- Biển số
- OF-165519
- Ngày cấp bằng
- 7/11/12
- Số km
- 324
- Động cơ
- 349,920 Mã lực
Các cụ tính giúp em xem có 17 trạm thu phí mà có 1.251 người làm việc
Tính ra trung bình mỗi trạm có gần 74 người.
Chả hiểu cái bọn ăn bám này ở đâu mà lòi ra nhiều thế nhỉ. Hay la giờ xóa bỏ chúng nó nhét con em vào để ăn vạ đòi nhà nước giải quyết chế độ chính sách?
Sorry tính e nó cứ thick nói thẳng và nói thật.
http://m.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/xoa-tram-thu-phi-ca-nghin-nguoi-that-nghiep-c46a515343.html
Tính ra trung bình mỗi trạm có gần 74 người.
Chả hiểu cái bọn ăn bám này ở đâu mà lòi ra nhiều thế nhỉ. Hay la giờ xóa bỏ chúng nó nhét con em vào để ăn vạ đòi nhà nước giải quyết chế độ chính sách?
Sorry tính e nó cứ thick nói thẳng và nói thật.
http://m.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/xoa-tram-thu-phi-ca-nghin-nguoi-that-nghiep-c46a515343.html
Xóa trạm thu phí, người lao động về đâu?
17 trạm thu phí đường bộ của Nhà nước, phải xóa bỏ gồm: Trạm cầu Lường (QL1); Trạm cầu Gianh (QL1); Trạm Đông Hà (QL1); Trạm Phú Bài (QL1); Trạm Cam Thịnh (QL1); Trạm Mỹ Thuận (QL1); Trạm số 4 (QL14); Trạm Ba Chẽ (QL18); Trạm Gò Dầu (QL22A); Trạm cầu Trung Hà (QL32); Trạm cầu Bình (QL37); Trạm Lộ Tẻ (QL80); Trạm Madrăk (QL26); Trạm Nhơn Tân (QL19); Trạm Kdang (QL19); Trạm Buôn Hồ (QL14); Trạm Bắc Hải Vân (Km0+185 hầm Hải Vân).
Được biết, theo định biên được Tổng cục Đường bộ Việt Nam duyệt năm 2007, tổng số công nhân viên ở 17 trạm thu phí nói trên lên tới 1.251 người. Thực tế, công tác thu phí đường bộ là lao động giản đơn, do đó số người lao động (NLĐ) có bằng cấp, có tay nghề rất ít, đa số là lao động không có tay nghề, không có bằng cấp chuyên môn. Nên việc được bố trí, hay tự tìm một công việc khác ở một đơn vị công tác khác là điều không hề đơn giản.
Chỉ tính riêng 3 trạm thu phí vừa bị đóng cửa sau thời điểm chính thức triển khai thu phí bảo trì đường bộ: Trạm Ba Chẽ; trạm cầu Vân Đồn; trạm cầu Sông Gianh thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, được xem là ít lao động nhưng cũng có gần 100 lao động rơi vào tình cảnh… chưa biết về đâu?
Bố trí công việc mới cho số lao động ở trạm thu phí vừa xóa bỏ không đơn giản
Bố trí việc mới không dễ…
Trao đổi với PV xung quanh vấn đề này, ông Đặng Hùng, Phó GĐ Sở GTVT Quảng Ninh tâm sự: “Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, việc giải quyết chế độ chính sách và bố trí công việc mới cho số cán bộ công nhân viên công tác ở 3 trạm thu phí trên địa bàn tỉnh vừa đóng cửa là rất khó. Về góc độ pháp lý thì NLĐ sẽ dựa vào HĐLĐ đã ký kết với đơn vị sử dụng lao động để làm căn cứ giải quyết. Sở GTVT là đơn vị phối hợp, chúng tôi đã làm báo cáo gửi Sở LĐ-TB&XH cũng như các đơn vị liên quan, để có thể giải quyết cho NLĐ đỡ thiệt”.
Được biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị có trạm thu phí vừa bị xóa bỏ, rà soát số lượng lao động để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng lao động hợp lý. Quá trình thực hiện việc sắp xếp lao động, phải phối hợp với các tổ chức công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đối với cán bộ công nhân viên tại đơn vị và thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Luật Lao động và các quy định hiện hành, theo hướng bố trí lao động về các hạt, đội và các bộ phận khác của đơn vị có trạm thu phí. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu phải ưu tiên sắp xếp công việc cho NLĐ có thời gian công tác lâu năm, gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, trường hợp không sắp xếp, bố trí được việc làm, đơn vị lập danh sách, tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định.
“Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại rất khó để tìm được công việc cho toàn bộ số lao động thu phí vừa mất việc. Đa phần các lao động này là lao động giản đơn, không có bằng cấp chuyên môn, nên bố trí việc không dễ, nếu làm công nhân cũng phải có tay nghề, làm văn phòng, hay bảo vệ thì hiếm có cơ quan nào nhận vì họ đã đủ người. Ngoài việc cố gắng giải quyết chế độ chính sách, chúng tôi cũng động viên để họ hiểu rõ và thông cảm, rất khó để chúng tôi giải quyết được trọn vẹn, bố trí công việc mới cho tất cả số lao động này” – ông Đặng Hùng cho biết.
Vừa qua đề nghị của Tổng cục Đường bộ và Bộ GTVT, đã được Bộ Tài chính chấp thuận, dùng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường bộ để chi trả trợ cấp, đào tạo lại tay nghề cho NLĐ mất việc làm tại các Cty CP. Gồm có: Trợ cấp mất việc cho NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ tại các trạm thu phí bị xóa bỏ và dừng thu mỗi năm công tác 1 tháng lương, theo Điều 17 Luật Lao động; Trả lương ngừng việc cho NLĐ tại các trạm thu phí tạm dừng hoạt động bằng lương tối thiểu cho đến khi khôi phục lại hoạt động trạm thu phí, theo Điều 62 Luật Lao động; Chi trả các khoản BHXH, BHYT… cho lao động ngừng việc; Hỗ trợ kinh phí đào tạo lại nghề đối với lao động tại các trạm bị xóa bỏ.