- Biển số
- OF-57231
- Ngày cấp bằng
- 20/2/10
- Số km
- 1,313
- Động cơ
- 455,560 Mã lực
- Nơi ở
- Hoa Thịnh Đình - Hà Lội
Sáng đọc báo thấy bài viết này về tổ chức 7 kỳ quan thế giới. Đọc xong mà thấy thương cho những GD đói nghèo và thương cho dân mình. Khi mà hàng ngày vẫn phải lo từng bữa ăn thì vẫn cùng nhau góp nhặt từng tin nhắn để trao tiền cho mấy ông Khoai tây. Nếu đợt này mà phát động bầu HN vào 7 thành phố mới các cụ và người nhà các cụ có nhắn tin không ạ
Sự thật của tổ chức gọi là New7Wonders
- Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber
Được gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?
New7Wonders: Công ty tư nhân hay tổ chức Liên hợp quốc?
Ngay từ tên miền của địa chỉ trang web New7Wonders.com có thể khẳng định đây là website của một công ty, tổ chức cá nhân. Nếu so sánh với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) có thể thấy UNESCO với website mang tên miền chính thức Unesco.org chứ không phải là Unesco.com
Nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber,, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders
New7Wonders(New7Wonders.com) là một công ty tư nhân do nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành. Với cách lấy tên 7 kì quan thế giới mới, 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới, New7Wonders đã thu hút được rất nhiều nước tham gia vào các dự án của mình.
Tuy nhiên, trên website chính thức của UNESCO, các cuộc bình chọn của New7Wonders không được UNESCO ủng hộ và phủ định sự liên quan. Và dĩ nhiên kết quả của các cuộc bình chọn cũng không được UNESCO công nhận.
UNESCO xác nhận về việc không ủng hộ và liên quan tới cuộc bình chọn của New7Wonders
Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber. UNESCO nhấn mạnh tới việc các cuộc bình chọn phải đáp ứng tiêu chí khoa học, chất lượng ứng cử viên được đánh giá, và thiết lập các khuôn khổ pháp lý và quản lý.
Việc bỏ phiếu mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan như thiếu các biện pháp để tránh chuyện bỏ phiếu nhiều lần khiến UNESCO đã không mấy mặn mà với New7Wonders.
NewOpenWorld: Kinh doanh “phi lợi nhuận”?
Năm 2008, Vịnh Hạ Long đã từng bị rút ra khỏi cuộc bầu chọn của New7Wonders vì không đóng khoản phí 5.000 USD/tháng cho tổ chức này.
Vịnh Hạ Long đã từng bị loại khỏi cuộc bình chọn vì không nộp khoản phí 5000$ mỗi tháng
Năm 2007, tờ The Times (Anh) đã phê phán New7Wonders kiếm tiền bằng lá phiếu của người bầu chọn nhờ khích lệ một người bình chọn nhiều phiếu.
Tia Viering, thành viên của New7Wonders nói rằng tổ chức này phải áp dụng hình thức trả tiền để bầu để có thêm tiền trang trải khoản chi hơn 15 triệu USD mà chiến dịch "7 kỳ quan mới của thế giới" đã tiêu tốn.
Tuy nhiên tại báo Standard (Áo) cho biết nhờ tiền bán bản quyền phát sóng Lễ công bố 7 kỳ quan mới của thế giới tối 7.7.2007 tại Lisbon (Bồ Đào Nha), New7Wonders đã đạt tới điểm "hòa vốn" và "chuyển sang hoạt động có lãi".
Trên tờ Sachsen (Đức), Bà Viering còn nói thêm "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, bà này im lặng. Đến nay, phần "50% dành cho tu bổ" mới chỉ là lời hứa hẹn.
Vào ngày 27/9/2011, nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber,, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders đã tới Vịnh Hạ Long của Việt Nam để trao giấy chứng nhận Vịnh Hạ Long lọt vào vòng chung kết cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
New7Wonders được hưởng một phần cước phí viễn thông mà người bầu phải trả. Thậm chí, nhiều người còn trả tiền mua "sự xác nhận" để có thể bầu thêm nhiều lần trên mạng với giá 2 USD/lần (ảnh dưới).
Sau 7 kỳ quan thế giới mới là 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hiện tại, New7Wonders lại phát động 7 thành phố mới mà lời hứa của New7Wonders ở 50% tiền lãi thu từ bầu chọn cho tu bổ các địa danh lọt vào danh sách thì vẫn chưa thấy đâu.
Thùy linh đây ợ
Sự thật của tổ chức gọi là New7Wonders
Được gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?
New7Wonders: Công ty tư nhân hay tổ chức Liên hợp quốc?
Ngay từ tên miền của địa chỉ trang web New7Wonders.com có thể khẳng định đây là website của một công ty, tổ chức cá nhân. Nếu so sánh với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) có thể thấy UNESCO với website mang tên miền chính thức Unesco.org chứ không phải là Unesco.com
New7Wonders(New7Wonders.com) là một công ty tư nhân do nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành. Với cách lấy tên 7 kì quan thế giới mới, 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới, New7Wonders đã thu hút được rất nhiều nước tham gia vào các dự án của mình.
Tuy nhiên, trên website chính thức của UNESCO, các cuộc bình chọn của New7Wonders không được UNESCO ủng hộ và phủ định sự liên quan. Và dĩ nhiên kết quả của các cuộc bình chọn cũng không được UNESCO công nhận.
Tổ chức UNESCO khẳng định đã được mời để hỗ trợ dự án của New7Wonders nhiều lần, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với Bernard Weber. UNESCO nhấn mạnh tới việc các cuộc bình chọn phải đáp ứng tiêu chí khoa học, chất lượng ứng cử viên được đánh giá, và thiết lập các khuôn khổ pháp lý và quản lý.
Việc bỏ phiếu mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan như thiếu các biện pháp để tránh chuyện bỏ phiếu nhiều lần khiến UNESCO đã không mấy mặn mà với New7Wonders.
NewOpenWorld: Kinh doanh “phi lợi nhuận”?
Năm 2008, Vịnh Hạ Long đã từng bị rút ra khỏi cuộc bầu chọn của New7Wonders vì không đóng khoản phí 5.000 USD/tháng cho tổ chức này.
Năm 2007, tờ The Times (Anh) đã phê phán New7Wonders kiếm tiền bằng lá phiếu của người bầu chọn nhờ khích lệ một người bình chọn nhiều phiếu.
Tia Viering, thành viên của New7Wonders nói rằng tổ chức này phải áp dụng hình thức trả tiền để bầu để có thêm tiền trang trải khoản chi hơn 15 triệu USD mà chiến dịch "7 kỳ quan mới của thế giới" đã tiêu tốn.
Tuy nhiên tại báo Standard (Áo) cho biết nhờ tiền bán bản quyền phát sóng Lễ công bố 7 kỳ quan mới của thế giới tối 7.7.2007 tại Lisbon (Bồ Đào Nha), New7Wonders đã đạt tới điểm "hòa vốn" và "chuyển sang hoạt động có lãi".
Trên tờ Sachsen (Đức), Bà Viering còn nói thêm "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, bà này im lặng. Đến nay, phần "50% dành cho tu bổ" mới chỉ là lời hứa hẹn.
Vào ngày 27/9/2011, nhà leo núi người Thụy Sĩ Bernard Weber,, người điều hành tổ chức cá nhân New7Wonders đã tới Vịnh Hạ Long của Việt Nam để trao giấy chứng nhận Vịnh Hạ Long lọt vào vòng chung kết cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
New7Wonders được hưởng một phần cước phí viễn thông mà người bầu phải trả. Thậm chí, nhiều người còn trả tiền mua "sự xác nhận" để có thể bầu thêm nhiều lần trên mạng với giá 2 USD/lần (ảnh dưới).
Sau 7 kỳ quan thế giới mới là 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hiện tại, New7Wonders lại phát động 7 thành phố mới mà lời hứa của New7Wonders ở 50% tiền lãi thu từ bầu chọn cho tu bổ các địa danh lọt vào danh sách thì vẫn chưa thấy đâu.
Thùy linh đây ợ