GCC với chương trình Từ Thiện cuối năm ! Trại phong Ba Sao - Kim Bảng - Hà nam
Địa điểm dự kiến : Trại phong Ba Sao - Kim Bảng - Hà nam
Chương trình: Thăm hỏi các Cụ và tặng Áo ấm ( Cụ
CHINOOK tài trợ ), kèm theo 1 số chương trình văn nghệ (cái này em sẽ nhờ các em chân dài bên ĐH VĂN HÓA giao lưu phối hợp
)
Những bệnh nhân ở suốt đời với bác sĩ
Mỗi người một cảnh, người lâu nhất sống ở Trại phong Ba Sao (Hà Nam) từ khi mới thành lập, còn người mới nhất không dưới 15 năm. Không ai thân thích, họ đành chấp nhận ở luôn trong trại đến cuối đời.
Từ lâu Trung tâm điều trị và nuôi dưỡng bệnh nhân phong Ba Sao ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, là nơi gắn bó của hàng trăm bệnh nhân. Trung tâm nằm ẩn mình ở vùng đất sỏi đá cằn cỗi, xung quanh được bao bọc bởi các núi đá, ít có người đến thăm nom.
Căn bệnh phong khiến bà Thỏa phải cưa chân. Bà rất chăm làm, tự mình đi trồng ngô, trồng sắn kiếm thêm cái ăn. Ảnh:
Văn Định. Ngồi bên hiên nhà chăm chú xem các hộ lý và y sĩ chơi bóng lúc nghỉ trưa, bà Thỏa (88 tuổi, quê ở Nam Định) cho biết, trước đây bà ở trại phong tỉnh Ninh Bình. Năm 1967 thành lập trại phong Ba Sao, bà được chuyển về đây. Bệnh phong chữa trị muộn khiến bà phải cưa ngang đầu gối bên phải. Khó đi lại, không người thân thích nên bà ở vậy cho đến bây giờ.
Bà buồn kể: “Quê tôi ở Nam Định, nhiều lúc nhớ quê, nhớ bà con làng xóm lắm nhưng cũng không dám về. Có bận tôi về tới đầu làng, người dân thấy tôi ai cũng sợ bị lây. Tôi buồn quá lại quay về trung tâm và kể từ đó không dám về”.
Cùng chịu cảnh cô đơn, không chồng, không con cả đời, bà Tạ Thị Mầu (78 tuổi, Hà Nam) nhiều năm nay sống trong cảnh cô quạnh, lủi thủi một mình. “Nghe đến bệnh phong thì ngay cả người thân còn sợ lây, bỏ mặc, huống hồ có ai thèm để ý, lấy về chỉ thêm 'vác của nợ' vào người. Vậy nên chị em chúng tôi trong này chỉ biết bấu víu vào nhau”, bà Mầu buồn tủi nói.
Các bệnh nhân phong cùng nhau góp tiền mua gà nuôi để cải thiện bữa ăn. Ảnh:
Văn Định. May mắn hơn bà Mầu, bà Thỏa…, ông Đặng Văn Thành (81 tuổi) vào trung tâm chữa bệnh rồi cưới bà Nguyễn Thị Toán (năm nay 80 tuổi). Hai số phận già không nơi nương tựa nhanh chóng đồng cảm thương yêu nhau, lấy Trại phong làm quê hương thứ hai của mình, gắn bó đến hết đời.
Ông Thành tâm sự: “Chúng tôi không có con, chỉ biết sống dựa vào nhau, bầu bạn. Hôm khỏe mạnh là cùng nhau tay cào, tay cuốc để trồng ít ngô, sắn thêm cái ăn. Còn những khi ốm đau thì không thể làm thêm được gì, chân tay đau nhức, mỏi rời. May có bà ấy xoa bóp và ngược lại”.
“Vợ chồng tôi dành được chút tiền nhờ cán bộ hộ lý mua mấy con gà nuôi cho đỡ buồn rồi nhân giống nên từ giờ không phải mua gà. Con nào to lại bán để mua lúa cho con khác ăn. Cứ thế này thì chẳng mấy chốc có gà để cải thiện bữa ăn”, đôi vợ chồng già cười.
Là người vào hàng lớn tuổi nhất trại, lại bị phong khá nặng, ông Dương Văn Điểm (85 tuổi) ở Kim Bảng, Hà Nam, luôn khiến người xung quanh phải ái ngại. Các vết bầm trên người đang lở loét, các ngón chân đã cụt hết. Ông phải nhờ hoàn toàn vào sự chăm sóc của bác sĩ.
Ông kể, vợ mất từ lâu, có hai người con đang làm thuê tận Hòa Bình. Chỉ những khi nghỉ lễ họ mới về thăm cha được một lúc, rồi lại vội vàng đi. Hằng ngày ông chỉ biết làm bạn với chiếc xe lăn, thui thủi một mình. Nhìn cảnh một ông lão cô quạnh, ngồi bên gốc cây mong ngóng các con đến thăm khiến không ít người xót xa.
Chữa trị căn bệnh phong quá muộn nên hầu như chân tay ông Điểm đã bị cụt hết. Ông giờ đã 85 tuổi, không người thân bên cạnh. Cả ngày ông mong ngóng các con đến thăm. Ảnh:
Văn Định. Gắn bó với trung tâm 20 năm qua, ông Phan Minh Tân, Phó giám đốc trung tâm cho biết, hiện nơi đây nuôi dưỡng 88 bệnh nhân. Đa phần họ đều không có nơi nương tựa nên ở luôn trong trung tâm cho đến cuối đời.
“Di chứng của bệnh phong rất nặng nề, hầu hết các cụ đều bị tàn tật vì bị cưa chân, cưa tay, cắt ngón. Một phần ba số bệnh nhân phải điều trị ở chế độ đặc biệt, hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của hộ lý”, ông Tân cho biết thêm.
"Hiện những bệnh nhân phong vẫn phải sống trong sự lo lắng bị miệt thị, ruồng bỏ. Mỗi tháng bệnh nhân phong tại đây được hưởng chế độ trợ cấp 360 nghìn đồng. Theo đó tính ra tiền ăn trung bình mỗi ngày chỉ vỏn vẹn 12 nghìn đồng", Phó giám đốc trại phong Ba Sao cho biết thêm.
T2 đầu tuần tới, Em với Chú Ryu sẽ đi thực tế tình hình trước, sau về báo cáo anh em để lên chương trình. Dự kiến Đi - Về trong 1 ngày cuối tuần T7 hoặc CN. Ai đi được đầu tuần thì JOIN cho vui
Dự kiến
Mỳ miliket 4 tôm 90 x 90 = 8100k
Dầu ăn Tường an 40 lít x 26k/ lít= 1040k
Gia vị 2 thùng= 350k
Đầu DVD =700k
Khăn mặt 90 x 7k / cái = 630k
Hoa quả + bánh kẹo 1000k
Tổng 11820K