Hôm nay, tôi xin được trình bày một số quan điểm cá nhân về lỗi vượt đèn VÀNG mà sau khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 171/2013/NĐ-CP trong đó có tăng hình thức xử phạt với hành vi VƯỢT ĐÈN VÀNG mà mấy ngày này một số Báo chí và cả VTV đều nói về vấn đề này. Vậy có hay không lỗi Vượt đèn vàng?
Đèn vàng tác dụng để làm gì?
Từ trước đến nay, chúng ta đều biết ĐÈN VÀNG là đèn tín hiệu để cho người tham gia giao thông (TGGT) nhận biết khi đến các nút giao nhau là đang từ mầu xanh chuẩn bị sang mầu đỏ, tức là từ trạng thái người TGGT đang được đi khi thấy đèn vàng có đủ thời gian đi chậm lại và dừng xe khi đèn chuyển đỏ. Điều này không chỉ ở VN mà các nước trên thế giới đều đang làm như vậy. Ngoài ra tác dụng của đèn vàng cũng là khoảng thời gian vét đường, tức là khi đèn vàng bật sáng thì tất cả các phương tiện giao thông (PTGT) đã qua vạch dừng hoặc các PTGT đến sát vạch dừng ko thể dừng xe được vì nếu dừng đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho mình và các xe đi sau thì phải nhanh chóng đi qua nút giao thông trước khi đèn vàng chuyển qua đỏ. Thời gian đèn vàng thường tối thiểu là 3s hoặc lớn hơn tùy thuộc vào cái nút giao thông đó dài hay ngắn.
Vậy nếu đèn vàng bật sáng bạn phải dừng ngay (dừng đột ngột) trước vạch dừng nếu đi qua sẽ bị phạt như bao tờ báo đang ra rả nói mấy ngày nay. Bạn có dừng được không? Vậy chúng ta thử phân tích xem thời gian ta nhìn thấy đèn vàng bật sáng và từ não bộ chỉ đạo cho các bộ phận như Tay hoặc Chân để phanh xe mất bao lâu? Và ta phanh xe rồi cái xe ấy nó có dừng ngay được không? Mời các bạn xem đoạn phân tích sau tôi sưu tầm được thế này:
Chiếc xe của bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể dừng lại hoàn toàn sau khi bạn đạp phanh.
Hãy nhớ rằng chính bạn cũng mất trung bình 1,5 giây để phản ứng với bất kỳ sự cố nào xảy ra trên đường nên đương nhiên chiếc xe của bạn không thể dừng lại một cách đột ngột. Khoảng cách cần thiết cho bạn dừng xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ mà bạn đang chạy cũng như thời tiết, tình trạng chiếc xe và khả năng phản ứng của bạn.
Khoảng cách dừng xe (Stopping distance) là gì?
Đó là đoạn đường mà xe bạn còn tiếp tục đi được sau khi bạn nhấn phanh. Bạn chạy càng nhanh thì càng cần một khoảng đường xa để dừng xe. Biết được khoảng dừng của xe bạn là bao xa, bạn có thể tự ước tính được khoảng cách cần thiết để chuẩn bị dừng xe và tránh đâm phải đuôi xe phía trước khi cần dừng gấp.
Biểu đồ khoảng cách dừng xe an toàn
Tuy nhiên, không phải tay lái nào cũng có thể nhớ hết được những con số trên. Tuy vậy, có một cách đơn giản để bạn có thể nhớ được các khoảng cách này là tăng khoảng cách dừng xe cần thiết lên 10m cho mỗi 10km/h mà bạn đang đi nhanh hơn. Bạn đi càng nhanh thì khoảng cách cần tăng lên càng lớn. Ví dụ khi bạn đi với vận tốc 40km/h, khoảng cách dừng xe cần thiết là 25m, thì khi bạn đi với vận tốc 50km/h, khoảng cách này sẽ là 35m. Và với vận tốc 30km/h khoảng cách là 15m, 20km/h khoảng cách dừng là 5m. Đây là cách tính trung bình ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào sức nặng của xe.
Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn?
Có nhiều yếu tố khác ngoài vận tốc lái xe ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn, trong đó phải kể đến:
• Khả năng phản ứng: Khả năng suy xét, phản ứng của bạn khi có sự cố bất ngờ xảy ra trên đường sẽ giảm đáng kể nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, say rượu hoặc bạn đang bị phân tâm bởi một cú điện thoại... trong những thời điểm cần phải phanh xe gấp.
• Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng dừng xe của bạn. Theo ước tính, khoảng cách dừng xe cần thiết sẽ tăng gấp rưỡi khi trời mưa. Đôi khi trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt thì việc để xe ở nhà lại là một quyết định khôn ngoan.
• Tình trạng xe: Đây là yếu tố thường xuyên bị các tay lái bỏ qua. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chiếc xe của mình để đảm bảo các chi tiết như phanh, lốp xe vẫn trong tình trạng hoạt động tốt.
• Áp suất lốp xe: Lốp xe quá căng hoặc quá non đều rất nguy hiểm. Vì thế, hãy kiểm tra độ căng của lốp một cách thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra áp suất lốp xe tiêu chuẩn trong các cuốn hướng dẫn sử dụng xe cũng như tại website của nhà sản xuất.
Ngoài ra em cũng tìm hiểu thêm một số trang mạng về xe có một công thức tính khoảng cách an toàn tối thiểu cho xe là: Vận tốc * 3/10; VD xe đang chạy với tốc độ 30km/h 30km/h x 3/10 = 9m. Giản đơn công thức này và tính nhanh nhất thì ta chỉ cần lấy số hàng chục nhân với 3 là ra, VD: 3 x 3 = 9m.
Như vậy nếu ta coi cái vạch dừng như một cái đích khi đèn vàng bật sáng thì khoảng cách để dừng được xe đến cái vạch đó với tốc độ 30km/h là 9m. (Hơi khác so với biểu đồ trên).
Nhưng tóm lại khi xe đang di chuyển đến nút giao thông đèn vàng bật sáng thì xe cần phải có một khoảng cách nhất định tùy theo tốc độ xe thì mới dừng được chứ không thể dừng ngay lập tức (Dừng đột ngột).
(Còn tiếp phần 2 ... Phân tích về góc độ Luật)
Đèn vàng tác dụng để làm gì?
Từ trước đến nay, chúng ta đều biết ĐÈN VÀNG là đèn tín hiệu để cho người tham gia giao thông (TGGT) nhận biết khi đến các nút giao nhau là đang từ mầu xanh chuẩn bị sang mầu đỏ, tức là từ trạng thái người TGGT đang được đi khi thấy đèn vàng có đủ thời gian đi chậm lại và dừng xe khi đèn chuyển đỏ. Điều này không chỉ ở VN mà các nước trên thế giới đều đang làm như vậy. Ngoài ra tác dụng của đèn vàng cũng là khoảng thời gian vét đường, tức là khi đèn vàng bật sáng thì tất cả các phương tiện giao thông (PTGT) đã qua vạch dừng hoặc các PTGT đến sát vạch dừng ko thể dừng xe được vì nếu dừng đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho mình và các xe đi sau thì phải nhanh chóng đi qua nút giao thông trước khi đèn vàng chuyển qua đỏ. Thời gian đèn vàng thường tối thiểu là 3s hoặc lớn hơn tùy thuộc vào cái nút giao thông đó dài hay ngắn.
Vậy nếu đèn vàng bật sáng bạn phải dừng ngay (dừng đột ngột) trước vạch dừng nếu đi qua sẽ bị phạt như bao tờ báo đang ra rả nói mấy ngày nay. Bạn có dừng được không? Vậy chúng ta thử phân tích xem thời gian ta nhìn thấy đèn vàng bật sáng và từ não bộ chỉ đạo cho các bộ phận như Tay hoặc Chân để phanh xe mất bao lâu? Và ta phanh xe rồi cái xe ấy nó có dừng ngay được không? Mời các bạn xem đoạn phân tích sau tôi sưu tầm được thế này:
Chiếc xe của bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể dừng lại hoàn toàn sau khi bạn đạp phanh.
Hãy nhớ rằng chính bạn cũng mất trung bình 1,5 giây để phản ứng với bất kỳ sự cố nào xảy ra trên đường nên đương nhiên chiếc xe của bạn không thể dừng lại một cách đột ngột. Khoảng cách cần thiết cho bạn dừng xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ mà bạn đang chạy cũng như thời tiết, tình trạng chiếc xe và khả năng phản ứng của bạn.
Khoảng cách dừng xe (Stopping distance) là gì?
Đó là đoạn đường mà xe bạn còn tiếp tục đi được sau khi bạn nhấn phanh. Bạn chạy càng nhanh thì càng cần một khoảng đường xa để dừng xe. Biết được khoảng dừng của xe bạn là bao xa, bạn có thể tự ước tính được khoảng cách cần thiết để chuẩn bị dừng xe và tránh đâm phải đuôi xe phía trước khi cần dừng gấp.
Biểu đồ khoảng cách dừng xe an toàn
Tuy nhiên, không phải tay lái nào cũng có thể nhớ hết được những con số trên. Tuy vậy, có một cách đơn giản để bạn có thể nhớ được các khoảng cách này là tăng khoảng cách dừng xe cần thiết lên 10m cho mỗi 10km/h mà bạn đang đi nhanh hơn. Bạn đi càng nhanh thì khoảng cách cần tăng lên càng lớn. Ví dụ khi bạn đi với vận tốc 40km/h, khoảng cách dừng xe cần thiết là 25m, thì khi bạn đi với vận tốc 50km/h, khoảng cách này sẽ là 35m. Và với vận tốc 30km/h khoảng cách là 15m, 20km/h khoảng cách dừng là 5m. Đây là cách tính trung bình ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào sức nặng của xe.
Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn?
Có nhiều yếu tố khác ngoài vận tốc lái xe ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn, trong đó phải kể đến:
• Khả năng phản ứng: Khả năng suy xét, phản ứng của bạn khi có sự cố bất ngờ xảy ra trên đường sẽ giảm đáng kể nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, say rượu hoặc bạn đang bị phân tâm bởi một cú điện thoại... trong những thời điểm cần phải phanh xe gấp.
• Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng dừng xe của bạn. Theo ước tính, khoảng cách dừng xe cần thiết sẽ tăng gấp rưỡi khi trời mưa. Đôi khi trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt thì việc để xe ở nhà lại là một quyết định khôn ngoan.
• Tình trạng xe: Đây là yếu tố thường xuyên bị các tay lái bỏ qua. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chiếc xe của mình để đảm bảo các chi tiết như phanh, lốp xe vẫn trong tình trạng hoạt động tốt.
• Áp suất lốp xe: Lốp xe quá căng hoặc quá non đều rất nguy hiểm. Vì thế, hãy kiểm tra độ căng của lốp một cách thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra áp suất lốp xe tiêu chuẩn trong các cuốn hướng dẫn sử dụng xe cũng như tại website của nhà sản xuất.
Ngoài ra em cũng tìm hiểu thêm một số trang mạng về xe có một công thức tính khoảng cách an toàn tối thiểu cho xe là: Vận tốc * 3/10; VD xe đang chạy với tốc độ 30km/h 30km/h x 3/10 = 9m. Giản đơn công thức này và tính nhanh nhất thì ta chỉ cần lấy số hàng chục nhân với 3 là ra, VD: 3 x 3 = 9m.
Như vậy nếu ta coi cái vạch dừng như một cái đích khi đèn vàng bật sáng thì khoảng cách để dừng được xe đến cái vạch đó với tốc độ 30km/h là 9m. (Hơi khác so với biểu đồ trên).
Nhưng tóm lại khi xe đang di chuyển đến nút giao thông đèn vàng bật sáng thì xe cần phải có một khoảng cách nhất định tùy theo tốc độ xe thì mới dừng được chứ không thể dừng ngay lập tức (Dừng đột ngột).
(Còn tiếp phần 2 ... Phân tích về góc độ Luật)