- Biển số
- OF-61513
- Ngày cấp bằng
- 12/4/10
- Số km
- 1,154
- Động cơ
- 451,718 Mã lực
- Tuổi
- 49
công nghệ và khoa học của Đài Loan rất tốt ,các cụ thấy mấy cái linh kiện của nó có thua ai đâu ? VN mình chác phải 50 năm nữa khoa học mới bằng nó hiện tại .
vấn đề là phòng ngự, phát hiện từ xa như của Khựa, còn nếu đã lên được bờ thì e nghĩ 3 chú binh khuyển cũng ăn đạn thôiTa có vũ khí cực kỳ lợi hại, có thể phát hiện và bắt sống được người nhái, đặc công của Khựa nếu có ý định lăm le lên chiếm đảo.
“Binh khuyển” ở Trường Sa
Chiến công của chó nghiệp vụ, hay còn gọi là cảnh khuyển, trong vô số vụ án trên đất liền đã được nhiều người biết đến. Nhưng chắc ít ai hay, trên quần đảo Trường Sa cũng có chó nghiệp vụ, hỗ trợ đắc lực cho người chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Hằng ngày, đàn chó phải rèn luyện nâng cao… thể lực, tập phương án chống người nhái, biệt kích… xâm nhập. Tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho chúng thậm chí cao hơn cả lính bộ binh. Nhiều người gọi chúng là "binh khuyển".
“Binh khuyển” đã hỗ trợ đắc lực cho các chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ Trường Sa - biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Bắt tội phạm ma túy
Đội trưởng Đội Huấn luyện chó nghiệp vụ (Trường Trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ, Học viện Biên phòng), Thượng úy Vũ Khắc Biên có vóc người rắn rỏi, da sạm nắng. Đóng quân trên quần đảo Trường Sa, nhiệm vụ của anh hằng ngày gắn liền với những đồng đội rất đặc biệt. Đấy là ba "chiến sĩ bốn chân" Mika, Kakốp và Manlơ. Đó là những chú chó nghiệp vụ tinh khôn, đã lập nhiều chiến công trên đất liền. Điển hình là vai trò của chúng trong các vụ đánh án ma túy ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Từ trước đến nay, Sơn La vẫn được coi là trận tuyến nóng bỏng về tội phạm ma túy bởi địa hình phức tạp, nhiều vực, khe... Trong nhiều vụ án, tội phạm ma túy không chỉ là những kẻ thông thạo địa bàn mà còn tự trang bị vũ khí nóng, lại liều lĩnh, điên cuồng, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng. Cuối tháng 10-2009, Mika, Kakốp và Manlơ nhận lệnh mai phục, đón lõng những kẻ gieo rắc "cái chết trắng" trong khu rừng Ma (bản Lắc Phương, xã Chiềng Sơn). Nhiều ngày trôi qua song tội phạm vẫn bặt tăm. Sẩm tối một ngày đầu tháng 11-2009, sáu kẻ buôn bán ma túy, trang bị vũ khí đến tận răng, gồm súng AK, súng ngắn, lưng lặc lè ba lô xuất hiện. Ngay khi "đánh hơi" bị vây bắt, các đối tượng đã rút súng vãi đạn về hướng lực lượng chức năng hòng tìm đường tẩu thoát. Các chiến sĩ bộ đội biên phòng phản kích. Sau khi khẩu hiệu "Tấn công!" đanh gọn vang lên, Mika, Kakốp, Manlơ lập tức xuất trận. Lần lượt Manlơ, Kakốp quật ngã hai đối tượng. Một tên bị cắn vào đầu, một bị ngoạm chặt bắp chân. Hai khẩu súng đạn đã lên nòng văng ra. Bốn đối tượng là người dân tộc dù bị thương nhưng nhờ có sức khỏe, thông thạo địa bàn nên chạy thoát. Tại hiện trường, các chiến sĩ biên phòng thu được vũ khí nóng và 30 bánh ma túy. Hai tên bị bắt là Vàng A Pó và Vàng A Di (trú tại tỉnh Hủa Phăn, Lào), những kẻ từ lâu đã nằm trong sổ đen về buôn bán ma túy của cơ quan chức năng.
Ít ngày sau, Mika, Kakốp, Manlơ lại tham gia một vụ án về ma túy khác ở khu vực cửa khẩu Loóng Sập (Sơn La) giáp Lào. Cả ba "chiến sĩ" đặc biệt ấy đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chức năng bắt giữ tội phạm, thu thêm 25 bánh heroin và hàng trăm viên ma túy tổng hợp...
Những chiến sĩ thủy quân đặc biệt
Khi nhận nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa, Vũ Khắc Biên phải bịn rịn tạm xa người vợ mới cưới. Đội của anh đảm trách công tác huấn luyện cho đàn chó ở đây. Mika, Kakốp, Manlơ cũng được điều động ra, tăng cường khả năng cảnh giới, sẵn sàng chiến đấu cho quần đảo. Di chuyển từ vùng rừng núi ra đảo là một hành trình dài, hết sức vất vả của các chiến sĩ cùng Mika, Kakốp, Manlơ. Để giữ sức cho Mika, Kakốp, Manlơ, các anh cho chúng nằm trên xe Zil 130 suốt từ Sơn La vào Khánh Hòa... Từ quân cảng Cam Ranh, vượt qua rất nhiều sóng gió, đàn chó nghiệp vụ mới ra được Trường Sa.
Cái khó đối với anh em huấn luyện là Mika, Kakốp, Manlơ giờ đây thay đổi cả môi trường sống lẫn đặc thù địa bàn tác chiến. Vì thế, để cả ba có thể đáp ứng "giáo trình" - đã có sự thay đổi lớn khi chuyển từ hoạt động trên bộ sang biển đảo - các huấn luyện viên phải cho các "chiến sĩ" thích nghi dần dần. Ban đầu, Mika, Kakốp, Manlơ được huấn luyện để chịu được những cơn gió biển mạnh, làm quen với sóng lớn để có thể vừa bơi vừa chiến đấu được. Điều anh em không ngờ là Mika, Kakốp, Manlơ thích nghi rất nhanh. Trong những con sóng lớn, Mika, Kakốp, Manlơ vẫn bơi rất tốt. Còn huấn luyện trên bãi cát, tốc độ của Mika, Kakốp, Manlơ nhanh gấp bốn lần bước chạy rút của chiến sĩ.
Một buổi tập trong đêm.
Không chỉ vậy, một khó khăn khác là chế độ dinh dưỡng cho các chiến sỹ đặc biệt này. Khẩu phần cho “binh khuyển” khá tốn kém, thậm chí cao hơn cả lính bộ binh. May mắn thay, Mika, Kakốp, Manlơ nói riêng, đàn chó nghiệp vụ ở Trường Sa nói chung, khá "dễ tính", có thể ăn được thịt hộp, cá biển, cơm, rau...
Đến giờ, Mika, Kakốp, Manlơ đều đã trở thành những chiến sĩ hải quân đặc biệt thực sự ở Trường Sa. Ngoài việc "rèn luyện" nâng cao thể lực, cả ba còn thực hiện tốt các phương án diễn tập chống người nhái, biệt kích. Chẳng hạn, các phương án đánh chặn từ ngoài bờ kè và đánh bắt khi địch đã xâm nhập đều được từng “binh khuyển” hoàn thành xuất sắc.
Trong một buổi huấn luyện chống tập kích bất ngờ, đơn vị diễn tập xâm nhập và anh em huấn luyện chó nghiệp vụ "thỏa thuận" nếu bên xâm nhập lên được đảo - ranh giới tính là đường bờ kè - thì "thắng" còn không thì ngược lại. Buổi diễn tập bắt đầu. Mika, Kakốp, Malơ lì lợm sục sạo, thám thính. Bất ngờ, đang ở phía trong bờ kè, các “binh khuyển” lao mình xuống bãi biển. Mặt cát bị xới tung. Nhóm xâm nhập bị phát hiện. Để tránh rủi ro, anh em huấn luyện phát ngay khẩu lệnh để cả ba ngừng tấn công.
Giống như Biên, cả Nguyễn Khắc Định, Dương Văn Anh, hai huấn luyện viên chó nghiệp vụ trong đội, những người rắn rỏi, đều rất yêu chó. Các anh coi Mika, Kakốp, Manlơ không chỉ như đồng đội mà còn là những người bạn thật sự. Có một điều kỳ lạ là, như Biên kể, ba con Mika, Kakốp, Manlơ dường như có mối liên hệ đặc biệt với các anh. Chẳng hạn, khi người nào đó có "tâm trạng" thì Mika, Kakốp, Manlơ cũng ủ rũ, lầm lì chứ không chạy nhảy như ngày thường... Ngoài giờ huấn luyện, họ phải quan tâm đến đội “binh khuyển” từng li từng tí. Và đáp lại tình yêu của người lính đảo, các chiến sĩ đặc biệt ấy liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
E vẫn tin tưởng chính sách ngoại giao linh hoạt của ta, ít ra là gần đây đã lôi đc nhiều quốc gia khác ủng hộ và ko bị mất đi cái j. Thằng Phil hổ báo cuối cùng mất toi cái bãi cạn Scarborough mà Phil đang kiểm soát, giờ tàu khựa nó xây công sự ở đấy rồi thì đòi bằng niềm tin :ar!Em thấy Phi dũng cảm hơn nhà ta, dám kiện Tung Của ra tòa án quốc tế.
E đồng ý với cụ. Mềm dẻo và linh hoạt là chiến lược không thay thế được với vị thế của ta hiện nayE vẫn tin tưởng chính sách ngoại giao linh hoạt của ta, ít ra là gần đây đã lôi đc nhiều quốc gia khác ủng hộ và ko bị mất đi cái j. Thằng Phil hổ báo cuối cùng mất toi cái bãi cạn Scarborough mà Phil đang kiểm soát, giờ tàu khựa nó xây công sự ở đấy rồi thì đòi bằng niềm tin :ar!
dũng cảm hay không không phải là mục đích sống cònEm thấy Phi dũng cảm hơn nhà ta, dám kiện Tung Của ra tòa án quốc tế.
cụ nói chỉ được cái đúngdũng cảm hay không không phải là mục đích sống còn
lôi đc thằng tầu béo vào đàm phán COC kia mới là tài
chỉ có thằng ngu mới đòi lôi ra đánh nhau giờ này
Thế hóa ra thằng Nga đi lừa gà còn thằng Mỹ là gà hả cụ.Thực ra em thấy câu nói của Tq "gác laị tranh chấp, cùng nhau khai thác" là đáng ngẫm đấy.
Mấy cái hòn đá k nước ngọt xa tít xa tắp, ngày xưa các cụ ta hay tàu hay phi gì gì nữa có đến được cũng k ở được, lợi ích chả được gì mà chi phí thì vô biên.....thế mà bây giờ ông nào cũng nhận của mình từ xưa không thể tranh cãi.
Chung quy là có tí dầu ở biển nên gần đây ông nào cũng xí, ông nào cũng xí mà k chịu đàm phán thỏa thuận, suốt ngày "k thể tranh cãi"....dù có chưa sa vào chiến tranh thì cũng sa vào cảnh tiền dầu múc lên chả bằng tiền mua vũ khí, mà càng mua kinh tế càng rách, có thắng 1 trận cũng chẳng đánh thắng được hẳn....sa vào cục diện bế tắc
Nga nó bán Alaska cho Mỹ được cũng vì kinh tế, cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.
Hai bên cùng có lợi chứ gà qué gì đâu cụ.Thế hóa ra thằng Nga đi lừa gà còn thằng Mỹ là gà hả cụ.
Chả gà hay lừa gà gì cả, nó thấy ôm không bằng nhả thì nó nhả.Thế hóa ra thằng Nga đi lừa gà còn thằng Mỹ là gà hả cụ.