[Funland] Olympic London 2012

Tear In Heaven

Xe đạp
Biển số
OF-147420
Ngày cấp bằng
28/6/12
Số km
36
Động cơ
360,110 Mã lực
~ 90 mil con người sao hổng có nổi cái huy chương gì hết trơn dzậy ta :( Sao nhìn mặt cái bả trưởng đoàn bắn súng thấy hơn hớn như kiểu travel hơn là đi thi đấu vậy :(
 

dongcasper_2

Xe tăng
Biển số
OF-44097
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
1,613
Động cơ
477,343 Mã lực
Vậy là braxin vẫn chưa thể thay đổi lịch sử môn bóng đá nam, chúc mừng mexico
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
17,615
Động cơ
551,593 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Hy vọng là kỳ bết bát này sẽ giúp thể thao Việt Nam hồi sinh.Cần phải thay máu nền thể thao để thể dục thể thao nó được phổ biến ra toàn dân,rèn luyện giống nòi.Còn đi ô lem bích thì chẳng qua là nơi hội hè đình đám,chả vì mấy cái huy chương mà người ta trọng nước mình hơn.
 

minhab

Xe điện
Biển số
OF-1747
Ngày cấp bằng
29/9/06
Số km
2,424
Động cơ
16,895 Mã lực
Trước hết phải đá thằng #` đi đã, nó chặn đường xe cộ thì lấy gì đưa VĐV đi thi đấu cọ xát :))
 

KarinMoon

Xe tăng
Biển số
OF-54611
Ngày cấp bằng
9/1/10
Số km
1,147
Động cơ
460,290 Mã lực
Taekwondo em đã xem hlv người Hàn Quốc của 2 vđv VN trả lời phỏng vấn qua đó thấy rõ những yếu điểm của vđv VN. Đầu tư 2 tháng thì hy vọng gì so với 4 năm của tuyển Hàn Quốc. :(.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,941
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng vừa xem một cuộc phỏng vấn. Họ trả lời là các nước thường mang thêm quân xanh đi cho VĐV được tập, ví dụ TQ, họ mang rất nhiều quân xanh, nếu bắt thăm phải gặp đối thủ nào là họ có quân xanh tương tự cho VĐV thực hành. Ở ta thì chỉ có vận động viên và chủ yếu là đoàn tùy tùng (rất đông hơn VĐV).
 

odaiba

Xe tăng
Biển số
OF-135029
Ngày cấp bằng
18/3/12
Số km
1,927
Động cơ
387,549 Mã lực
Nơi ở
Nippon
Vừa xem quả phóng sự về Olympic, VTV chửi Tàu thông qua thể thao, rất sướng:D
 

hilo

Xe buýt
Biển số
OF-28595
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
811
Động cơ
490,080 Mã lực
Em cũng vừa xem một cuộc phỏng vấn. Họ trả lời là các nước thường mang thêm quân xanh đi cho VĐV được tập, ví dụ TQ, họ mang rất nhiều quân xanh, nếu bắt thăm phải gặp đối thủ nào là họ có quân xanh tương tự cho VĐV thực hành. Ở ta thì chỉ có vận động viên và chủ yếu là đoàn tùy tùng (rất đông hơn VĐV).
Đâu có cụ, đoàn ta còn mang nhiều quân xanh hơn đoàn Tàu. Chính các quan chức hi sinh thân mình đi làm suất quân xanh cho VDV đấy chứ. Nhưng 1 là quan chức ta chỉ được cái bụng to, hai là các em VDV cũng ngại không dám tẩn nhiệt tình như tẩn quân xanh xịn nên kết quả mới thế.
 

qua_khoang

Xe tăng
Biển số
OF-100702
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
1,144
Động cơ
383,560 Mã lực
Olympic éo nhiều hay chương bằng" si gêm",ta về chơi ao làng cho ló nhiều huy chương.Bó tay cái đại hội làng lấy đâu ra nhiều huy chương thế không biết.
 

congbinhxuong

Xe buýt
Biển số
OF-26772
Ngày cấp bằng
2/1/09
Số km
878
Động cơ
494,390 Mã lực
Bài này đăng trên Tuổi trẻ nói đủ tất cả


Câu chuyện không nằm ở chỗ trắng tay
TT - Rất nhiều người bức xúc khi thấy Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore đều có tên trong bảng tổng sắp huy chương Olympic 2012, còn VN thì không. Nhưng vấn đề của thể thao VN không chỉ nằm ở đó.




Võ sĩ judo Văn Ngọc Tú (nằm dưới) dễ dàng thất bại ngay vòng đầu tiên - Ảnh: Reuters


Nên nhớ người Thái và Indonesia cũng không hài lòng về thể thao nước mình khi họ đã từng có HCV các kỳ trước, và năm nay thì trắng tay. Và cũng xin đừng lấy một chiếc HCB của Hoàng Anh Tuấn (cử tạ) có được bốn năm trước tại Bắc Kinh, và năm nay chẳng có gì để đánh giá về thể thao VN. Vấn đề của thể thao VN lớn hơn nhiều những chiếc huy chương.

Lỗi của người lớn
Hầu hết VĐV VN dự Olympic 2012 đều thi đấu dưới sức mình. Tuy nhiên, xin đừng trách họ. Hãy trách những người có trách nhiệm cầm bạc tỉ của ngân sách (hay chính xác là tiền thuế của dân) để chăm lo cho các VĐV, nhưng đã làm không đến nơi đến chốn.

Thiếu dũng khí
“Một trong những điểm yếu lớn nhất của thể thao VN hiện nay là chính đội ngũ quản lý. Mà điểm yếu lớn nhất của đội ngũ quản lý là thiếu dũng khí, không có tinh thần dám làm dám chịu. Và trong thể thao, thiếu điều đó thì không thể thành công” - ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao

Nhiều người nói với chúng tôi rằng họ rất khó chịu khi nghe một quan chức thể thao có mặt ở London đã phát biểu trên truyền hình để giải thích về thất bại của lực sĩ Quốc Toàn ở môn cử tạ như sau: khi Toàn thực hiện động tác cử giật, có hai sinh viên VN trên khán đài đã hô to “VN, VN” khiến Toàn bị mất tập trung! Nếu có chuyện ấy thật, rõ ràng tâm lý của Toàn quá kém, không xứng là một VĐV có khả năng tranh chấp huy chương như tuyên bố của các sếp thể thao. Lãnh đạo ngành thể thao tuyên bố rằng đã đầu tư rất tốt cho các VĐV dự Olympic 2012, như Quốc Toàn có chuyên gia, được đi tập huấn nước ngoài... Vậy các sự đầu tư đó có hiệu quả không khi chỉ vì một tiếng hô cổ vũ trên khán đài đã mất tập trung? Hay câu chuyện của Tiến Minh cũng là một ví dụ cho thấy sự làm ăn tắc trách: ai cũng biết tay vợt này không mạnh về tâm lý nhưng chẳng ai quan tâm để khắc phục điểm yếu đó. Thậm chí còn vô tư nhồi thêm gánh nặng tâm lý cho tay vợt này qua việc cử một đội hình đi cùng toàn những người mà cả làng cầu lông đều biết là “cơm không lành, canh không ngọt” với Tiến Minh.
Rồi câu chuyện của đội TDDC cũng thế. Trước giờ lên đường thì khẳng định chuẩn bị rất tốt, cụ thể là đưa sang Anh sớm để tập luyện làm quen. Nhưng khi qua đến nơi lại ca cẩm rằng dụng cụ tập luyện không có, thời tiết lạnh, xa xôi cách trở... Thế thì phải hiểu như thế nào đây về cái gọi là chuẩn bị tốt?
Còn nữa, đó là những chuyến tập huấn vô bổ của điền kinh, bơi lội... mà dư luận đã đề cập rất nhiều trước Olympic 2012. Đáng tiếc, tất cả đều được bưng bít, che giấu để rồi khi thất bại thì toàn nguyên nhân khách quan “tại thế này, vì thế kia”.


Con đường nào ?
Người hâm mộ thể thao VN không phải bất bình về ngành này bởi sự thất bại tại Olympic 2012, mà đã từ lâu và gần nhất là thảm bại tại Asiad 2010. Ngay từ lúc đó, đã có góp ý rằng ngành thể thao VN cần sớm xác định con đường đi của mình. Một, theo lối “nuôi gà chọi” mà thể thao Trung Quốc áp dụng. Hai, đầu tư thể thao theo kiểu nhiều nước phương Tây áp dụng, đó là đẩy mạnh thể thao trường học, xác định những môn nhà nghề thì theo hướng CLB.
Thật ra, thể thao VN có phần nghiêng theo hướng “nuôi gà chọi”, khi các tài năng sau khi phát hiện đều được đưa vào con đường đào tạo tập trung ở các trường năng khiếu thể thao. Hầu hết VĐV của chúng ta gần như chẳng biết gì ngoài việc ăn và tập. Nhưng bi kịch là chúng ta lại không đủ cứng rắn trong việc huấn luyện. Tình trạng ăn gian khối lượng vận động trong tập luyện, trốn giáo án hết sức phổ biến trong huấn luyện thể thao. Vì vậy, lối “nuôi gà chọi” ở thể thao VN không đạt hiệu quả.
Còn theo con đường của nhiều nước phát triển (ngoại trừ các môn nhà nghề như bóng đá, quần vợt, bóng rổ...; phần lớn VĐV các môn xe đạp, đua thuyền, bơi lội...của các nước này đều xem thể thao là nghề tay trái) thì đòi hỏi cơ sở vật chất của các trường học phải hoàn hảo. Đó là một điểm yếu nhất của thể thao VN.
Đi theo con đường nào, đó là điều ngành thể thao cần xác định chứ không thể mơ hồ như hiện nay.
 
Chỉnh sửa cuối:

dungce912

Xe điện
Biển số
OF-136606
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
3,026
Động cơ
394,678 Mã lực
Nơi ở
Trên yên xe dưới gốc cây
Môn xe máy, xe đạp địa hình quá tiềm năng luôn, nhân tài cả đống, nhìn bọn xanh đỏ làm xiếc ngoài đường quá khéo luôn :))
 

usavn

Xe buýt
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
519
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Bài này đăng trên Tuổi trẻ nói đủ tất cả


Câu chuyện không nằm ở chỗ trắng tay
TT - Rất nhiều người bức xúc khi thấy Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore đều có tên trong bảng tổng sắp huy chương Olympic 2012, còn VN thì không. Nhưng vấn đề của thể thao VN không chỉ nằm ở đó.

Con đường nào ?
Người hâm mộ thể thao VN không phải bất bình về ngành này bởi sự thất bại tại Olympic 2012, mà đã từ lâu và gần nhất là thảm bại tại Asiad 2010. Ngay từ lúc đó, đã có góp ý rằng ngành thể thao VN cần sớm xác định con đường đi của mình. Một, theo lối “nuôi gà chọi” mà thể thao Trung Quốc áp dụng. Hai, đầu tư thể thao theo kiểu nhiều nước phương Tây áp dụng, đó là đẩy mạnh thể thao trường học, xác định những môn nhà nghề thì theo hướng CLB.
Thật ra, thể thao VN có phần nghiêng theo hướng “nuôi gà chọi”, khi các tài năng sau khi phát hiện đều được đưa vào con đường đào tạo tập trung ở các trường năng khiếu thể thao. Hầu hết VĐV của chúng ta gần như chẳng biết gì ngoài việc ăn và tập. Nhưng bi kịch là chúng ta lại không đủ cứng rắn trong việc huấn luyện. Tình trạng ăn gian khối lượng vận động trong tập luyện, trốn giáo án hết sức phổ biến trong huấn luyện thể thao. Vì vậy, lối “nuôi gà chọi” ở thể thao VN không đạt hiệu quả.
Còn theo con đường của nhiều nước phát triển (ngoại trừ các môn nhà nghề như bóng đá, quần vợt, bóng rổ...; phần lớn VĐV các môn xe đạp, đua thuyền, bơi lội...của các nước này đều xem thể thao là nghề tay trái) thì đòi hỏi cơ sở vật chất của các trường học phải hoàn hảo. Đó là một điểm yếu nhất của thể thao VN.
Đi theo con đường nào, đó là điều ngành thể thao cần xác định chứ không thể mơ hồ như hiện nay.
Đi theo con đường TQ là đâm đầu vào chỗ chết ! Lấy tiền XH nuôi gà chọi để lấy huy chương thể thao đỉnh cao là một sự lãng phí khủng khiếp.

Dành huy chương kiểu này không phục vụ danh tiếng đất nước. Những người hiểu biết trên thế giới chỉ cười khẩy và đều thấy rõ những đất quốc gia như TQ hay Bắc Triều tiên dã man ép trẻ em luyện tập từ 6-7 tuổi chỉ cố dành lấy huy chương ở tuổi 18-20, rồi 25 tuổi về hưu, chẳn ai thèm quan tâm tới.

Dành huy chương kiểu này cũng không phục vụ xã hội, sức khỏe cộng đồng không tăng mà còn tụt đi, vì phải dành tiền cho mục đích huy chương!

Huy chương cũng không phục vụ sự phát triển của cá nhân của các VĐV, vì đây là sản phẩm của sự cưỡng bức!

Dành huy chương kiểu gà chọi chỉ phục vụ mục đích mấy vị quản lý và mấy nhà CT, để báo cáo khoe thành tích !!

Con đường chậm nhưng chắc chắn, và có ích lợi cho sức khỏe cộng đồng, và các mục đích giải trí, là con đường thể thao phương Tây. Đó là thể thao trường học, và thể thao cộng đồng. Cần nhiều đất hơn cho các hoạt động thể thao. Mỗi trường học cấp 2 cấp 3 ở HN phấn đấu có bể bơi sân bóng rổ, phòng tập.
Sau đó là thể thao nhà nghề cho những ai theo hứong này.
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,288
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Đi theo con đường TQ là đâm đầu vào chỗ chết ! Lấy tiền XH nuôi gà chọi để lấy huy chương thể thao đỉnh cao là một sự lãng phí khủng khiếp.

Con đường chậm nhưng chắc chắn, và có ích lợi cho sức khỏe cộng đồng, và các mục đích giải trí, là con đường thể thao phương Tây. Đó là thể thao trường học, và thể thao cộng đồng. Cần nhiều đất hơn cho các hoạt động thể thao. Mỗi trường học cấp 2 cấp 3 ở HN phấn đấu có bể bơi sân bóng rổ, phòng tập.
Sau đó là thể thao nhà nghề cho những ai theo hứong này.
theo e vn hiện nay đi theo con đường nào cũng chết cả.
chỗ éo nào cũng tham nhũng đục khoét, làm ăn thì dối trá chụp giật.
cái gì có thể dấu chứ thi đấu thể thao nó lồ lộ hết cả ra, ko thể che chắn đc thì lấy éo đâu ra huy chương.
 

i.m.u.s.m

Xe tăng
Biển số
OF-148537
Ngày cấp bằng
8/7/12
Số km
1,567
Động cơ
376,562 Mã lực
hy vọng thôi cụ ạ, cụ quốc toàn đáy đổ lỗi xong rồi mà cụ
 

usavn

Xe buýt
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
519
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Không phải VĐV nào cũng đại bại từ trận đầu hoặc thi đấu dưới khả năng. Có em Phúc tập ở môn đi bộ, môn thể thao giá rẻ, phá được kỷ lục của bản thân. Tuy nhiên kỷ lục QG còn thấp hơn kỷ lục TG và Olympic đến 10% thì phải đến thế hệ VĐV khác.

=====================================================================
Thanh Phúc phá kỷ lục quốc gia 20km đi bộ ở London


Rạng sáng 12/8, cô gái Đà Nẵng Nguyễn Thị Thanh Phúc đã hoàn thành phần thi cuối của đoàn Việt Nam tại Olympic với những nỗ lực vượt lên chính mình.
Thanh Phúc. Ảnh: Thu Nga.
Không có khả năng giành HC, nhưng nữ VĐV điền kinh Nguyễn Thị Thanh Phúc đã có một màn thi đấu rất cố gắng ở chung kết đi bộ 20km trên đường phố London.
Tranh tài với 57 VĐV khắp thế giới, Thanh Phúc đã về đích thứ 36 với thời gian 1 giờ 33 phút 36. Khi chạy được 16km, Thanh Phúc tụt xuống thứ 41, nhưng cô đã cố gắng vượt qua 5 đối thủ để về đích với thành tích phá kỷ lục quốc gia do chính cô nắm giữ.
Trước đó, Thanh Phúc đã bất ngờ vượt sâu chuẩn B Olympic với thành tích 1 giờ 35 phút 13 tại giải vô địch châu Á 20km đi bộ (Nhật Bản) và giành HC đồng. Đây cũng là thành tích đưa Thanh Phúc đến London.
Những nỗ lực của Thanh Phúc giúp cô một màn thi đấu đáng nhớ ở lần đầu tiên được tham dự Thế vận hội. Nhưng nó khép lại một kỳ Olympic trắng tay với những tiếc nuối và thất vọng về khả năng hội nhập của thể thao Việt Nam trên đấu trường Olympic.
Giành chiến thắng ở nội dung này là VĐV Nga Elena Lashmanova. Cô đã phá kỷ lục thế giới với thành tích 1 giờ 25 phút 02. HC bạc cũng thuộc về đoàn Nga với thành tích cao nhất mùa của Olga Kaniskina 1 giờ 25 phút 09. HC đồng về tay VĐV Trung Quốc Shenjie Qieyang (1 giờ 25 phút 16).
Minh Hà
 

qua_khoang

Xe tăng
Biển số
OF-100702
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
1,144
Động cơ
383,560 Mã lực
theo e vn hiện nay đi theo con đường nào cũng chết cả.
chỗ éo nào cũng tham nhũng đục khoét, làm ăn thì dối trá chụp giật.
cái gì có thể dấu chứ thi đấu thể thao nó lồ lộ hết cả ra, ko thể che chắn đc thì lấy éo đâu ra huy chương.
Thì em cũng đã nói là giải tán ẹ nó đi rồi.Khó phát triển lắm,càng làm càng thối.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top