Hồi trước nhà em ở đầu phố Cửa Trường - Tô Hiệu, ngay gần đầu cầu. Những năm tuổi thơ được chứng kiến từ khi xây dựng cây cầu.
Lịch sử cầu treo được xây dựng 2 lần, lần đầu tiên là năm 1968 sau chiến tranh ném bom miền Bắc lần thứ nhất. Khi đó cầu chỉ rộng chừng 3,5m dầm sắt, lát nền gỗ lim, xe ôtô vẫn chạy qua được nhưng chỉ 1 xe được chạy qua, vì 2 xe không thể tránh nhau trên cầu. Vì vậy 2 đầu cầu còn có 2 trạm gác và có người trực gọi điện cho nhau, để phân luồng cho xe.
Đầu năm 1972 chiến tranh ném bom miền Bắc lần 2 phá hủy toàn bộ cây cầu cũ. Đầu năm 1973 sau khi hòa bình lập lại, cây cầu được xây dựng lại bằng bê tông, theo thiết kế của các kỹ sư Liên xô (cũ) rộng 6m có thể chạy được 2 làn xe.
Một lý do không còn lưu được các bức ảnh về cầu treo là do chính quyền Tỉnh Nam Định hồi đó không cho phép quay phim chụp ảnh cây cầu, dưới bất kỳ hình thức nào. Khi chúng tôi ra cầu chơi khắp nơi 2 bên cầu đều có biển "Cấm quay phim chụp ảnh"
Sau những năm 90 cầu bị hư hỏng nặng, và bị chính quyền dỡ bỏ bán cho mấy ông buôn sắt vụn. Đây có lẽ cũng là một điều dở hơi và vội vàng của mấy ông chính quyền Nam Định. Giá như cho tu bổ lại và sử dụng cho người đi xe máy, xe đạp. Vẫn nên để cây cầu như 1 minh chứng lịch sử. Một thời nó là niềm tự hào của người Nam Định. Vì sau khi xây dựng xong, nó là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ.
Như ở Hà Nội và Huế, họ vẫn giữ được cầu Long Biên và cầu Tràng Tiền qua hàng trăm năm nay.