- Biển số
- OF-813444
- Ngày cấp bằng
- 31/5/22
- Số km
- 433
- Động cơ
- 1,880 Mã lực
- Tuổi
- 35
- Website
- AndongLTD.com
Dù vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, các sản phẩm ôtô bay vẫn là đề tài gây tranh cãi vì tính cần thiết và khả năng an toàn.
Theo HotCars, ôtô bay dường như đã trở thành mục tiêu tối hậu mà ngành công nghiệp ôtô toàn cầu hướng đến. Những mẫu xe có khả năng di chuyển trên không thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, thể hiện góc nhìn của con người về phương thức di chuyển trong tương lai.
Về cơ bản, ôtô bay ra đời nhằm hướng đến giải quyết vấn đề do tắc nghẽn giao thông trên đường sá công cộng. Với ôtô bay, con người có thể vượt qua những điểm ùn tắc một cách dễ dàng bằng cách bay qua chúng. Tuy nhiên, dường như đây lại là tiện ích mà hạ tầng giao thông hiện đại đã và đang đáp ứng phần nào đó cho con người.
Ôtô bay có thực sự cần thiết
Một lập luận thường được sử dụng để phản bác tính cần thiết của ôtô bay là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đã đủ khả năng đáp ứng được mục tiêu mà phương tiện này nhắm đến.
Trong một chương trình podcast, ông Neil deGrasse Tyson – tác giả nổi tiếng với nhiều đầu sách khoa học thiên văn – cho rằng con người không cần ôtô bay vì cầu, đường hầm và hệ thống đường cao tốc đã có thể giúp chúng ta di chuyển phía trên hoặc bên dưới các tuyến đường hiện hữu.
Giải thích rõ hơn, ông Neil deGrasse Tyson lập luận rằng có thể xem các tuyến đường truyền thống trên mặt đất được hợp thành từ chiều rộng và chiều dài. Một khi cả chiều rộng và chiều dài đều bị tắc nghẽn do lưu lượng giao thông tăng nhanh, con người sẽ nhắm đến mở rộng sang chiều cao và tạo ra cầu vượt, đường trên cao hoặc các tuyến đường hầm.
Tương tự với ôtô bay, những giải pháp vừa nêu đều giúp con người dễ dàng vượt qua những điểm tắc nghẽn bằng cách hướng lên trên hoặc di chuyển bên dưới.
Tàu điện ngầm và các tuyến đường sắt cũng có công năng tương tự ôtô bay, theo quan điểm của Neil deGrasse Tyson. Chúng đều có thể di chuyển bên trên hoặc bên dưới hệ thống giao thông hiện hữu và giúp con người đến đích nhanh hơn so với việc cầm vô lăng trên đường.
Một khi ôtô bay trở nên phổ biến, viễn cảnh về khả năng “tắc đường” trên không trung sẽ dễ hiện thực hóa hơn. Giống với tàu điện ngầm, cầu, đường hầm và hệ thống tàu hỏa, khi ngày càng nhiều người chuyển sang sử dụng phương thức vận tải mới, cảnh quá tải sẽ xảy ra.
Trong trường hợp này, ôtô bay sẽ chỉ đưa tình trạng ùn tắc từ đường giao thông truyền thống lên không trung. Theo lời Neil deGrasse Tyson, ông chưa thể hình dung ra một phương thức vận chuyển khả dĩ nào thay thế một khi khoảng không trên đầu trở nên chật chội.
Lo ngại an toàn
Theo HotCars, an toàn là thách thức lớn nhất mà ôtô bay phải đối mặt. Với ôtô truyền thống, các tài xế chỉ cần tấp vào lề khi xe gặp sự cố và ngồi chờ đơn vị cứu hộ đến hỗ trợ. Tuy nhiên khi động cơ của ôtô bay gặp vấn đề, nó có thể trở thành thảm họa không chỉ với hành khách bên trong mà cả với những người đang di chuyển bên dưới.
Hệ thống an toàn trên ôtô truyền thống đã có một lịch sử phát triển lâu dài, khác với những gì còn khá sơ khai trên các phương tiện ôtô bay.
Mặt khác, nếu ôtô bay trở thành phương tiện cá nhân, việc đào tạo và cấp bằng lái cần được quản lý chặt chẽ hơn. Quá trình học điều khiển ôtô bay chắc chắn sẽ khó khăn hơn, còn học viên phải chịu tốn kém hơn so với học và thi bằng lái ôtô thông thường.
Ngay cả những tài xế giàu kinh nghiệm cũng phải cần bắt đầu lại từ đầu vì điều khiển ôtô bay khác hoàn toàn so với lái xe thông thường. Các cơ sở dạy lái ôtô bay sẽ phải đào tạo những kỹ năng mà hiện nay gần như chỉ có thể bắt gặp ở trường đào tạo phi công. Về phía học viên, họ cũng mong đợi sẽ được huấn luyện bởi những giáo viên có trình độ cao, qua đó khiến học phí bị đội lên đáng kể.
Quyền riêng tư cũng là một khía cạnh đáng quan tâm khi ôtô bay trở nên phổ biến. Theo HotCars, sẽ chẳng ai có thể yêu thích việc bị người khác điều khiển ôtô bay ngang qua nóc nhà hay sân sau trong một ngày cuối tuần.
Tương lai của giao thông trên không
Dù vậy, HotCars cho rằng phương tiện bay dùng cho giao thông công cộng sẽ có vẻ khả thi hơn so với ôtô bay cá nhân. Nhiều hãng ôtô và công ty khởi nghiệp đang bắt tay nhau để tạo ra những mẫu xe buýt hoặc taxi bay.
Cụ thể, Uber đang hợp tác cùng Joby Aviation phát triển phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Tầm nhìn của Uber là mang dịch vụ lên không trung thông qua các phương tiện VTOL thuần điện. Đơn vị này cũng lên kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng cho phép các VTOL của mình cất và hạ cánh tại các khu vực đô thị. Vào năm 2020, Toyota cũng từng đầu tư gần 400 triệu USD vào Joby Aviation.
HotCars cho biết vào năm 2020, Toyota cũng hợp tác cùng SkyDrive để phát triển các dịch vụ taxi bay hay drone chở hàng. Hãng ôtô Nhật Bản đã hợp tác với thành phố Osaka để triển khai các phương tiện vận chuyển VTOL thuần điện và dự kiến chính thức ra mắt vào năm 2025.
Nhà sản xuất máy bay Airbus cũng tham gia đường đua phát triển VTOL với mẫu CityAirbus. Được biết, nguyên mẫu thuần điện này có phạm vi hoạt động tối đa hơn 80 km cùng tốc độ hành trình khoảng 120 km/h.
Khi được đưa vào hoạt động, phương tiện bay của Airbus có thể giúp rút ngắn thời gian di chuyển đến sân bay của hành khách từ vài giờ xuống chỉ còn vài phút.
|
Ôtô bay vẫn là đề tài gây tranh cãi. Ảnh: Xpeng. |
Về cơ bản, ôtô bay ra đời nhằm hướng đến giải quyết vấn đề do tắc nghẽn giao thông trên đường sá công cộng. Với ôtô bay, con người có thể vượt qua những điểm ùn tắc một cách dễ dàng bằng cách bay qua chúng. Tuy nhiên, dường như đây lại là tiện ích mà hạ tầng giao thông hiện đại đã và đang đáp ứng phần nào đó cho con người.
Ôtô bay có thực sự cần thiết
Một lập luận thường được sử dụng để phản bác tính cần thiết của ôtô bay là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đã đủ khả năng đáp ứng được mục tiêu mà phương tiện này nhắm đến.
Trong một chương trình podcast, ông Neil deGrasse Tyson – tác giả nổi tiếng với nhiều đầu sách khoa học thiên văn – cho rằng con người không cần ôtô bay vì cầu, đường hầm và hệ thống đường cao tốc đã có thể giúp chúng ta di chuyển phía trên hoặc bên dưới các tuyến đường hiện hữu.
Giải thích rõ hơn, ông Neil deGrasse Tyson lập luận rằng có thể xem các tuyến đường truyền thống trên mặt đất được hợp thành từ chiều rộng và chiều dài. Một khi cả chiều rộng và chiều dài đều bị tắc nghẽn do lưu lượng giao thông tăng nhanh, con người sẽ nhắm đến mở rộng sang chiều cao và tạo ra cầu vượt, đường trên cao hoặc các tuyến đường hầm.
Tương tự với ôtô bay, những giải pháp vừa nêu đều giúp con người dễ dàng vượt qua những điểm tắc nghẽn bằng cách hướng lên trên hoặc di chuyển bên dưới.
|
Những nút giao nhiều tầng được xem là có công năng tương tự ôtô bay. Ảnh: Hồng Quang. |
Một khi ôtô bay trở nên phổ biến, viễn cảnh về khả năng “tắc đường” trên không trung sẽ dễ hiện thực hóa hơn. Giống với tàu điện ngầm, cầu, đường hầm và hệ thống tàu hỏa, khi ngày càng nhiều người chuyển sang sử dụng phương thức vận tải mới, cảnh quá tải sẽ xảy ra.
Trong trường hợp này, ôtô bay sẽ chỉ đưa tình trạng ùn tắc từ đường giao thông truyền thống lên không trung. Theo lời Neil deGrasse Tyson, ông chưa thể hình dung ra một phương thức vận chuyển khả dĩ nào thay thế một khi khoảng không trên đầu trở nên chật chội.
Lo ngại an toàn
Theo HotCars, an toàn là thách thức lớn nhất mà ôtô bay phải đối mặt. Với ôtô truyền thống, các tài xế chỉ cần tấp vào lề khi xe gặp sự cố và ngồi chờ đơn vị cứu hộ đến hỗ trợ. Tuy nhiên khi động cơ của ôtô bay gặp vấn đề, nó có thể trở thành thảm họa không chỉ với hành khách bên trong mà cả với những người đang di chuyển bên dưới.
Hệ thống an toàn trên ôtô truyền thống đã có một lịch sử phát triển lâu dài, khác với những gì còn khá sơ khai trên các phương tiện ôtô bay.
Mặt khác, nếu ôtô bay trở thành phương tiện cá nhân, việc đào tạo và cấp bằng lái cần được quản lý chặt chẽ hơn. Quá trình học điều khiển ôtô bay chắc chắn sẽ khó khăn hơn, còn học viên phải chịu tốn kém hơn so với học và thi bằng lái ôtô thông thường.
|
Việc đào tạo ôtô bay có thể sẽ không quá khác biệt so với đào tạo phi công. Ảnh: John Ingle. |
Quyền riêng tư cũng là một khía cạnh đáng quan tâm khi ôtô bay trở nên phổ biến. Theo HotCars, sẽ chẳng ai có thể yêu thích việc bị người khác điều khiển ôtô bay ngang qua nóc nhà hay sân sau trong một ngày cuối tuần.
Tương lai của giao thông trên không
Dù vậy, HotCars cho rằng phương tiện bay dùng cho giao thông công cộng sẽ có vẻ khả thi hơn so với ôtô bay cá nhân. Nhiều hãng ôtô và công ty khởi nghiệp đang bắt tay nhau để tạo ra những mẫu xe buýt hoặc taxi bay.
Cụ thể, Uber đang hợp tác cùng Joby Aviation phát triển phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Tầm nhìn của Uber là mang dịch vụ lên không trung thông qua các phương tiện VTOL thuần điện. Đơn vị này cũng lên kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng cho phép các VTOL của mình cất và hạ cánh tại các khu vực đô thị. Vào năm 2020, Toyota cũng từng đầu tư gần 400 triệu USD vào Joby Aviation.
HotCars cho biết vào năm 2020, Toyota cũng hợp tác cùng SkyDrive để phát triển các dịch vụ taxi bay hay drone chở hàng. Hãng ôtô Nhật Bản đã hợp tác với thành phố Osaka để triển khai các phương tiện vận chuyển VTOL thuần điện và dự kiến chính thức ra mắt vào năm 2025.
|
Sản phẩm ôtô bay do Toyota và SkyDrive đồng phát triển. Ảnh: Bloomberg. |
Khi được đưa vào hoạt động, phương tiện bay của Airbus có thể giúp rút ngắn thời gian di chuyển đến sân bay của hành khách từ vài giờ xuống chỉ còn vài phút.