"Những nguyên nhân chính nỗi đau khổ của chúng ta là những lời nói dối ta tự nói với bản thân."
Cháu được nuôi dậy là không nói dối, cho đến hiện tại thì vẫn không có khả năng nói dối các cụ ạ. Nhiều khi cũng muốn nhưng mặt đỏ, nói bấp búng nên không được, cũng có cái dở là nhiều khi bị mất lòng người xung quanh. Tự an ủi với bản thân là như thế cũng tốt vì chính ra 1 lời nói dối có khi lại mang nhiều thông tin về bản thân hơi là 1 câu nói thật. Sống trung thực cũng là lối sống hay, nhất lại là trung thực với bản thân, nhìn ra và thừa nhận những hạn chế của bản thân luôn là các hay để tránh được những đau khổ của cuộc sống.
Cháu có thói quen dùng logic để giải thích hành vi, cả của người khác và của mình. Để ví dụ sinh động và gây sự chú ý của các cụ cháu kể 2 ví dụ về chuyện yêu đương.
1. Về tình đầu.
Tình đầu của cháu coi như là khá đẹp, như bao mối tình đầu khác, nó tan vỡ. Cũng vật vã mất 3 năm ấy, nhưng đến 1 ngày sau quá trình trau dồi đầu óc, cháu lý giải được cảm giác vật vã và thoát khỏi được tình trạng. Cháu nhận ra là bản thân mình chưa trưởng thành, vẫn là một thực thể yếu đuối, theo bản năng nó lấy cảm giác bao bọc người khác (là tình đầu) để tạo cho mình cảm giác mạnh mẽ. Thực tế, mình chưa có khả năng tự lo cho mình chứ đừng nói đến bao bọc người khác, "nó" còn khôn gấp mấy mình.
2. Một mối quan hệ điển hình của cám dỗ.
Cháu có quen 1 cô khá hấp dẫn, quan sát thì khá nhiều anh say mê cô này, và khó dứt ra. Cũng do "vẻ ngoài tự nhiên" mà cuốn hút rất nhiều đàn ông, mặc dù nhiều anh cũng biết rõ "thành tích" quá khứ, thậm chí có trường hợp cháu cảnh báo trước :"mày cẩn thận không lại chết mê nó ấy", ấy vậy mà vẫn dính như thường. Cháu cũng thuộc loại khá phũ, sau khi đắn đo phân tích thì cháu chốt câu "anh tin bạn anh hơn em, em không phải người trung thực", và có vẻ như mình là thằng duy nhất trong cả tá không bị đắm đuối rơi vào vòng xoáy tình cảm của cô nàng. Thực tế là thằng đàn ông không nhìn ra điều gì ở đối tượng làm mình say mê thì thường ăn cám dỗ, đầy người lõi đời vẫn ăn phải món này mà phải chịu cái kết đắng .
Tính trung thực, nhất là trung thực với bản thân luôn là các để tránh những cảm giác sai lầm cũng như ảo tưởng của chính mình. Cái khó nhất là làm sao để biết mình có trung thực với chính mình không, người không trung thực thì rất khó nhận ra, hậu quả là thường phải vật vã với các cảm xúc của chính mình. Mà những cái đó thì thường bắt đầu bằng những câu nói dối tưởng chừng vô hại.
Thêm cái khó nữa là làm sao để người thân của mình nhận ra được điều như thế. Bản thân cháu đang là nạn nhân của vợ. Vợ cháu nó bức xúc, ức chế vì cho rằng cháu không ghi nhận, hoặc khen ngợi những việc nó làm. Thực tế cháu hoàn toàn có thể tránh những bức xúc này bằng các chiều theo ý của vợ, nhưng cháu lại mắc cái bệnh éo làm được như thế mà vẫn bảo thủ nói với vợ : "Em không phải dưới anh nên việc anh ghi nhận hay không nó chả quan trọng". Thực sự quan điểm của cháu là việc khen ngợi động viên là cách để kiểm soát hành vi của người khác, cháu thì quả thật đặt vai trò của vợ bình đẳng và ngang hàng nên không muốn làm việc đó. Nói mãi vợ không hiểu, có lần phải gắt lên :"đm, có phải chó éo đâu mà phải cần vuốt đuôi".
Làm cách nào để vợ nó hiểu được để nó bớt ức chế nhỉ, Vợ cháu cũng trình độ đại học thật ấy nhưng lâu rồi giờ bảo đọc sách chắc chả đc 10 trang .