Vì sao Liên Xô đặt tên lửa ở Cuba
Về phía Liên Xô
Đúng như cụ Vịt Xanh nói, năm 1961 Mỹ đặt khoảng 100 tên lửa PGM-19 Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ và PGM-17 Thor ở Ý. PGM-17 Thor đặt từ trước ở Ý, đã lỗi thời và Mỹ đã có kế hoạch thay thế, nhưng Liên Xô không biết điều này
Về phía Cuba:
- Tháng 2-1962, Hoa Kỳ công khai mở cấm vận kinh tế chống Cuba
- Quốc hội Hoa Kỳ cho phép tấn công những nước nào đe doạ an ninh Mỹ. Nói ngắn gọn là muốn đánh Cuba thì đánh.
Hai sự việc trên khiến Cuba bị dồn vào chân tường
Tiến triển của sự kiện:
Chiều 17-10-1962 - sau khi kiểm tra tất cả những bức hính, CIA thông báo cho Bộ Ngoại giao và Cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy
McGeorge Bundy thông báo vắn tắt cho Bộ trưởng quốc phòng McNamara lúc nửa đêm, và McGeorge Bundy đợi sáng hôm sau 18-10 sẽ thông báo cho Tổng thống Kennedy
Suốt từ 18-10 đến 22-10-1962 là những phương án của Mỹ:
1) Không làm gì cả.
2) Dùng áp lực ngoại giao để buộc Liên Xô tháo bỏ các tên lửa.
3) Một cuộc không kích nhắm vào các tên lửa.
4) Một cuộc xâm chiếm toàn diện bằng quân sự.
5) Phong tỏa vùng biển Cuba. Được tái định nghĩa như một cuộc "cách ly" (ý nghĩa giống như cách ly bệnh nhân) có chọn lựa hơn.
Giới quân sự như Taylor, LeMay... ủng hộ những biện pháp cứng rắn tấn công Cuba
Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara không tán thành việc tấn công bằng quân sự
Anh, Pháp, Đức và những Đồng Minh của Mỹ ở châu Âu không tán thành đánh Cuba, họ e ngại Liên Xô sẽ mượn gió bẻ măng, tấn công Tây Berlin và chiếm lấy những vùng đất khác. Đối với họ, Cuba quá xa, chẳng phải cái họ muốn đánh đổi. Riêng Anh phản ứng kịch liệt hơn
Cuối cùng thì Tổng thống Kennedy chọn phương án 5:
phong toả Cuba và kiểm soát tàu bè ra vào Cuba
Ngày 22-10-1962 – Tổng thống Mỹ lên truyền hình thông báo với nhân dân Hoa Kỳ về sự kiện tên lửa hạt nhân Liên Xô đặt ở Cuba. Trước khi lên truyền hình, phía Liên Xô đã được Mỹ thông báo trước nội dung.
Khrushev đã đáp lại: Đụng đến tàu bè Liên Xô là không xong, Liên Xô sẽ coi đó là những hành động xâm lược và sẽ giáng trả
Thế giới đứng trước ngưỡng cửa chiến tranh hạt nhân