- Biển số
- OF-183178
- Ngày cấp bằng
- 3/3/13
- Số km
- 1,053
- Động cơ
- 346,460 Mã lực
Cảnh sát giao thông sẽ xử phạt tới 4 triệu đồng với những tổ chức và 2 triệu đồng với cá nhân mua bán ôtô không sang tên, đổi chủ.
Có đăng ký xe sẽ không bị phạt lỗi 'không chính chủ'
Theo Nghị định 171/2013, thay thế cho Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đến 1/1/2015 tới, chủ xe ôtô các loại khi mua, được tặng cho, được thừa kế… mà không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân, 2-4 triệu đồng với tổ chức. Mức phạt này đã được thay đổi thấp hơn với Nghị định 71 trước đó hơn một nửa.
Đến đầu năm 2015 tới, chủ xe là cá nhân chưa sang tên đổi chủ sẽ bị phạt 2 triệu đồng và 4 triệu đồng với xe của cơ quan, tổ chức. Ảnh minh họa. Bá Đô
Quy định phạt về hành vi này với xe máy sẽ lùi thời hạn đến 2017 và mức phạt là 100.000 - 200.000 đồng với cá nhân, và 200.000- 400.000 đồng cơ quan, tổ chức.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tá Phạm Quang Huy, trưởng phòng tuyên truyền, hướng dẫn luật, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) cho biết, đầu năm 2015, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ áp dụng xử phạt chủ phương tiện là ôtô các loại không chuyển quyền sở hữu khi mua bán, cho tặng... Việc xử phạt sẽ thông qua ba hình thức: đăng ký xe, qua điều tra xử lý tai nạn và điều tra những xe liên quan đến các vụ án, xe gian.
Việc người dân vi phạm giao thông có bị xử lý lỗi không sang tên đổi chủ hay không? Thiếu tá Huy cho biết sẽ làm theo luật, tuy nhiên, cảnh sát giao thông sẽ tuyên truyền về quy trình, lộ trình, nhắc nhở trước khi xử phạt trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web của Cục CSGT (www.csgt.vn).
Trước đó, cuối năm 2012, Nghị định 71 áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và một triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Quy định này đã gây nhiều tranh cãi và khiến hàng trăm nghìn người lo lắng vì đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó nhiều trường hợp không thể tìm được chủ cũ.
Trước phản ứng của dư luận, cuối tháng 8/2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Giao thông cùng Bộ Công an và Tư pháp họp để thống nhất quan điểm về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Đại diện các Bộ đã đồng thuận đề nghị bổ sung vào dự thảo quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ phương tiện. Từ đây các bộ đã đi đến thống nhất lùi thời hạn xử phạt với ôtô đến năm 2015 và xe máy đến 2017.
Trước đó, Thông tư 11 của Bộ Công an đã hết hiệu lực, hướng dẫn: việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ chỉ thông qua việc đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định.
Qua điều tra các vụ án hình sự nếu phát hiện người mua hoặc bán không làm thủ tục sang tên thì công an phải xác minh hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt nếu quá 30 ngày làm giấy mua bán xe nhưng chưa sang tên.
Ngoài ra, CSGT không được dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường khi không có dấu hiệu vi phạm để hỏi và xử lý với lỗi xe không chính chủ. Xe vi phạm giao thông khi xử phạt cảnh sát sẽ không hỏi, điều tra xe chính chủ hay không, cũng như không cộng dồn lỗi "xe không chính chủ" với các lỗi khác.
Bá Đô
Theo VnExpress.net
Có đăng ký xe sẽ không bị phạt lỗi 'không chính chủ'
Theo Nghị định 171/2013, thay thế cho Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đến 1/1/2015 tới, chủ xe ôtô các loại khi mua, được tặng cho, được thừa kế… mà không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân, 2-4 triệu đồng với tổ chức. Mức phạt này đã được thay đổi thấp hơn với Nghị định 71 trước đó hơn một nửa.
Đến đầu năm 2015 tới, chủ xe là cá nhân chưa sang tên đổi chủ sẽ bị phạt 2 triệu đồng và 4 triệu đồng với xe của cơ quan, tổ chức. Ảnh minh họa. Bá Đô
Quy định phạt về hành vi này với xe máy sẽ lùi thời hạn đến 2017 và mức phạt là 100.000 - 200.000 đồng với cá nhân, và 200.000- 400.000 đồng cơ quan, tổ chức.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tá Phạm Quang Huy, trưởng phòng tuyên truyền, hướng dẫn luật, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) cho biết, đầu năm 2015, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ áp dụng xử phạt chủ phương tiện là ôtô các loại không chuyển quyền sở hữu khi mua bán, cho tặng... Việc xử phạt sẽ thông qua ba hình thức: đăng ký xe, qua điều tra xử lý tai nạn và điều tra những xe liên quan đến các vụ án, xe gian.
Việc người dân vi phạm giao thông có bị xử lý lỗi không sang tên đổi chủ hay không? Thiếu tá Huy cho biết sẽ làm theo luật, tuy nhiên, cảnh sát giao thông sẽ tuyên truyền về quy trình, lộ trình, nhắc nhở trước khi xử phạt trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web của Cục CSGT (www.csgt.vn).
Trước đó, cuối năm 2012, Nghị định 71 áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và một triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Quy định này đã gây nhiều tranh cãi và khiến hàng trăm nghìn người lo lắng vì đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó nhiều trường hợp không thể tìm được chủ cũ.
Trước phản ứng của dư luận, cuối tháng 8/2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Giao thông cùng Bộ Công an và Tư pháp họp để thống nhất quan điểm về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Đại diện các Bộ đã đồng thuận đề nghị bổ sung vào dự thảo quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ phương tiện. Từ đây các bộ đã đi đến thống nhất lùi thời hạn xử phạt với ôtô đến năm 2015 và xe máy đến 2017.
Trước đó, Thông tư 11 của Bộ Công an đã hết hiệu lực, hướng dẫn: việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ chỉ thông qua việc đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định.
Qua điều tra các vụ án hình sự nếu phát hiện người mua hoặc bán không làm thủ tục sang tên thì công an phải xác minh hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt nếu quá 30 ngày làm giấy mua bán xe nhưng chưa sang tên.
Ngoài ra, CSGT không được dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường khi không có dấu hiệu vi phạm để hỏi và xử lý với lỗi xe không chính chủ. Xe vi phạm giao thông khi xử phạt cảnh sát sẽ không hỏi, điều tra xe chính chủ hay không, cũng như không cộng dồn lỗi "xe không chính chủ" với các lỗi khác.
Bá Đô
Theo VnExpress.net