- Biển số
- OF-30520
- Ngày cấp bằng
- 4/3/09
- Số km
- 16,539
- Động cơ
- 647,879 Mã lực
- Nơi ở
- xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Điểm đẹp của nhiều tay máy cụ à, ở Hải Lý-HHĐây là ngôi nhà thờ bị biển lấn thuộc xã ven biển Hải Hậu phải không bác?
Điểm đẹp của nhiều tay máy cụ à, ở Hải Lý-HHĐây là ngôi nhà thờ bị biển lấn thuộc xã ven biển Hải Hậu phải không bác?
Đây là ngôi nhà thờ bị biển lấn thuộc xã ven biển Hải Hậu phải không bác?
chuẩn rồi các cụ ợ,Hải Lý-Hải HậuĐiểm đẹp của nhiều tay máy cụ à, ở Hải Lý-HH
Cụ nào có ảnh Cầu treo không? ôi em nhớ quáCụ nào có ảnh chùa Phổ Minh,đền Trần, chùa Cổ Lễ,chùa Vọng Cung,nhà thờ Khoái Đồng(cách đây 10-15 năm),Phú Nhai,nhà thờ Bùi Chu,cầu Treo cũ (tự chụp)... thì show lên cho anh em xem đê. Em mời trước các cụ cả chai Vodka
Dù sao cũng tks cụ. Cầu Treo là niềm tự hào của ng dân Nam Định một thời,ấn tượng khó phai của các cụ 7x trở về trước mỗi khi qua lại.Cụ nào có ảnh Cầu treo không? ôi em nhớ quá
Xợt mãi mà chỉ có duy nhất cái ảnh bé tý này về Cầu treo, hix
Hình như lúc đấy cụ Flamme đang ngồi trong chậu nước khỏa thân chụp ảnh, ảnh đấy giờ còn kg post lên đi ,Dù sao cũng tks cụ. Cầu Treo là niềm tự hào của ng dân Nam Định một thời,ấn tượng khó phai của các cụ 7x trở về trước mỗi khi qua lại.
Hồi mới biết đi xe đạp lúc 8 tuổi em đã liều phi chiếc thiếu nhi Liên Xô qua cầu về quê Nam Trực,khi xuống dốc cũng thấy ghê ghê. May mà nó có thêm phanh chân-đạp ngược lại thì hãm đc
Em nghĩ vẫn còn nhiều ảnh về cầu Treo,chợ Rồng cũ,nhà máy Sơi,máy Tơ... tại sưu tập riêng của các nhiếp ảnh gia Nam Định & bảo tàng Nam Định.
Cụ ngồi trật tự đê. Cụ mở mấy trang web nước ngoài và chuẩn bị khăn ướt,giấy khô cạnh bàn phím đê.Hình như lúc đấy cụ Flamme đang ngồi trong chậu nước khỏa thân chụp ảnh, ảnh đấy giờ còn kg post lên đi ,
Nhìn cái ảnh Cầu treo làm em nhớ Nam Định quá . Trước nhà ở phố Hàng Nồi gần Ga Đồi Trè, dọc bờ đê sông Đào là kỷ niệm một thời thơ ấu của bon trẻ phố em, một thời thế hệ 7x . Thank các cụ đã cho em thật nhiều cảm xúc .Dù sao cũng tks cụ. Cầu Treo là niềm tự hào của ng dân Nam Định một thời,ấn tượng khó phai của các cụ 7x trở về trước mỗi khi qua lại.
Hồi mới biết đi xe đạp lúc 8 tuổi em đã liều phi chiếc thiếu nhi Liên Xô qua cầu về quê Nam Trực,khi xuống dốc cũng thấy ghê ghê. May mà nó có thêm phanh chân-đạp ngược lại thì hãm đc
Em nghĩ vẫn còn nhiều ảnh về cầu Treo,chợ Rồng cũ,nhà máy Sơi,máy Tơ... tại sưu tập riêng của các nhiếp ảnh gia Nam Định & bảo tàng Nam Định.
Mợ mời rượu em đi chớ!?Nhìn cái ảnh Cầu treo làm em nhớ Nam Định quá . Trước nhà ở phố Hàng Nồi gần Ga Đồi Trè, dọc bờ đê sông Đào là kỷ niệm một thời thơ ấu của bon trẻ phố em, một thời thế hệ 7x . Thank các cụ đã cho em thật nhiều cảm xúc .
Vâng, em cũng đang định thắc mắc như Cụ thì thấy ảnh này. Nhà em ở gần cây Cầu treo này Cụ ạ (Cuối hàng Thao, đầu đường Nguyễn Văn Trỗi). Cụ nào kiếm được cái ảnh cầu Cũ thì tốt biết mấy.Cụ nào có ảnh Cầu treo không? ôi em nhớ quá
Xợt mãi mà chỉ có duy nhất cái ảnh bé tý này về Cầu treo, hix
Chắc cụ thế hệ 5 hay 6x mới nhiều thông tin như vậy . Em lại nghĩ khác cụ về vấn đề dỡ cầu bán sắt vụn . SAu khi xong cầu Đò Quan cũng để cầu Treo làm kỷ niệm mí năm, nhưng theo em đoán vì cầu treo gầm quá thấp ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nên mới buộc phải tháo dỡ. Những người sống quanh khu cầu treo nói chung và dân TP Nam ĐỊnh nói riêng, chắc vẫn chưa quên vào những năm 80 vụ tai nạn tàu Ca nô trở khách va phải gầm cầu làm thiệt hại rất nhiều . CŨng chính vì gầm quá thấp thời đó phải chia ra 2 bến tàu ở 2 bên chân cầu . Em dự là thế, có j không phải các cụ chém nhẹ tay.Hồi trước nhà em ở đầu phố Cửa Trường - Tô Hiệu, ngay gần đầu cầu. Những năm tuổi thơ được chứng kiến từ khi xây dựng cây cầu.
Lịch sử cầu treo được xây dựng 2 lần, lần đầu tiên là năm 1968 sau chiến tranh ném bom miền Bắc lần thứ nhất. Khi đó cầu chỉ rộng chừng 3,5m dầm sắt, lát nền gỗ lim, xe ôtô vẫn chạy qua được nhưng chỉ 1 xe được chạy qua, vì 2 xe không thể tránh nhau trên cầu. Vì vậy 2 đầu cầu còn có 2 trạm gác và có người trực gọi điện cho nhau, để phân luồng cho xe.
Đầu năm 1972 chiến tranh ném bom miền Bắc lần 2 phá hủy toàn bộ cây cầu cũ. Đầu năm 1973 sau khi hòa bình lập lại, cây cầu được xây dựng lại bằng bê tông, theo thiết kế của các kỹ sư Liên xô (cũ) rộng 6m có thể chạy được 2 làn xe.
Một lý do không còn lưu được các bức ảnh về cầu treo là do chính quyền Tỉnh Nam Định hồi đó không cho phép quay phim chụp ảnh cây cầu, dưới bất kỳ hình thức nào. Khi chúng tôi ra cầu chơi khắp nơi 2 bên cầu đều có biển "Cấm quay phim chụp ảnh"
Sau những năm 90 cầu bị hư hỏng nặng, và bị chính quyền dỡ bỏ bán cho mấy ông buôn sắt vụn. Đây có lẽ cũng là một điều dở hơi và vội vàng của mấy ông chính quyền Nam Định. Giá như cho tu bổ lại và sử dụng cho người đi xe máy, xe đạp. Vẫn nên để cây cầu như 1 minh chứng lịch sử. Một thời nó là niềm tự hào của người Nam Định. Vì sau khi xây dựng xong, nó là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ.
Như ở Hà Nội và Huế, họ vẫn giữ được cầu Long Biên và cầu Tràng Tiền qua hàng trăm năm nay.
Đính chính lại chút Em là Boy 100% nha cụ . Thời đó cả phố mới có cái WC công cộng, bon trẻ con thì khỏi nói >> cứ nhè bờ đê mà rủ nhau đi xem " Voi đẻ" . Nhà gần Ga , có kho than, kho gỗ , kho muối trẻ con lon ton theo mí anh nhớn ra đó luợm đồ mang về nhà xài khoái ra phết.Mợ mời rượu em đi chớ!?
Em còn biết các nhà gần bờ sông Đào thời những năm 80 k phải quan tâm nhiều đến WC,k biết mợ có nhớ k?
Em đến chơi nhà mấy ông bạn,hỏi chỗ ấy ở đâu,nó chỉ ra triền đê cỏ cây mọc um tùm.
Mới đầu còn ái ngại,thế mà thử xong thấy thích phết. Hương cỏ,gió sông mà. Lại còn đc xem nhiều live show cực hay,chỉ tiếc thời ấy e k có camera
Vâng thưa cụ, vụ tai nạn tàu thủy chở khách đầu những năm 80 em cũng biết, khi đó nước lũ cao, dòng chảy mạnh và tàu chở khách bị chết máy bị nước cuốn va vào gầm cầu lật nghiêng. Nhưng em được biết thì sau khi xây dựng xong cầu Đò quan, và cầu treo cũ còn để lại đến mãi đầu những năm 90 mới dỡ bỏ bán sắt vụn. Nhưng khi đó đó không còn là mối hiểm họa cho các tàu thuyền qua lại nữa vì:Chắc cụ thế hệ 5 hay 6x mới nhiều thông tin như vậy . Em lại nghĩ khác cụ về vấn đề dỡ cầu bán sắt vụn . SAu khi xong cầu Đò Quan cũng để cầu Treo làm kỷ niệm mí năm, nhưng theo em đoán vì cầu treo gầm quá thấp ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nên mới buộc phải tháo dỡ. Những người sống quanh khu cầu treo nói chung và dân TP Nam ĐỊnh nói riêng, chắc vẫn chưa quên vào những năm 80 vụ tai nạn tàu Ca nô trở khách va phải gầm cầu làm thiệt hại rất nhiều . CŨng chính vì gầm quá thấp thời đó phải chia ra 2 bến tàu ở 2 bên chân cầu . Em dự là thế, có j không phải các cụ chém nhẹ tay.
Hồi nhỏ ngày nào em cũng ra đó xem thi công, em thấy có 1 điều đặc biệt khi thi công cây cầu là: Cầu được xây dựng từ 2 bên bờ sông và hợp long 2 nửa. Các dầm sắt nửa cầu phía Bắc (phía Thành phố) thì được ghép mối lại với nhau bằng đinh rivê tán nóng, còn nửa cầu phía Nam thì lại được ghép mối bằng bulong bắt ốc.Các cụ nhắc đến cầu treo NĐ em muốn hỏi các cụ,mợ có ai biết một điều rất đặc biệt ở cây cầu đó.Cái này nằm ở phần thi công chứ ko phải là lịch sử hay các vấn đề khác.(nếu ko ai biết thì vài ngày nữa em trả lới các cụ cứ rót rượu sẵn đi)
Mợ hỏi cụ Sea xem thao. Nếu cụ ấy k có để hôm off nhà Nam Định tới (29/9) em sẽ hỏi mấy cụ chơi ảnh.Tks Cụ chủ. Vào đây mới biết là có quá nhiều đồng hương Nam Định. Mai (thứ 7) em cũng về thăm quê đây ạ. Cụ/Mợ nào rảnh thì alo em cafe nhé!
Vâng, em cũng đang định thắc mắc như Cụ thì thấy ảnh này. Nhà em ở gần cây Cầu treo này Cụ ạ (Cuối hàng Thao, đầu đường Nguyễn Văn Trỗi). Cụ nào kiếm được cái ảnh cầu Cũ thì tốt biết mấy.
Kụ phân tích chí lí quá , em chỉ kinh mí tàu biển pha sông chui vô hem được thoai, chỉ edit lại tí là cầu Đò quan khánh thành năm 94 , còn cầu treo bị gỡ năm nào thì em chịu, vì năm 95 em chuyển nhà đi tỉnh khác, thi thoảng về thăm quê thì thấy mất tiêu òi >> tiếc thật.Vâng thưa cụ, vụ tai nạn tàu thủy chở khách đầu những năm 80 em cũng biết, khi đó nước lũ cao, dòng chảy mạnh và tàu chở khách bị chết máy bị nước cuốn va vào gầm cầu lật nghiêng. Nhưng em được biết thì sau khi xây dựng xong cầu Đò quan, và cầu treo cũ còn để lại đến mãi đầu những năm 90 mới dỡ bỏ bán sắt vụn. Nhưng khi đó đó không còn là mối hiểm họa cho các tàu thuyền qua lại nữa vì:
1-Khi đó không còn nước lũ làm cho nước sông dâng cao nữa, vì Thủy điện Sông Đà đã hoạt động được mấy năm hoàn toàn điều chỉnh được dòng nước dưới hạ lưu.
2-Sau những năm 90 của TK trước khi các phương tiện giao thông trên bộ phát triển thì các tàu thủy chở khách (được thiết kế 2-3 tầng) cũng không còn hoạt động nữa cụ ạ. Mà tàu chở hàng theo dạng như tàu tự hành và tàu kéo xà lan thì không đủ độ cao tới gầm cầu.
Hồi nhỏ ngày nào em cũng ra đó xem thi công, em thấy có 1 điều đặc biệt khi thi công cây cầu là: Cầu được xây dựng từ 2 bên bờ sông và hợp long 2 nửa. Các dầm sắt nửa cầu phía Bắc (phía Thành phố) thì được ghép mối lại với nhau bằng đinh rivê tán nóng, còn nửa cầu phía Nam thì lại được ghép mối bằng bulong bắt ốc.
Em không phải dân cầu đường nên không hiểu sâu xa của việc thi công trên, và chỉ hiểu đơn giản là do điều kiện và thiết bị thi công 2 bờ khác nhau nên họ phải làm vậy.