường dao động và khả năng xử lý tình hình một cách yếu kém của Khruschev trong những tháng trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Ông ta đã sai lầm khi từ chối cuộc tranh luận, mà lẽ ra nếu thực hiện, ông ta phải dựa vào lý lẽ cơ bản là chủ quyền của đất nước Cuba, cùng quyền tự vệ chính đáng của nó. Đó là chuyện xảy ra ngày 25 tháng 10 năm 1962.

Trong khi đó, tôi tin rằng nguời Mỹ vẫn đang tiến hành những chuyến bay do thám trên không phận Cuba, đúng vậy không?

Vâng, sự thật là như vậy. Chúng vẫn tiến hành bay do thám trên hòn đảo, và chúng được phép làm như vậy mà không bị trừng trị, bất chấp hệ thống phòng không đã được triển khai không với mục đích gì khác ngoài việc ngăn chặn điều đó, ngăn chặn sự do thám công khai, trắng trợn trên lãnh thổ của chúng tôi, quan sát mọi chi tiết liên quan đến công cuộc bảo vệ Tổ quốc của Cuba.

Vậy là phía Mỹ vẫn tiếp tục triển khai những chuyến bay do thám bằng máy bay U-2, thậm chí họ còn bắt đầu thực hiện những chuyến bay do thám tầm thấp. Chúng tôi quyết định phải bắn hạ những chiếc máy bay Mỹ đang bắt đầu thực hiện các chuyến bay tầm thấp này. Anh không thể phát hiện ra các chuyến bay ở tầm ngang với ngọn cây, nhất là khi chúng thực hiện những cú do thám chớp nhoáng và bất ngờ. Chúng tôi thông báo lại tình hình này với những sĩ quan quân sự Liên Xô đang chỉ huy tại đây, chúng tôi nói với họ rằng không được phép để những chuyến bay do thám tầm thấp như vậy được nhởn nhơ hoạt động. Trước đó chúng tôi cũng cho họ biết là chúng tôi sẽ tự bắn hạ những chiếc máy bay này. Và sau đó hệ thống pháo cao xạ phòng không của chúng tôi đã khai hỏa.

Ngày 27 tháng 10, tại tỉnh Oriente, một khẩu đội tên lửa SAM do các quân nhân Liên Xô điều khiển đã bắn rụng một chiếc máy bay do thám U-2. Đây chính là lúc không khí căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Viên sĩ quan Mỹ Rudolph Anderson, người phi công lái chiếc U-2 đó, thiệt mạng. Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đấu thực sự đã bắt đầu. Bất kỳ lúc nào, một sự kiện tương tự cũng có thể xảy ra, và tất cả đều có thể làm bùng nổ một cuộc chiến tổng lực. Và tôi xin khẳng định lại rằng trong khi đó ở Cuba, tất cả chúng tôi vẫn hết sức bình tĩnh.

Khi đó ông có nghĩ rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi?

Vâng, đó là một thời khắc vô cùng căng thẳng. Bản thân chúng tôi cũng nghĩ rằng việc xảy ra xung đột là không thể tránh khỏi. Nhưng chúng tôi quyết tâm và sẵn sàng đương đầu với nguy cơ đó. Trong đầu chúng tôi không lúc nào xuất hiện ý nghĩ đầu hàng trước sự đe dọa của đối phương.

Nhưng cuối cùng thì Liên Xô đã nhượng bộ.

Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, Liên Xô đã đưa ra một đề xuất với phía Mỹ. Và Khruschev thậm chí còn không thèm tham khảo ý kiến chúng tôi. Họ đề nghị rút tên lửa về nếu phía Mỹ đồng ý rút tên lửa Jupiter của mình ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Kennedy đồng ý với nhượng bộ đó ngày 28 tháng 10. Và Liên Xô bắt đầu rút những quả tên lửa SS-4 của mình về. Đối với chúng tôi, rõ ràng đó là một quyết định sai lầm. Nó gây cho chúng tôi cảm giác phẫn nộ đến cùng cực.

Chắc chắn các ông đã cảm thấy rằng họ “đi đêm” với nhau để đạt thỏa thuận sau lưng mình?

Chúng tôi chỉ được biết qua các thông báo tin tức rằng Liên Xô đang đưa ra đề nghị rút tên lửa về nước. Trong khi đó họ chưa hề có bất kỳ động thái nào gọi là thảo luận với chúng tôi! Chúng tôi không hề phản đối việc đạt được giải pháp, vì điều quan trọng nhất khi đó là tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng lẽ ra Khruschev phải nói với phía Mỹ rằng, “Phía Cuba cũng phải được tham gia vào quá trình đàm phán”. Nhưng thời điểm đó họ đã xuống tinh thần, và không còn giữ được tinh thần kiên định như lúc đầu nữa. Về mặt nguyên tắc, lẽ ra họ phải tham khảo ý kiến của chúng tôi.

Giả sử nếu họ làm như vậy, thì những điều kiện của bản thỏa thuận sau đó chắc chắn là đã tốt hơn. Sẽ không đời nào có sự xuất hiện của Căn cứ Hải quân Guantánamo; sẽ không bao giờ tái diễn những chuyến bay do thám tầm cao... Tất cả những điều đó khiến chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm; chúng tôi coi đó như một lời lăng mạ. Và chúng tôi đã phản đối. Thậm chí ngay cả sau khi Bản thỏa thuận được ký kết, chúng tôi vẫn bắn vào những chuyến bay do thám tầm thấp. Vì vậy cuối cùng phía Mỹ phải tạm ngưng. Quan hệ giữa chúng tôi với Liên Xô cũng trở nên tồi tệ. Trong nhiều năm liền, chuyện này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Cuba - Liên Xô.

Tôi không định nói cho ông một cách chi tiết tất cả những bước đi mà chúng tôi đã tiến hành trong giai đoạn khủng hoảng đó, nhưng có lẽ ông sẽ không thể hiểu một cách ngọn ngành tất cả những khía cạnh chính trị, đạo đức và quân sự nếu không tham khảo những lá thư mà tôi và Khruschev đã trao đổi trong những ngày đó.

Tôi xin được bắt đầu bằng lá thư mà tôi gửi cho Khruschev ngày 26 tháng 10 năm 1962:

Đồng chí Khruschev thân mến,

Sau khi phân tích tình hình và căn cứ vào những báo cáo chúng tôi hiện có, tôi đánh giá rằng cuộc tấn công có thể xảy ra bất kỳ lúc nào - trong vòng từ hai mươi tư đến bảy mươi hai giờ tới.

Có hai tình huống có thể xảy ra: tình huống thứ nhất và dễ xảy ra nhất là một cuộc không kích để phá hủy một số mục tiêu cụ thể; tình huống thứ hai, dù ít khả năng xảy ra hơn nhưng vẫn hoàn toàn có thể, là đổ quân vào xâm lược. Theo quan điểm của tôi thì tình huống thứ hai này đòi hỏi một lực lượng khá lớn và cũng là hình thức xâm lược dễ vấp phải sự phản kháng nhất, cho nên rất có thể họ sẽ phải cân nhắc kỹ.

Đồng chí có thể tin chắc rằng chúng tôi sẽ tiến hành kháng cự một cách quyết liệt và kiên định trong trường hợp bị tấn công bằng bất kỳ khả năng nào. Tinh thần của nhân dân Cuba đang lên rất cao, và chúng tôi sẽ anh dũng đương đầu với quân xâm lược.

Nhân tiện đây tôi cũng xin được trình bầy qua với đồng chí một quan điểm hoàn toàn cá nhân.

Trong trường hợp xảy ra tình huống thứ hai và Đế quốc (Mỹ) tiến hành xâm lược Cuba với ý đồ chiếm đóng đất nước nãy, thì chính sách hiếu chiến đó sẽ tạo ra cho nhân loại những mối hiểm họa ghê gớm đến nỗi Liên Xô không bao giờ được cho phép để xảy ra những hoàn cảnh trong đó Chủ nghĩa Đế quốc có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào mình (Liên Xô).

Tôi nói như vậy bởi vì tôi tin chắc ràng chính sách hiếu chiến của Chủ nghĩa Đế quốc đã trở nên vô cùng nguy hiểm, và nếu quả thực chúng rắp tâm thực hiện một hành động tàn bạo và trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế cũng như lương tri của thời đại bằng cách xâm lược Cuba, thì đó cũng sẽ là thời khắc cần loại vĩnh viễn mối hiểm họa này, bằng một hành động tự vệ hoàn toàn chính đáng. Cho dù đó có là một giải pháp khó khăn và khủng khiếp đến đâu chăng nữa, cũng không còn cách nào khác.

Quan điểm này của tôi càng được củng cố hơn bởi những gì tôi quan sát và nhận định về sự phát triển của chính sách hiếu chiến và thái độ ngang nhiên thách thức công luận của Chủ nghĩa Đế quốc, tự cho mình đứng trên mọi nguyên tắc và luật pháp: chúng trắng trợn phong tỏa vùng biển, xâm phạm không phận của chúng tôi, và giờ đây đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời phá hoại mọi nỗ lực đăm phán hòa bình, mặc dù biết tình thế hiện tại đang căng thẳng đến mức nào.

Từ trước đến nay đồng chí vẫn luôn là một chiến sĩ báo vệ hòa bình không mệt mỏi, tôi hiểu đồng chí đang phải trải qua những giờ phút vô cùng căng thẳng và khó khăn, khi mà kết quả của những nỗ lực phi thường của các đồng chí đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến tận giây phút cuối cùng, chúng tôi vẫn giữ vững niềm hy vọng ràng hòa bình sẽ được cứu rỗi, và chúng tôi hoãn toàn sẵn sàng đóng góp tất cả những gì có thể trong khả năng của mình để đạt được mục tiêu đó. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng bình tĩnh đối mặt với một tình huống mà chúng tôi đánh giá là có thực và đang sắp sửa xảy ra.

Một lần nữa tôi xin gửi tới đồng chí lòng biết ơn vô bờ bến của nhân dân Cuba đối với nhăn dân Xô Viết, những người đã vô cùng hào phóng và hữu nghị với chúng tôi, cũng như lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng của chúng đối với cá nhân đồng chí, đồng thời xin chúc đồng chí thành
 

ImPopeye

Xe máy
Biển số
OF-377121
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
99
Động cơ
246,730 Mã lực
Nhiều ảnh và tư liệu quý quá, rất cảm ơn cụ đã dày công biên tập :
 

SoDepCatTuong

Xe điện
Biển số
OF-93894
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
3,186
Động cơ
426,186 Mã lực
NHiều món đời hơi sâu, Vn sang xin khả năng Cuba sẽ cho 1 mớ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Fidel Castro những ngày ở chiến khu, khoảng 1958 (ảnh hiếm)




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Ngày 26-7-1959, Cuba kỷ niệm 6 năm ngày khởi nghĩa Moncada, rất đông người đến và để chiếm ngưỡng Fidel Castro diễn thuyết
Đông đến mức, một số người ngất tại cuộc mít tinh


 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Fidel Castro ham mê thể thao từ nhỏ

1943

dù ở cương vị cao, nhưng cụ vẫn thường ra sân
tháng 7-1959



16-2-1965 – khai mạc giải bóng chày tại Havana
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Trượt tuyết và cưỡi lạc đà





 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Chụp ảnh


Trả lời phỏng vấn ngay trên xe (hình như có đồ chơi)




Với võ sĩ quyền Anh Stevenson - người đoạt 3 huy chương vàng Olympic
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực






 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Tiếp vợ chồng nhà triết học giải Nobel Jean Paul Sartre


Rất dân dã khi tiếp Brezhnev
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
CUBA sau khi cụ Fidel Castro cầm quyền
Sau khi thiết lập chính quyền, cụ Fidel Castro có xu hướng đưa Cuba theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa
Nhiều người Cuba đã rời bỏ tổ quốc sang sinh sống ở Hoa Kỳ, chủ yếu sống ở Miami (tiểu bang Frorida) cách Cuba chừng 200 km (sau này trở thành làn sóng bỏ Cuba ra đi bất hợp pháp)
Cụ quốc hữu hoá một số ngành then chốt, và có những hoạt động cứng rắn khiến chính quyền Hoa Kỳ tức giận, cắt đứt viện trợ kinh tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao và cấm vận kinh tế Cuba vào 1961







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,984 Mã lực
Cụ quốc hữu hoá một số ngành then chốt đụng chạm đến quyền lợi của công dân Hoa Kỳ khiến chính quyền Hoa Kỳ tức giận, cắt đứt viện trợ kinh tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao và cấm vận kinh tế Cuba vào 1961

Tháng 5-1960 – Hoa Kỳ cắt viện trợ kinh tế cho Cuba



1961 - Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba và đóng cửa Đại sứ quán tại Havana


Phóng viên LIFE phải giấu phim để mang ra khỏi Cuba


Nhà hàng vắng tanh
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top