Ách, hôm qua bận nên ko post được. Giờ chúng ta lại chém ró chút chút
Câu chuyện cuối tuần 7
Don Quijote thời @
Trong giai đoạn này xu thế Môi trường, Xã hội và Quản trị ESG đang lên ngôi. Số tiền các định chế tài chính ủng hộ nó đã đạt tới mức thiên văn là 120 ngàn tỏi trump. Song hành với nó, những tiếng hô hoán đòi rút tiền ra khỏi nhiên liệu hoá thạch cũng ngày càng nhớn. Không chỉ hài lòng với việc đóng cửa các mỏ than, phe ESG ngày càng bổ sung thêm vào các đòi hỏi của mình. Từ việc ngừng đốt khí đồng hành khi khai thác dầu, nay đòi hỏi nâng cấp thành cấm sử dụng từ dầu thô tới khí đốt. Đại loại là tuyệt đối không dùng nhiên liệu hoá thạch nữa. Và câu hỏi là : địa chính trị có đóng vai trò gì không trong xu thế này?Câu trả lời là có và khá quyết định.
Xu thế ESG manh nha từ khi các nhà khoa học rung chuông cảnh báo về lỗ thủng tầng Ozon. Đến sau khi kí kết Hiệp định Paris về giảm phát thải CO2 thì nó đã nhảy vọt về chất và tới lúc này đã trở thành xu thế thời đại. Vậy quan điểm các quốc gia về Hiệp định CO2 thế nào? Nước mĩ dưới thời mr Trump đã dứt khoát rút khỏi hiệp định, cho rằng nó chỉ có gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Trái lại, trung quốc nhiệt tình ủng hộ Hiệp định.
Trung quốc cho rằng Hiệp định CO2 sẽ khiến các nước G7 tiếp tục dịch chuyển các nhà máy ô nhiễm ra khỏi lãnh thổ của mình. Vậy là các cơ sở sắt thép, xi măng, hoá chất, dệt nhuộm, thuộc da, bột giấy …. Sẽ lần lượt chuyển sang các nước đang phát triển EM. Vậy là trung quốc chỉ việc ngồi lựa chọn những dây chuyện hiện đại nhất, phù hợp nhất để nhập về, đồng thời xuất khẩu đống nhà máy đồng nát tương ứng của mình cho hàng xóm với giá cao như hàng chính hiệu.
Hơn nữa, trong hoàn cảnh nước mĩ dưới thời mr Trump đã rút khỏi Hiệp định CO2 thì trung quốc coi đây là cơ hội để khẳng định vị thế nhà l.ãnh đạo thế giới mới của mình. Chính vì thế trung quốc càng nhiệt tình thúc đẩy xu thế ESG, dùng nó làm Vương Bài để thể hiện vai trò cầm trịch thời cuộc của mình. Trên thực tế, trung quốc cũng đã làm khá nhiều việc ủng hộ môi trường. Ví dụ như a tập đưa ra lời hứa về đem lại bầu trời xanh cho xứ sở Hoa Hạ, mỗi năm từ tháng 11 đến tháng 4 là hàng loạt nhà máy sắt thép, xi măng, giấy, hoá chất bị đóng cửa hoặc phải hoạt động cầm chừng để hạn chế gây ô nhiễm.
Cuộc thương chiến với nước mĩ đã cho trung quốc thấy khoảng cách khó lấp đầy giữa hai bên. Do đó phải dùng con đường khác để ganh đua với nước mĩ. Cứ như vậy bên cạnh kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ thì việc tích cực triển khai ESG được trung quốc coi như biện pháp dễ thực hiện nhất để tranh giành ngôi vị bá chủ.
Thế nhưng cách thức trung quốc thoát ra khỏi cuộc thương chiến với nước mĩ khiến người ta phải rùng mình. Bởi trung quốc thoát nạn không phải bằng cách kí kết thoả thuận giai đoạn 1 mà là nhờ hạ bệ được đối thủ với món đặc sản virus Kung Fu. Chính con virus này đã khiến mr trump thất cử trong một cuộc bầu cử đầy rẫy gian lận.
Khi dịch cúm Kung Fu bùng phát, rất nhiều tiếng nói đòi hỏi phải truy ra nguồn gốc con virus Kung Fu là từ đâu và điều này khiến Bắc kinh khá bất mãn nên đã ra tay hành động. Đầu tiên, từ tháng 5/2020 hải quan trung quốc kéo dài thời gian thông quan cho các tàu than của Úc từ 7 ngày lên 2 tháng. Và đến tháng 10/2020 thì trung quốc quyết định ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu than từ Úc.
Rõ ràng đây là hành động giết gà doạ khỉ hay “sát nhất nhân giả vạn cụ”. Bởi châu Âu cũng đòi hỏi truy tìm nguồn gốc virus Kung Fu và lên án nạn diệt chủng ở Tân Cương như Úc, thế nhưng chả có mặt hàng nào ở đó bị cấm vào trung quốc. Vậy tại sao nước Úc và ngành than Úc lại bị chọn để khai đao? Về ngành thì dễ nói rồi, đó là dựa vào xu thế ESG nên sẽ ít người dị nghị hơn. Còn lí do nước Úc bị mang ra tế cờ trong công cuộc tranh giành quyền bá chủ toàn cầu của trung quốc cũng dễ nói. Về địa lí, Úc nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và đang có xu thế cầm cờ tập hợp các nước nhỏ trong khu vực. Về kinh tế, rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Úc có quá nửa đầu ra nằm ở trung quốc, do đó tác động cấm vận sẽ mạnh hơn với Úc.
Trong ba chân kiềng nhiên liệu hoá thạch là dầu, khí đốt và than đá thì trung quốc đã nắm đến 2 chân kiềng của nước Úc là than đá và khí đốt. Căn bệnh Kung Fu càng hỗ trợ cho điều đó khi nó đạp cho giá khí đốt từ 4.3 trump/MMBTU xuống còn 1.6 trump/MMBTU, và than đá rớt từ mức 74.69 trump/tấn ngày 9/1/2020 xuống 50.23 trump/tấn vào ngày 27/4/2020 . trung quốc cho rằng nhè lúc khốn khó giá thấp để gây bất lợi cho hàng hoá của Úc thì sẽ ép phê hơn.
Vậy mà từ lúc hải quan trung quốc bắt đầu làm khó dễ cho các mặt hàng xuất xứ từ Úc thì giá cả những mặt hàng đó đều tăng phi mã đã tăng sức đề kháng của người Úc, đúng là thiên bất dung gian. Và người ta chợt nhận ra rằng thế giới đang bước vào siêu chu kì hàng hoá mới. Từ đỉnh cao giá cả năm 2011, giá hàng hoá từ từ đổ dốc. Trùng với thời điểm đó, mặt trời hoạt động mạnh mẽ đã khiến nông sản được mùa 10 năm khiến giá nông sản giảm suốt giai đoan 2011-2020.
Trong giai đoạn 2011-2020, các doanh nghiệp dần làm quen với tình trạng dư cung, lô hàng sau rẻ hơn lô hàng trước. Vậy là bọn họ từ từ giảm trạng thái phòng hộ, thu nhỏ số hàng dự trữ trong kho để tối ưu hoá lợi nhuận. Dịch cúm Kung Fu khiến xã hội cách li, kinh doanh tê liệt càng thúc đẩy xu thế giảm bớt lượng hàng trong kho tới mức tối đa. Vậy là quí 3/2020 chúng ta được chứng kiến tình trạng hàng tồn kho chạm đáy cốc. Hàng tồn kho thấp kết hợp với nhu cầu nhanh chóng hồi phục sau dịch Kung Fu đã khiến nhu cầu hàng hoá tăng vọt, người người nhà nhà đua nhau tích trữ hàng hoá. Và contango trứ danh lại tái xuất giang hồ.
Vậy là siêu chu kì hàng hoá mới đã cứu cho người Úc thoát khỏi bàn thua trông thấy. Nhưng đó chỉ là nhân tố phụ và chỉ có tính chất nhất thời. Chính các đồng minh mới là tác động chủ chốt chống lưng cho người Úc. Ví dụ như mặt hàng quặng sắt. Để thoát khỏi sự kìm kẹp của người Úc, trung quốc đã bỏ 16 tỉ đô la ( tức trượt giá thêm 2 tỉ) để phát triển mỏ Simandou ở Guinea sẽ đi vào hoạt động từ năm 2025. Nhưng với ESG, đồng minh của Úc đã đi trước 1 bước.
Về cơ bản, đồng minh của Úc có 3 cách hỗ trợ. Sau khi Úc bị trung quốc cấm nhập khẩu than, Hàn quốc và Nhật bản đã tăng giá mua than, qua đó giữ cho người Úc có được vị thế tốt hơn khi đàm phán bán cho Ấn độ.Người mĩ thì chơi trò bỏ đá xuống giếng hay cháy nhà hôi của. Sau khi trung quốc ngừng nhập khẩu than Úc với giá 115 trump/tấn, người mĩ nhảy vào lấp chỗ trống và bán thay với giá 152 trump/tấn.
Tuy nhiên hỗ trợ tốt nhất cho người Úc là châu Âu. Nước Anh mở cửa thị trường thịt bò của mình cho người Úc trong 10 năm. Ngày 20/5/2021, Nghị viện châu Âu đã đóng băng hiệp định thương mại trung – Âu cho dù nó chỉ mới được kí kết sau 7 năm trời ròng rã. Đống thời Nghị viện châu Âu cũng ban hành Thuế carbon còn được gọi là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon ("CBAM") .
Mục đích của việc áp đặt thuế carbon trước hết là để cạnh tranh bình đẳng, nghĩa là cạnh tranh công bằng giữa các sản phẩm từ bên ngoài EU và các sản phẩm được sản xuất trong EU, và thứ hai là để ngăn chặn sản xuất từ các quốc gia hoặc khu vực có chính sách khí hậu tương đối lỏng lẻo. Ngoài Liên minh châu Âu, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ gần đây đã công bố chương trình nghị sự của mình, tiết lộ rằng chính quyền Bí Đần đang xem xét áp đặt Thuế biên giới carbon tương tự như thuế carbon của EU và áp đặt thuế carbon đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia không có khả năng đối phó với biến đổi khí hậu.
Sưốt 20 năm qua, trung quốc ra sức xây dựng nền sản xuất của nước mình theo cách dư thừa công suất để đè giá xuống khiến các đối thủ không chịu được nhiệt phải rút lui. Sau khi đã độc chiếm thị trường thì trung quốc mới đẩy giá lên để kiếm lợi nhuận khủng. Nay với CBAM, châu Âu có thể phớt lờ WTO để từ năm 2023 mặc sức áp thuế lên hàng xuất xứ trung quốc. Như vậy trước khi mỏ Simandou đi vào sản xuất thì châu Âu đã đội một vòng kim cô cho nó rồi.
Nói cách khác, trung quốc dùng ESG để xây dựng vai trò cường quốc số 1 của mình, còn mĩ và châu Âu lại bẻ lái ESG thành công cụ vô hiệu hoá công xưởng thế giới của trung quốc.
Điều đáng nói ở đây là CBAM của châu Âu cũng sẽ không tha chúng ta. EV FTA không bảo vệ được hàng hoá của Việt nam trước thuế Carbon, cho nên chúng ta chỉ có cửa sổ hưởng lợi 2 năm từ Hiệp định này mà thôi. Cách tốt nhất tạm thời là dùng nguồn điện xám, tức điện từ LNG. Cho tới lúc này rất ít cơ sở sản xuất có thể đảm bảo 100% nguồn điện từ thuỷ điện hay năng lượng tái tạo. Cho nên có lợi thế nhất sẽ là các khu công nghiệp ven sông, người ta sẽ kéo xà lan đặt máy phát điện chạy bằng khí đốt LNG. Như vậy sản phẩm sẽ được hưởng thuế ưu đãi hơn . Vậy là các khu công nghiệp ven sông sẽ có hệ số cho thuê đất cực cao lẫn giá thuê ngất ngưởng.
Đối mặt với các đồng minh của Úc thì trung quốc có thể làm được gì? Bó tay thúc thủ bởi chẳng ai giúp đỡ. Với chính sách gây hấn lấn chiếm lãnh thổ của các nước xung quanh, trung quốc cho thấy 1 tầm nhìn ngắn tũn. Đó là hành vi của một kẻ Bá Vương quen dùng thịt đè người chứ không phải của một vị Bá Chủ quân lâm thiên hạ.
Thông thường, cho dù chỉ là một người đứng đầu khu vực thì ít ra cũng phải có dăm ba quốc gia theo đuôi, nhất hô không được bách ứng thì cũng phải có thập ứng. Thế nhưng trung quốc lên tiếng thì như rơi vào tai điếc, chả ai buồn ừ hữ lấy một tiếng. Tất cả chỉ do chính sách bành trướng lãnh thổ của trung quốc nên các nước xung quanh cố tránh thật xa, vạn bất đắc dĩ mới phải đánh rắm một cái gọi là báo hiệu sự hiện diện.
Và nay Bá Vương Khựa đứng trước đám đông đối thủ thì mới thấy rằng bản thân mình trơ trọi tới mức nào. Don Quijote thì còn có Pancho đi theo. Vai trò Pancho này thì a Ủn của Bắc triều tiên không chịu đóng, Việt nam chúng ta lại càng không. Vậy là Don Quijote này đành đơn thương độc mã chiến đấu với cối xay gió.
Túm váy lại :Đúng là Don Quijote thời @