Các cụ pro China cần nhìn nhận 1 thực tế là đối với đại đa số người dân Hongkong, họ không bao giờ chấp nhận được coi là Đại Lục hay thuộc về Đại Lục trong cả tư duy lẫn văn hóa - chính trị.
Người bạn thân của em, gốc Hongkong nhưng đã may mắn cùng gia đình định cư tại Anh từ 1998 vừa có dịp công tác về Hongkong tháng trước, đúng dịp protest. Bạn ấy gọi về từ Hongkong kể diễn biến bên đấy rất căng thẳng và bạn ấy cũng như nhiều người Hongkong khác cảm thấy chua xót khi Hongkong giờ không còn như trong ký ức tuổi thơ của bạn ấy nữa. Cuộc sống của tầng lớp lao động tại Hongkong khó khăn hơn bao giờ hết, mọi cơ hội việc làm đều giới hạn cũng như mức trợ cấp bị giảm đi rất nhiều. Danh sách chờ có được nhà xã hội ngày 1 dài và lâu hơn khi chính sách thay đổi.
Họ hàng bạn ấy tắc lại ở Wanchai, 9 người - 3 thế hệ sống chen chúc trong căn hộ được cấp từ 1986, họ vẫn vậy sau bao năm, không có cơ hội để chuyển rời sang khu khác cũng như hoàn toàn không có đủ khả năng tiết kiệm để mua nhà. Dòng lao động từ Đại Lục sang đông kéo theo ảnh hưởng văn hóa, chính trị cũng làm cho bộ phận lao động thu nhập thấp tại Hongkong khó có được công việc làm ổn định như trước.
Tiếng nói của người dân Hongkong đến với chính quyền dường như không có, thay vào đó khối doanh nghiệp tập đoàn lớn mới là những người quyết định cho các chính sách hiện tại. Bà Carrie Lam được bầu cũng chính là kết quả lựa chọn của tầng lớp thượng lưu và tập đoàn lớn, hoàn toàn không phải là lựa chọn của những người dân Hongkong.
Protest ở Hongkong lần này tuyệt nhiên Bắc Kinh đang kiểm soát rất tốt khi chính những người dân Đại Lục còn không biết chuyện gì đang xảy ra tại Hongkong. Dù biết những cuộc biểu tình này cũng sẽ đến hồi kết khi Bắc Kinh sẽ đưa ra những cách kiểm soát mạnh tay hơn, nhưng nó sẽ khiến cộng đồng thế giới nhìn nhận về Hongkong theo cách khác, rất nhiều kênh truyền thông thế giới đưa tin có cái nhìn khách quan và phần lớn ủng hộ người dân Hongkong cất lên tiếng nói của họ.