- Biển số
- OF-709628
- Ngày cấp bằng
- 6/12/19
- Số km
- 7,394
- Động cơ
- 3,984,883 Mã lực
Em về nghe hoài cổ
Giờ khó nhất là kiểm soát đc cái đám F1-F2 cụ ah! F0 kg khai báo thành khẩn hoặc kg nhớ đc đã đi đâu, tiếp xúc với ai..
Sáng nay đã 91 rồi ạ. Lâu em không theo dõi. Hôm nay vào đọc tỷ lệ tử vong ở ý là 8% và họ còn nói thực tế còn cao hơn vì những người chết tại nhà, chết tại trại dưỡng lão chưa được xét nghiệm và tính nguyên nhân chết. Nước văn minh còn thế. Có lẽ ở những nước nghèo hơn sau dịch này có thể là dịch tả thật, vì ô nhiễm nguồn nước? Em vừa tìm hiểu về vắc xin uống ngừa dịch tả. Hy vọng em nghĩ lẩn thẩn61 rồi cụ ạ, mấy ca gần đây cấp độ tiếp xúc ngày 1 rộng
Bệnh này mà die là vào lò nên e nghĩ ô nhiễm không khí hiển hiện hơn là nguồn nước.Sáng nay đã 91 rồi ạ. Lâu em không theo dõi. Hôm nay vào đọc tỷ lệ tử vong ở ý là 8% và họ còn nói thực tế còn cao hơn vì những người chết tại nhà, chết tại trại dưỡng lão chưa được xét nghiệm và tính nguyên nhân chết. Nước văn minh còn thế. Có lẽ ở những nước nghèo hơn sau dịch này có thể là dịch tả thật, vì ô nhiễm nguồn nước? Em vừa tìm hiểu về vắc xin uống ngừa dịch tả. Hy vọng em nghĩ lẩn thẩn
Phố mới vào lò ạ, trên vùng cao, đầu nguồn, sẽ không được như thế. Rồi rau củ mình ăn có thể sẽ bị không còn được sạch nữa.Bệnh này mà die là vào lò nên e nghĩ ô nhiễm không khí hiển hiện hơn là nguồn nước.
Xuân tới rồiVắng vẻ quá
Mùa hè năm 2018, mùa hè cuối cùng người Làng Xuân còn nô nức tổ chức lễ đón nhà mới. Theo lệ, sau khi đạt đủ 100 tầng nắng, mưa, lá, gió trải khắp vùng đất ấy, người dân tổ chức ngày lễ cảm ơn sự trù phú, cảm ơn những ngày vui, cảm ơn sự sẻ chia nỗi buồn và đón chào một vòng tuần hoàn mới. Làng Xuân đã đón 164 ngôi nhà mới, như thế...
Nhớ ngày nào, nhà nhà gọi nhau, người người gọi nhau, í ới lao xao 24h mỗi ngày. Từ những người ngày nào cũng sớm dắt trâu ra đồng, tối dắt về, tới những người tranh thủ phiên chợ phố tạt về thăm quê. Con đường làng những ngày năm xưa ấy tràn ngập tiếng chào hỏi nói cười. Đã lâu lắm rồi...
Có lẽ, ngôi làng nào rồi cũng vậy, hay chỉ làng Xuân? Những tháng năm khó khăn cùng nắm tay nhau mở rộng từng tấc đất. Người làng Xuân thông minh, nhiệt thành, trai anh hùng dũng mãnh, gái rành mạch quật cường. Không chỉ một lần người làng Xuân nhận ra sự khác biệt giữa chiến binh và người dân thuần phác, giữa xông pha chiến trận và xây dựng ấm no thanh bình. Họ đã cùng nhau và cũng đã dần xa nhau...
Ngày hội thứ 164, rồi bỏ ngỏ. Vẫn nắng, vẫn gió, vẫn mưa sa, nhưng run rẩy nhạt nhoà, lâu lắm rồi, không ai còn biết bao giờ cho đủ 100 tầng yêu thương trải đủ...
Làng Xuân là một dải đất xinh đẹp thuộc về Vương quốc Otofun-Vừa dở hơi-Vừa hờn dỗi. Chả cứ người làng Xuân, cư dân vương quốc Otofun luôn ngầm tự hào về học thức và tài sản. Niềm tự hào duyên dáng và có thể cho là đầy đủ căn cứ. Dĩ nhiên có người nọ người kia, có lúc này lúc khác, nhưng vương quốc Otofun mà không được công nhận dân trí cao thì nhanh cho vuông là khắp hệ mặt trời toàn dân trí thấp. Ấy, cứ thử nơi đâu nói không phải xem, các cụ nhỉ?
Vương quốc Otofun được dựng nên bởi 21 vị vương lập quốc. Màu ám ảnh của sàn chứng khoán chính là màu áo hoàng gia. Sự xuất hiện xanh lơ mơ hồ của mỗi vị vương luôn đem đến nỗi nể sợ vô hình trong lòng thần dân toàn vương quốc.
Trong lòng mình, Vương quốc Otofun ôm ấp một nàng Xuân mơ màng, trù phú và đẹp như một bản tình ca...
Lại nói về Vương quốc Otofun, người ta đã quen lắm với những sắc mầu thuộc về hoàng thất, thuộc về các danh gia quan tướng. Ví như màu cam cháy sang chảnh, màu xanh lam rạng ngời mà không kém trầm hùng, màu lá cây tươi xanh gần gũi.
Qua những buổi cùng dắt trâu ra đồng, các bữa cỗ ngoài đình, các buổi họp chợ trên phố... dân làng yêu thương và tin tưởng bầu ra các vị quan địa phương với sắc áo màu xanh lá. Đây có lẽ là sắc quan gần dân và được bầu cử công khai, mạch lạc nhất. Khó có thể nói là sự lựa chọn phổ thông đầu phiếu này đúng, sai, chuẩn nhất, hay không đủ chuẩn, nhưng rõ ràng, tính địa phương của các quan xanh lá là rõ rệt và mạnh mẽ nhất. Họ ít tham gia vào hệ thống quyền lực quản lý chung, đa số đi lại, giao lưu, nuôi dưỡng, phát triển và giữ gìn tình cảm, văn hoá, sự kết nối của người dân trong vùng đất thuộc về họ. Sau kết quả dân bầu, vùng đất của họ sẽ nhận văn bản (còn gọi là Tiếp chỉ) chính thức công nhận từ Triều Đình cho chức vị Chánh tổng.
Những vùng đất nhỏ hơn, ít cát cứ hơn, thì không có những vị quan mặc màu áo vua ban. Người dân gọi người dẫn dắt và kết nối của họ là Chủ tịch Chi hội.
Vương quốc vài năm lại có đợt tuyển người tài cho màu áo xanh lam. Tuy nhiên, các kỳ thi tuyển chỉ lưu truyền theo truyền thuyết và các vị quan tướng được ban màu áo xanh lam xuất hiện trên toàn lãnh thổ cũng không có bố cáo quần hùng. Người dân mặc định sắc áo xanh lam là sắc phong, là chỉ định từ hoàng gia. Các vị quan áo xanh lam là những người nắm thực quyền quản lý trên toàn vương quốc. Lịch sử phát triển Otofun cho thấy, lựa chọn từ chỉ định cũng không hẳn là không tốt, mặc dù cũng không hẳn lúc nào cũng hiệu quả.
Màu cam thì khỏi bàn rồi. Nếu màu xanh lơ thuộc về lịch sử thì sắc màu cháy lên ấy thuộc về ngày hôm nay. Hoàng gia luôn khác biệt, dù chỉ là bằng biểu tượng.
Đi cùng với làng Xuân từ những tháng ngày đầu có ba vị quan áo xanh lam, hai vị quan cai quản vùng đất rộng lớn Các chi hội hungalpha, Tien Tung, và vị quan đứng giữa vòng chao đảo lầm lẫn của hận thù, chia rẽ và sau tất cả là tình thân Monitor. Kể câu chuyện ngày xửa ngày xưa, nói về những ngày tháng cũ. Có nỗi nhớ nào phảng phất trong những ngày tiêu điều, tĩnh lặng, không gian chìm sâu dưới bầu không khí nặng nề của đợt thiên tai Covid 19 này không?
Ai còn ở đây, những người năm xưa ấy?
Làng Xuân xưa chưa có ở dải đất này. Có lẽ câu chuyện nên bắt đầu từ ba vị bô lão tay to miệng rộng, mỗi người mỗi ngựa mỗi đao đánh khắp miền kẻ chợ Quán Cà phê vip1999 , Buki , Nam Đà Nẵng. Lập quán thơ xuân nhưng lại muốn xây tầng, giữa chốn phồn hoa nhưng muốn lập làng dựng xóm. Chủ tịch danh dự Nam Đà Nẵng đã đặt dấu vết đầu tiên của Làng Xuân trên bản đồ Otofun như thế.
Vương quốc Otofun có hạn chế mà cũng không hẳn hạn chế các vị hiệp sỹ đeo mặt nạ khi hành tẩu giang hồ. Vì thế, nữ hiệp khi thì đeo mặt nạ cánh bướm, lúc lại đoá mẫu đơn... Nam hiệp lúc dưới dạng thần ưng, khi che mình dưới hình mãnh hổ. Cùng một người có khi được biết đến với vài danh xưng, vài thân phận. Đấy là lý do vì sao trong danh sách những thần dân cư ngụ tại Làng Xuân có thể là một người, có thể là nhiều người. Phóng khoáng và trong trẻo như những ngọn gió xuân, người làng Xuân chưa bao giờ dò xét, họ tin, và gắn kết với nhau bởi hình ảnh họ giao tiếp. Đó là ai, là những ai, hay không là ai... đều không quan trọng, quan trọng là họ đã thực sự muốn ở bên nhau đến thế nào.
Đọc giọng văn thấy quá đỗi thân thương và bồi hồi . Cảm xúc ngày xưa lại ùa vềVào cái năm xưa ấy, có một đôi hiệp khách rời khỏi ngôi làng nơi họ đã gắn bó. Lý do nói một cách hiện đại gay gắt là bất đồng quan điểm, nói một cách vô tư hơi dỗi là thích thì chơi không thích thì thôi, mà nói một cách rất đời là có lúc đến, có lúc đơn giản là ra đi. Họ cùng nhau đi khắp các miền vương quốc, và dừng lại Quán Cà phê, hoà chung vào không khí tấp nập ồn ào nơi kẻ chợ.
Vừa làm thơ, vừa rót rượu; Tình tràn cốc, lưu luyến tràn ly; Ngắm trăng sao, hoạ gió mây, nói nói cười cười... Quán Thơ Xuân hấp dẫn như một đoá hoa gọi bướm. Đôi hiệp khách vốn chỉ định ghé qua mà không cưỡng lại được sự hấp dẫn của nơi ấy. Và rồi, tất cả cùng cuốn vào thị phi, vào yêu, ghét, nhớ, thương của Làng Xuân trước thuở thành hình.
Lâu lắm mới thấy cụEm chào cả nhà buổi tối
Vâng , chắc sắp tới có phần rảnh rỗi em sẽ vào nhà nhiều hơn .Lâu lắm mới thấy cụ
Lâu lắm mới thấy cụ
Vâng , chắc sắp tới có phần rảnh rỗi em sẽ vào nhà nhiều hơn .
Thi thoảng đảo qua cho có hơi người các cụ nhểLâu em cũng vào chào các cụ
Thế để hôm nào em vào kể tiếpĐọc giọng văn thấy quá đỗi thân thương và bồi hồi . Cảm xúc ngày xưa lại ùa về
Em vào chờ nghe phần tiếp ạThế để hôm nào em vào kể tiếp