- Biển số
- OF-5616
- Ngày cấp bằng
- 14/6/07
- Số km
- 27,718
- Động cơ
- 1,114,681 Mã lực
Xuất phát từ lời đề nghị của cụ Xehoi Option và theo lịch trình đã định, sáng ngày 15/1/2014 em và Kienkid xuất phát từ Hà Nội về Phủ Lý để cùng với cụ Hungthuoc về thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục để xác minh chi tiết một trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
Tiếc là khi vào đến UBND xã thì do gần trưa rồi nên các quan chức xã đi vắng vì công việc, chỉ gặp được mấy đồng chí Công an xã để hỏi thăm, liên hệ về trường hợp của gia đình bà Trần Thị Thi. Tiếp đó chúng em hỏi thăm vào nhà đồng chí trưởng thôn ( Toàn) nhưng rất tiếc cũng không gặp vì đi vắng chưa về, tuy nhiên có hai vợ chồng hàng xóm bên cạnh ( anh Công) rất nhiệt tình mời vào uống nước và cho biết nhiều thông tin về gia đình bà Thi, sau đó lấy xe đạp dẫn chúng em đến tận nhà bà Thi.
Theo chân anh Công, chúng em đến nhà Bà Thi, bước qua cánh cổng khép hờ là con đường nhỏ men theo cái ao cá và tiếp đó là vườn cây với vài cây hồng xiêm đang vào vụ với những cành sai quả. Trước mắt chúng em là 1 căn nhà gạch nhỏ nhắn, mang hình thức đặc trưng nhà xây mái ngói của đồng bằng Bắc Bộ những năm 70.
Sân trước nhà
Ngôi nhà chính ( nơi mẹ chồng bà Thi đang ở), gia đình bà ở cái trái nhà bên cạnh
Hỏi ra mới biết, ngôi nhà hiện tại được dự kiến làm nhà thờ họ, còn gia đình bà Thi đang ở tạm ở trái nhà bên cạnh, chỉ có mẹ chồng bà đang ở trên nhà. Gia đình ông Mạnh ( chồng bà Thi) thì ngoài ông Mạnh bị tâm thần còn 1 người em trai trong quân đội thì ở tận Sài Gòn thi thoảng mới ra thăm và giúp đỡ gia đình chút để chăm nom mẹ già, còn mấy em gái ông thì cũng ở đây nhưng kinh tế cũng không khá giả nên chỉ sang đỡ đần phần nào đấy trong việc chăm sóc mẹ. Hầu hết các vật dụng trong gia đình từ tivi đến nồi cơm, bếp ... đều đa phần do các chị, em bà Thi ( sống ở xã Tràng An gần đó) sắm sửa hoặc cho lại để dùng.
Khi vào nhà, nghe tiếng người nói, mẹ chồng bà Thi nhất định phải ngồi dậy để xem ai đến chơi, bà hiện không đi lại được chỉ nằm nguyên một chỗ, mọi việc lo ăn uống, thay đồ đều chủ yếu do tay bà Thi chăm sóc, hoặc mấy em gái ông Mạnh đến đỡ phần nào. Chân của bà hiện cũng bị phù nề, sưng mọng nước, tấy đỏ ...
Mời khách vào nhà uống nước, nhưng cũng không có chè, gia đình chỉ có nước sôi mời khách
Ngồi nói chuyện với bà Thi, khi kể về hoàn cảnh gia đình, bà thường xuyên phải lau mắt, giọt nước mắt của sự cam chịu với cái số phận mà ông trời đã bắt bà phải chịu đựng. Biết sao được, mỗi người sinh ra đâu có thể biết trước là sướng hay khổ, giầu có hay nghèo túng, âu cũng là cái duyên hay nợ từ thủa nào rồi. Thế nhưng còn hơi thở là còn phải sống, còn phải cố gắng để mà vượt qua những khó khăn hàng ngày. Thế mới thấy đúng là sức chịu đựng của con người thật là vô hạn
Rồi với giọng buồn buồn, bà kể. Hai ông bà lấy nhau, sau mấy năm thì sinh được 2 cô con gái, khi cháu thứ 2 được 4 tuổi thì sinh thêm cháu trai ( là bé Thái). Khi sinh ra cháu trông rất bụ bẫm đáng yêu, thế nhưng khi được gần 1 tuổi thì phát bệnh, đi khám ở viện nhi mới biết cháu bị bệnh não úng thủy. Đã tiến hành mổ não cho cháu 2 lần nhưng không chữa được, chỉ biết nằm 1 chỗ, không biết nói cười, mọi ăn uống cũng lại 1 tay bà lo liệu. Khi đó gia đình đã phải vay mượn khắp nơi, cũng may là đa phần thương với hoàn cảnh nên đều cho vay không tính lãi, mà có tính hay không thì đến giờ bà cũng chả biết lấy gì ra mà trả. Nhưng đâu có xong, người ta vẫn bảo " Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí", chưa hết chuyện này đã xảy chuyện khác, bà lại bị bệnh ung thư xương, chạy chữa không được, bệnh viện trả về chỉ để chờ chết. Lúc đấy gia đình đã tính mua quan hay đơn giản chỉ là mảnh vải để liệm, bà chỉ đau đáu, tôi chết đi thì ai là người chăm sóc các con còn nhỏ, nhất là cháu Thái .
Thế nhưng chắc duyên trần chưa dứt, trời còn bắt bà phải chịu thêm nhiều cay đắng nữa. Từ một người đàn ông khỏe mạnh, sau một lần đi làm đồng về cách đây gần 10 năm, ông Mạnh chồng bà bị ngã, đầu đập vào cái xô sắt, vậy là từ đó đến giờ ông sinh ra ngơ ngẩn, không biết làm gì nữa, lúc nào tỉnh thì bà bảo nấu cơm, còn lúc lên cơn thì chả biết thế nào. Mẹ già bệnh tật, đau yếu nằm một chỗ, chồng bị tâm thần không lao động được, con trai cũng nằm một chỗ vô thức, mọi việc lo toan dồn hết lên đôi vai bà, mặc dù bà bây giờ cũng không làm việc gì nặng được nữa. Nhà còn 4 sào ruộng may còn có chị em, họ hàng bà mỗi lần đến vụ thì sang lo toan cấy và gặt giúp. Hai người con gái phải gửi cho các dì và cậu nuôi hộ, cũng may là các cháu cũng chịu khó học hành, cháu lớn sau khi học xong đã đi làm công nhân ở khu công nghiệp Đồng Văn ( hàng tháng lương được khoảng 3 triệu thì gửi cho mẹ được 1 triệu để mua bỉm cho em - theo lời anh Công kể), còn người con gái thứ 2 hiện được cậu nuôi, đang học Cao đẳng y dược tại Phủ Lý.
Mọi chi phí trong nhà chỉ trông chờ vào nguồn thu từ trợ cấp của cháu Thái là 180 nghìn/ tháng của Nhà nước, và thêm từ năm vừa rồi được 180 nghìn/ tháng tiền trợ cấp người cao tuổi của mẹ chồng bà. Ngoài ra thì các anh chị, em họ hàng cho thêm được đồng nào biết đồng đấy, còn mọi thứ ăn uống thì chỉ có cơm và rau trồng ở vườn hoặc đi hái ngoài ruộng, thi thoảng qua chợ, bà con lại cho khi thì miếng thịt, khi mớ rau để về " nấu cháo cho thằng cu nó ăn". Vậy là cứ thế, cuộc sống vẫn cứ trôi đi như vốn dĩ nó phải thế, cho đến cuối năm 2013 vừa rồi, được nhiều người trong làng xóm chỉ bảo, bà mới nhờ người thôgn tin cho báo Dân trí, VOV ... các báo đã cử phóng viên đến tìm hiểu và viết bài về nỗi khổ của gia đình bà lên báo. Qua đó đã có nhiều cơ quan, tổ chức ... biết và đến thăm hỏi động viên gia đình, khi thì ít tiền, khi thì cân gạo ...
Bên cạnh việc các tổ chức đến thăm hỏi, cũng lắm chuyện bi hài. Hóa ra ở đâu cũng vậy, loài Kền kền phát triển thật là mạnh , chúng chỉ chực chờ là cắn xé tranh miếng ăn của người khác. Bà thi kể, từ lúc có bài báo viết về gia đình bà, cũng rất nhiều các ông bà đến giới thiệu hết là người của báo này đến thành viên của hội chữ thập đỏ nọ. Bảo bà chuẩn bị hồ sơ để nhận tiền tài trợ của hội này hội kia, lúc thì có người bảo lên hội chữ thập đỏ Hà Nam để nhận 85 triệu tiền hỗ trợ, nhưng phải nộp trước cho họ 5 triệu để làm phí hồ sơ , lúc thì lên hội khác để nhận 135 triệu và cũng phải nộp trước tiền lo thủ tục. Khi bà bảo ko có tiền thì bảo bà vay đâu 500 nghìn đưa trước cũng được ...
Câu chuyện còn dài cũng như nỗi buồn gia đình bà vẫn còn đang phải gánh chịu, chia tay bà cùng gia đình, chúng em quay về. Trước khi về bà còn khoe, tôi cũng có điện thoai đấy, máy này em trai mua cho, và thỉnh thoảng lại bắn cho máy chục nghìn để nghe gọi. năm hết tết đến, ai cũng lo chuẩn bị sửa sang, sắm đồ tết, nhưng có lẽ gia đình bà cũng chỉ mong mọi người được khỏe mạnh hơn, bữa cơm có đầy đủ cơm canh và chút thịt cá
Năm hết tết đến, trong khi người người, nhà nhà lo sắm sửa đồ dùng, quần áo đẹp để đi chơi, dọn dẹp nhà cửa đón tết, thì đâu đó vẫn có những còn người chỉ mong một ngày mới với bữa cơm canh đủ để no lòng. Biết sao được, cuộc sống vốn là thế, giống như lời bài hát " Biết ra sao ngày sau" chúng ta cũng không thể ngồi đây bây giờ để đoán biết ngày sau ra sao, cũng như không thể giúp cho những hoàn cảnh như trên ngày sau sẽ tốt hơn ngay được, nhưng cũng phải khi nhiều người vẫn nói " muốn giúp ai thì hãy cho người ta cái cần chứ không phải cho người ta con cá". Ở đây theo em có lẽ đơn giản nhất là ta chỉ giúp người ta có chút niềm vui trong những ngày cuối cùng của năm cũ, để chào đón một năm mới tươi đẹp hơn chăng. Nhiều khi chỉ một niềm vui nhỏ lại thành một động lực lớn để người đó có ý chí và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Đây chính là trường hợp em đang muốn nói đến của gia đình bà Trần Thị Thi ( như nội dung bài viết đã up ở #1 của thớt này). Thay mặt chi hội Hà Nam, em kính mong các cụ, mợ cùng chung tay góp chút niềm vui nhỏ bé cho gia đình bà Thi để đón năm mới Giáp Ngọ.
Mọi đóng góp về vật chất hoặc hiện vật xin vui lòng liên hệ với em: giangsuki (0983 670 735) hoặc Mr tientung ( 0988040455)
hoặc chuyển khoản cho em theo địa chỉ:
Tên chủ TK: Tran Hoang Hong Giang
Số TK: 4501 000 2543680
Tại: NH Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV - chi nhánh Hà tây
Danh sách ủng hộ quà tết gia đình bà Trần Thị Thi
1. Giangsuki: 500k
2. Chaukga: 500k
3. Speed: 500k
4. Hungtranh_70: 500k
5. Mr Tientung: 500k
6. Buffalo: 500k
7. Tou1368: 300k
8. pipilazy: 200k
9. Smee: 500k
10. Bobo Love: 300k
11. XO: 500k
12. SId: 500k
Ghi chú: Theo dự kiến chi hội Hà Nam sẽ tổ chức đi trao quà tết cho gia đình bà Thi vào sáng ngày 25/1/2014. Kính đề nghị các cụ mợ ai thu xếp đi cùng được thì báo cho em biết để còn sắp xếp xe.
Tiếc là khi vào đến UBND xã thì do gần trưa rồi nên các quan chức xã đi vắng vì công việc, chỉ gặp được mấy đồng chí Công an xã để hỏi thăm, liên hệ về trường hợp của gia đình bà Trần Thị Thi. Tiếp đó chúng em hỏi thăm vào nhà đồng chí trưởng thôn ( Toàn) nhưng rất tiếc cũng không gặp vì đi vắng chưa về, tuy nhiên có hai vợ chồng hàng xóm bên cạnh ( anh Công) rất nhiệt tình mời vào uống nước và cho biết nhiều thông tin về gia đình bà Thi, sau đó lấy xe đạp dẫn chúng em đến tận nhà bà Thi.
Theo chân anh Công, chúng em đến nhà Bà Thi, bước qua cánh cổng khép hờ là con đường nhỏ men theo cái ao cá và tiếp đó là vườn cây với vài cây hồng xiêm đang vào vụ với những cành sai quả. Trước mắt chúng em là 1 căn nhà gạch nhỏ nhắn, mang hình thức đặc trưng nhà xây mái ngói của đồng bằng Bắc Bộ những năm 70.
Sân trước nhà
Ngôi nhà chính ( nơi mẹ chồng bà Thi đang ở), gia đình bà ở cái trái nhà bên cạnh
Hỏi ra mới biết, ngôi nhà hiện tại được dự kiến làm nhà thờ họ, còn gia đình bà Thi đang ở tạm ở trái nhà bên cạnh, chỉ có mẹ chồng bà đang ở trên nhà. Gia đình ông Mạnh ( chồng bà Thi) thì ngoài ông Mạnh bị tâm thần còn 1 người em trai trong quân đội thì ở tận Sài Gòn thi thoảng mới ra thăm và giúp đỡ gia đình chút để chăm nom mẹ già, còn mấy em gái ông thì cũng ở đây nhưng kinh tế cũng không khá giả nên chỉ sang đỡ đần phần nào đấy trong việc chăm sóc mẹ. Hầu hết các vật dụng trong gia đình từ tivi đến nồi cơm, bếp ... đều đa phần do các chị, em bà Thi ( sống ở xã Tràng An gần đó) sắm sửa hoặc cho lại để dùng.
Khi vào nhà, nghe tiếng người nói, mẹ chồng bà Thi nhất định phải ngồi dậy để xem ai đến chơi, bà hiện không đi lại được chỉ nằm nguyên một chỗ, mọi việc lo ăn uống, thay đồ đều chủ yếu do tay bà Thi chăm sóc, hoặc mấy em gái ông Mạnh đến đỡ phần nào. Chân của bà hiện cũng bị phù nề, sưng mọng nước, tấy đỏ ...
Mời khách vào nhà uống nước, nhưng cũng không có chè, gia đình chỉ có nước sôi mời khách
Ngồi nói chuyện với bà Thi, khi kể về hoàn cảnh gia đình, bà thường xuyên phải lau mắt, giọt nước mắt của sự cam chịu với cái số phận mà ông trời đã bắt bà phải chịu đựng. Biết sao được, mỗi người sinh ra đâu có thể biết trước là sướng hay khổ, giầu có hay nghèo túng, âu cũng là cái duyên hay nợ từ thủa nào rồi. Thế nhưng còn hơi thở là còn phải sống, còn phải cố gắng để mà vượt qua những khó khăn hàng ngày. Thế mới thấy đúng là sức chịu đựng của con người thật là vô hạn
Rồi với giọng buồn buồn, bà kể. Hai ông bà lấy nhau, sau mấy năm thì sinh được 2 cô con gái, khi cháu thứ 2 được 4 tuổi thì sinh thêm cháu trai ( là bé Thái). Khi sinh ra cháu trông rất bụ bẫm đáng yêu, thế nhưng khi được gần 1 tuổi thì phát bệnh, đi khám ở viện nhi mới biết cháu bị bệnh não úng thủy. Đã tiến hành mổ não cho cháu 2 lần nhưng không chữa được, chỉ biết nằm 1 chỗ, không biết nói cười, mọi ăn uống cũng lại 1 tay bà lo liệu. Khi đó gia đình đã phải vay mượn khắp nơi, cũng may là đa phần thương với hoàn cảnh nên đều cho vay không tính lãi, mà có tính hay không thì đến giờ bà cũng chả biết lấy gì ra mà trả. Nhưng đâu có xong, người ta vẫn bảo " Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí", chưa hết chuyện này đã xảy chuyện khác, bà lại bị bệnh ung thư xương, chạy chữa không được, bệnh viện trả về chỉ để chờ chết. Lúc đấy gia đình đã tính mua quan hay đơn giản chỉ là mảnh vải để liệm, bà chỉ đau đáu, tôi chết đi thì ai là người chăm sóc các con còn nhỏ, nhất là cháu Thái .
Thế nhưng chắc duyên trần chưa dứt, trời còn bắt bà phải chịu thêm nhiều cay đắng nữa. Từ một người đàn ông khỏe mạnh, sau một lần đi làm đồng về cách đây gần 10 năm, ông Mạnh chồng bà bị ngã, đầu đập vào cái xô sắt, vậy là từ đó đến giờ ông sinh ra ngơ ngẩn, không biết làm gì nữa, lúc nào tỉnh thì bà bảo nấu cơm, còn lúc lên cơn thì chả biết thế nào. Mẹ già bệnh tật, đau yếu nằm một chỗ, chồng bị tâm thần không lao động được, con trai cũng nằm một chỗ vô thức, mọi việc lo toan dồn hết lên đôi vai bà, mặc dù bà bây giờ cũng không làm việc gì nặng được nữa. Nhà còn 4 sào ruộng may còn có chị em, họ hàng bà mỗi lần đến vụ thì sang lo toan cấy và gặt giúp. Hai người con gái phải gửi cho các dì và cậu nuôi hộ, cũng may là các cháu cũng chịu khó học hành, cháu lớn sau khi học xong đã đi làm công nhân ở khu công nghiệp Đồng Văn ( hàng tháng lương được khoảng 3 triệu thì gửi cho mẹ được 1 triệu để mua bỉm cho em - theo lời anh Công kể), còn người con gái thứ 2 hiện được cậu nuôi, đang học Cao đẳng y dược tại Phủ Lý.
Mọi chi phí trong nhà chỉ trông chờ vào nguồn thu từ trợ cấp của cháu Thái là 180 nghìn/ tháng của Nhà nước, và thêm từ năm vừa rồi được 180 nghìn/ tháng tiền trợ cấp người cao tuổi của mẹ chồng bà. Ngoài ra thì các anh chị, em họ hàng cho thêm được đồng nào biết đồng đấy, còn mọi thứ ăn uống thì chỉ có cơm và rau trồng ở vườn hoặc đi hái ngoài ruộng, thi thoảng qua chợ, bà con lại cho khi thì miếng thịt, khi mớ rau để về " nấu cháo cho thằng cu nó ăn". Vậy là cứ thế, cuộc sống vẫn cứ trôi đi như vốn dĩ nó phải thế, cho đến cuối năm 2013 vừa rồi, được nhiều người trong làng xóm chỉ bảo, bà mới nhờ người thôgn tin cho báo Dân trí, VOV ... các báo đã cử phóng viên đến tìm hiểu và viết bài về nỗi khổ của gia đình bà lên báo. Qua đó đã có nhiều cơ quan, tổ chức ... biết và đến thăm hỏi động viên gia đình, khi thì ít tiền, khi thì cân gạo ...
Bên cạnh việc các tổ chức đến thăm hỏi, cũng lắm chuyện bi hài. Hóa ra ở đâu cũng vậy, loài Kền kền phát triển thật là mạnh , chúng chỉ chực chờ là cắn xé tranh miếng ăn của người khác. Bà thi kể, từ lúc có bài báo viết về gia đình bà, cũng rất nhiều các ông bà đến giới thiệu hết là người của báo này đến thành viên của hội chữ thập đỏ nọ. Bảo bà chuẩn bị hồ sơ để nhận tiền tài trợ của hội này hội kia, lúc thì có người bảo lên hội chữ thập đỏ Hà Nam để nhận 85 triệu tiền hỗ trợ, nhưng phải nộp trước cho họ 5 triệu để làm phí hồ sơ , lúc thì lên hội khác để nhận 135 triệu và cũng phải nộp trước tiền lo thủ tục. Khi bà bảo ko có tiền thì bảo bà vay đâu 500 nghìn đưa trước cũng được ...
Câu chuyện còn dài cũng như nỗi buồn gia đình bà vẫn còn đang phải gánh chịu, chia tay bà cùng gia đình, chúng em quay về. Trước khi về bà còn khoe, tôi cũng có điện thoai đấy, máy này em trai mua cho, và thỉnh thoảng lại bắn cho máy chục nghìn để nghe gọi. năm hết tết đến, ai cũng lo chuẩn bị sửa sang, sắm đồ tết, nhưng có lẽ gia đình bà cũng chỉ mong mọi người được khỏe mạnh hơn, bữa cơm có đầy đủ cơm canh và chút thịt cá
THÔNG BÁO
Kính gửi: Các cụ mợ chi hội Hà Nam cùng các chi hội địa phương trên mọi miền tổ quốc
Kính gửi: Các cụ mợ chi hội Hà Nam cùng các chi hội địa phương trên mọi miền tổ quốc
Năm hết tết đến, trong khi người người, nhà nhà lo sắm sửa đồ dùng, quần áo đẹp để đi chơi, dọn dẹp nhà cửa đón tết, thì đâu đó vẫn có những còn người chỉ mong một ngày mới với bữa cơm canh đủ để no lòng. Biết sao được, cuộc sống vốn là thế, giống như lời bài hát " Biết ra sao ngày sau" chúng ta cũng không thể ngồi đây bây giờ để đoán biết ngày sau ra sao, cũng như không thể giúp cho những hoàn cảnh như trên ngày sau sẽ tốt hơn ngay được, nhưng cũng phải khi nhiều người vẫn nói " muốn giúp ai thì hãy cho người ta cái cần chứ không phải cho người ta con cá". Ở đây theo em có lẽ đơn giản nhất là ta chỉ giúp người ta có chút niềm vui trong những ngày cuối cùng của năm cũ, để chào đón một năm mới tươi đẹp hơn chăng. Nhiều khi chỉ một niềm vui nhỏ lại thành một động lực lớn để người đó có ý chí và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Đây chính là trường hợp em đang muốn nói đến của gia đình bà Trần Thị Thi ( như nội dung bài viết đã up ở #1 của thớt này). Thay mặt chi hội Hà Nam, em kính mong các cụ, mợ cùng chung tay góp chút niềm vui nhỏ bé cho gia đình bà Thi để đón năm mới Giáp Ngọ.
Mọi đóng góp về vật chất hoặc hiện vật xin vui lòng liên hệ với em: giangsuki (0983 670 735) hoặc Mr tientung ( 0988040455)
hoặc chuyển khoản cho em theo địa chỉ:
Tên chủ TK: Tran Hoang Hong Giang
Số TK: 4501 000 2543680
Tại: NH Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV - chi nhánh Hà tây
Danh sách ủng hộ quà tết gia đình bà Trần Thị Thi
1. Giangsuki: 500k
2. Chaukga: 500k
3. Speed: 500k
4. Hungtranh_70: 500k
5. Mr Tientung: 500k
6. Buffalo: 500k
7. Tou1368: 300k
8. pipilazy: 200k
9. Smee: 500k
10. Bobo Love: 300k
11. XO: 500k
12. SId: 500k
Ghi chú: Theo dự kiến chi hội Hà Nam sẽ tổ chức đi trao quà tết cho gia đình bà Thi vào sáng ngày 25/1/2014. Kính đề nghị các cụ mợ ai thu xếp đi cùng được thì báo cho em biết để còn sắp xếp xe.
Chỉnh sửa cuối: