Bác này tính thế là chuẩn, giải thích thế cũng dễ hiểu cho người ko có chuyên môn sâu. Tuy nhiên, nhớ phải tính dư công suất ra, vì ko phải lúc nào cosine phi nó cũng bằng 1 (Tùy theo từng loại thiết bị, đại loại, cái nào toàn điện trở thì nó gần bằng 1, cái nào mà có nhiều cuộn dây, tụ điện như máy bơm nước, etc, thì thường nhỏ hơn một nhiều).
Cụ Thích là bụp nói là chi tiết nhất, nhưng ko phải ai cũng ước lượng được cos phi.
Hơn nữa, để cho an toàn thì chỉ nên sử dụng 80% công suất của nguồn thôi, VD: Nguồn có thể cấp tối đa 100 W thì chỉ nên dùng khoảng 80W (Mặc dù, nguồn nào cũng phải có thiết kể chịu quá tải 120% công suất danh định.).
@May Bách Tàu: Bác cứ hỏi quách thế này, có phải nhanh ko.
Thực chất, nó căn cứ vào công thức: P = U*I*Cos Phi.
P: Công suất tiêu thụ (tính bằng W)
U: Hiệu điện thế (tính bằng V)
I: Cường độ dòng điện (Tính bằng A)
Cosphi: Hệ số công suất (Ko có đơn vị đo, phụ thuộc đặc điểm phụ tải).
Khi nó ghi nguồn: 13 Ampe /220V, nghĩa là, nó cho bác biết, nguồn của bác có hiệu điện thế 220V, chịu được dòng tối đa 13 Ampe. Khi biết công suất phụ tải, bác dùng công thức bên trên để chia ngược ra dòng điện. VD: TV 80 W, 220V thì dòng điện tiêu thụ của nó sẽ là 60/220 V (Cos phi thằng này gần bằng 1), khoảng 0.3 Ampe. Để cho an toàn thì cứ coi như nó khoảng 0.5 A đi. Ví dụ khác: Cái máy bơm nước Tung Của, 1KW chẳng hạn thì dòng tiêu thụ của nó là: 1 000/220/0.8 = 5.6 A. Dự phòng nữa sẽ thành 5.6*1.2 = 6.7 Ampe (Đồ Tung Của hiệu suất khá thấp, cosphi em ước lượng là 0.8). Cứ vậy, mà ước lượng.
Trong kỹ thuật, khi nói đặc tính nguồn, họ chỉ nói Hiệu điện thế và dòng cực đại vì người ta ko biết phụ tải của mình là gì, có cos phi là bao nhiêu người ta ko rõ.
@May Bách tàu: Bác ko đổ lỗi cho việc bác thi khối D được đâu. Cái này chỉ cần học Vật lý cấp 3 là thừa. Trình độ chỉ cần thợ điện là nó đã đủ sức tính rồi.
Qua đây, cũng thấy cái củ chuối của hệ thống giáo dục của Việt nam. Thi Khối D chỉ học mỗi mấy môn phục vụ thi, trong khi cuộc sống, cần biết bao kỹ năng khác.