Phi lộ : Đây cũng là topic thuộc loại rác rưởi nên bị MOD DHA đã xóa khỏi diễn đàn f319. Thôi thì chúng ta treo ở trong quán cà phê chứng khoán con con của mình vậy, coi như mua vui vài trống canh. Do đây là topic từ năm 2018 nên có chi tiết động chạm mã ngành thì các bác tự luận nha.
Câu chuyện cuối tuần 22 - Cũ
Bao giờ đến sóng penny và small?
1. Tiền đề tạo sóng
- Cái gốc của tiền đề tạo sóng vẫn là nền kinh tế đang phát triển, và 3 sàn chỉ thuần túy thể hiện điều đó
- Thu hút vàng và đô trong dân. Ở đây rõ ràng lấy uy để ép ko bằng dùng lợi mà nhử, có trọng thưởng ắt có dũng phu. Khi dân thấy chứng khoán mang lại lợi nhuận ùn ùn cho nhà đầu tư như 2007 thì bọn họ khắc đi chợ chứng.
- Tiếp tục câu chuyện nâng hạng : năm nay FED liên tục tăng lãi suất, điều đó khiến hàng loạt thị trường mới nổi lao đao. Nếu trong hoàn cảnh đó mà VNI vẫn bật lên được thì sẽ ghi điểm nhớn trong cuộc đua nâng hạng.
- Hỗ trợ khối ngân hàng tăng vốn để đáp ứng tiêu chuẩn basel2. Cách nhẹ nhàng nhất là đẩy giá cổ phiếu lên khiến việc phát hành thêm với giá ưu đãi sẽ được gà qué nhiệt liệt hưởng ứng.
Như vậy việc tạo sóng vừa là do có khả năng, vừa là xuất phát từ một số nhu cầu nào đó.
2. Nguồn tiền tạo sóng
Trong bối cảnh chung FED tăng lãi suất thêm 2 lần nữa từ nay tới cuối năm và năm 2019 sẽ tăng thêm 3 lần nữa gây áp lực lên thị trường mới nổi và cận biên trong việc thu hút vốn. Nhưng chúng ta ko thể tăng lãi suất theo FED bởi như thế sẽ làm hại thị trường bất động sản BĐS . Lãi suất tăng lên gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp chủ dự án đã đành, mà quan trọng hơn là nó làm nhụt chí người mua khiến nguồn cầu giảm đi. Do đó chỉ còn cách bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng và rồi bằng cách nào đó, dòng tiền này cũng chảy vào chỗ trũng : CK.
Có thể thấy việc FED liên tục tăng lãi suất sẽ hút dòng tiền chảy vào Mĩ. Ngân hàng châu Âu ECB và Nhật bản BOJ đều phải thu hẹp và dừng chương trình nới lỏng định lượng, sau đó tiến hành tăng lãi suất. Các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ tăng lãi suất theo, đó là phản ứng domino. Nhưng lãi suất chúng ta đã đủ cao zồi, nay lại tăng nữa sẽ dè gánh nặng lên nền kinh tế. Do đó phải tiến hành hàng loat biện pháp để ko làm tăng lãi suất, nhưng cũng chống chọi được với sự mất giá đồng tiền dẫn đến lạm phát và tệ hại hơn là rút vốn ngoại tệ.
Có thể thấy NHTW chắc chắn sẽ tung ra các loại công cụ tiền tệ để tạo nguồn cho các ngân hàng thương mại như SLO (công cụ điều chỉnh thanh khoản ngắn hạn), SLF (cơ sở cho vay dự trữ), MLF (cơ sở vay trung hạn). Trong đó SLO là việc phát hành tín phiếu mua lại ngắn hạn với thời hạn 7 ngày làm việc , SLF: Thuật ngữ cho thời hạn 1-3 tháng. Mức lãi suất được xác định một cách toàn diện dựa trên kiểm soát chính sách tiền tệ và nhu cầu hướng dẫn lãi suất thị trường.MLF: Hạn chót là khoảng 3 tháng
Một công cụ nữa nữa là giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi theo luật định . Có điều toa thuốc này hơi nặng, bởi nó có công dụng thật, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ với hệ thống ngân hàng do giảm sức đề kháng khi gặp sự cố. Vì vậy đây ko phải là biện pháp nên được sử dụng thường xuyên.
Thực ra vẫn còn 1 cửa nới lỏng tài chính nữa là cắt giảm chi phí vốn bình quân gia quyền RRR kết hợp với việc trả nợ MLF đắt tiền thì chi phí lãi vay cho các ngân hàng sẽ thấp hơn để các ngân hàng cho vay nhiều hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để rồi đám penny hưởng lợi từ đây. Có điều cửa này hơi thấp do uy tín khối ngân hàng của chúng ta có hạn, cho nên thứ đáng nhẽ là phương tiện thì chúng ta lại phải coi là mục tiêu.
Trong bối cảnh phải giật gấu vá vai xoay xở đủ biện pháp để đối phó được với chuyện FED tăng lãi suất nhưng ko dẫn đến lạm phát , mất giá đồng tiền thì cửa đơn giản nhất sẽ là nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng. Và chúng em đoán NHNN sẽ đặt xà này ở mức 18-20%/ năm cho năm nay và 2019. Nhưng để trừ hao thì chúng em chỉ tính với mức tăng trưởng tín dụng 15% thôi.
Với 6 triệu tỏi tín dụng, tăng trưởng 15% là có thêm 900k tỏi . Danh chính ngôn thuận chỉ có 60k tỏi chảy vào chứng khoán từ số tiền trên. Có điều hiệu ứng đòn bẩy lại là câu chuyện khác. Khi doanh nghiệp có thêm dự án, ví dụ HPG mở dây chuyện HRC trị giá 60k tỏi ở Dung quất , chỉ riêng khoai tây ( chủ lực là khoai Hàn quốc ) đổ thêm vốn lướt sóng vào HPG là 900 tỏi đẩy giá lên 68, số mua thêm dài hạn là 80 triệu cổ, còn khoai ta thì các bác đi hỏi mấy anh lái ạ. Hay khi cty BĐS nào đó công bố triển khai dự án mới, vậy là có dòng tiền đổ vào doanh nghiệp đó đã đành. Thế nhưng tiền sẽ trực tiếp đầu tư vào thêm đám CTD, HBC … bởi mọi người nhận ra ngay điểm đó. Ngoài ra đám xi măng , gạch lát … cũng sẽ gián tiếp dần dần được hưởng ơn mưa móc, tiền cũng sẽ chảy vào chúng.
Còn những đợt như VRE, VHM, HDB …. Chào sàn được khoai tây hưởng ứng góp thêm mấy chục knganf tỏi mỗi lần thì tính sau.
Câu hỏi ở đây : Chuyện VRE, VHM chào sàn đã thu hút khoai tây ra sao thì các bác thấy cả zồi. Giờ em chỉ đố : khi mà cây tre nhận giấy phép bay, khoai tây sẽ đổ thêm bao nhiều xiền cho a Còi? Để cho đơn giản hơn : a Còi nhận được 1 máy bay thì khoai tây đổ thêm vào đó bao nhiêu xiền? Áng chừng được câu trả lời này sẽ mang tới những kết luận rất thú vị .Còn về khoai ta thì các bác hỏi mấy cao thủ, cái này chúng em ko biết đâu ạ.
Túm váy lại : khi nền kinh tế đang phát triển, sự tăng trưởng tín dụng ko phải chỉ nhằm để “ chi thường xuyên” – tức trả lương và trả nợ lãi vay, gốc tới hạn như trong thời kì thập kỉ vứt đi - thì dòng tiền trực tiếp và gián tiếp đổ vào 3 sàn sẽ lên tới 450 k tỏi/ tổng số 900k tỏi tăng trưởng tín dụng. Tất nhiên bác nào để ý từng ngành hàng thì việc lọc ra tỉ lệ những con số này khá dễ dàng cho các thời kì suy thoái, ổn định, tăng tốc …..
3. Ước lượng sóng :
Sau khi tính xong nguồn tiền là có thể nhẩm ra mức độ VNI tăng tới đâu. Và chúng em mạnh dạn đưa ra kịch bản : đến tháng 6/2019, VNI sẽ đạt 3000 điểm. Tất nhiên ko thể lên kế hoạch tháng này đạt tới đâu tháng kia ra sao. Một khi nhỏ lẻ cầm đen chạy trước ô tô, mấy anh lái dỗi là sẽ rẽ ngang rẽ dọc ko biết đâu mà lần. Nhưng đại khái có thể vẽ ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 : các mã đều tăng hà rầm, tất nhiên mức độ nhiều ít khác nhau. Nhưng về cơ bản thì bluechip, midcap, penny đều có ăn . Và dân bản lại hát vang điệp khúc “bán là thua mua là thắng” như hồi năm 2007. Để rồi tết đến xuân về, chủ đề rôm rả quanh mâm cơm cỗ của mỗi nhà đều ko thiếu hai chữ chứng khoán.
Giai đoạn 2 : sau tết 2019, người người nhà nhà đều rút tài khoản, bán vàng đổ vào chứng khoán. Với khí thế ngất trời như vậy, VNI có đạt 3k cũng ko khiến người ta lấy làm quái lạ.
Vậy dòng nào cầm cờ đi tiên phong? Đó là BĐS, đủ loại các mã BĐS đều lên hương. Chung cư, nghỉ dưỡng, đất nền … đều tăng ráo .Tất nhiên họ nhà VIC ưỡn ngực đi trước , thế là 23% VNI phi đầu tiên nhé. Bên cạnh BĐS là hàng loạt ngành cũng sáng cửa năm 2018 : sắt thép, xi măng, giấy , nhựa, cao su, , chứng khoán, chăn nuôi, gỗ, xây dựng, logistic, dược , bảo hiểm … đều đua nhau chen lên trước.
So bó đũa chọn cột cờ, mấy mã tăng đến quái dị là ROS 500, SAB 450, FPT 150 …. Riêng họ nhà VIC như VIC, VRE, VHM tuy có tăng, nhưng ko chơi bạo như vậy. Có đám midcap penny láo nháo lại tăng khỏe, chúng đua nhau nhảy tanh tách như tôm tươi để bù cho thời kì vừa rồi.
Vậy bao giờ thì bắt đầu con sóng đó? Muộn nhất giữa tháng 8
P/S : chúng em là con cháu của thần gió, hôm nay thử trổ tài ạ