OF - ABC Báo cáo tổng kết

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nhà cháu tình kém éo biết chỉnh WB ntn nên toàn dùng raw cho nó chắc ăn :21::21::21:
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Thật ra cũng chẳng đúng lắm vì khi cụ chỉnh sai WB làm cho màu sắc của ảnh nó bị nhoè hoặc bết vào nhau (trong 1 số trường hợp) thì RAW cũng khóc thét :21:
tuy nhiên cái này chi 1% :P
Nhà cháu tình kém éo biết chỉnh WB ntn nên toàn dùng raw cho nó chắc ăn :21::21::21:
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em tưởng ảnh bết do chụp thiếu sáng chứ ạ ... liên đới gì đến cân bằng trắng ... Đã là raw thì chỉnh WB ntn hả cụ ...
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Gớm, được hai cụ khẩu hình tốt gặp nhau. Chắc là xôm đây. (J/K).
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,349,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Ây dà, chủ đề tranh luận hay thế:21: Em dùng cả Ni-lông và Ca-lông nhưng chả bao giờ phải đặt WB, cái nào xấu quá em không post, không hiểu như thế là cả hai hãng trình độ và sản phẩm đều hòa nhau không?:21:
 

sungak

Xe tăng
Biển số
OF-2978
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
1,554
Động cơ
575,600 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà ông bes
Website
www.myhyec.com
Em tưởng ảnh bết do chụp thiếu sáng chứ ạ ... liên đới gì đến cân bằng trắng ... Đã là raw thì chỉnh WB ntn hả cụ ...
Ơ thế mà em ko bít, từ giờ em cứ RAW mà chơi, em cũng éo biết chỉnh WB :D
 
Biển số
OF-26
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,190
Động cơ
594,688 Mã lực
Nơi ở
Otofun.net
Bên này đâm nhau còn máu hơn mấy cái WS. chuyên về ảnh nhờ , :21: . Còn hai thằng cha như Hốt tất liệt với cả Thoát Hoan éo biết chụp ảnh với cân bằng trắng nữa , chết cũng lôi nó dậy mà chửi bỏ mịe nó đi các bác nhỉ . :77:
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Ây dà, chủ đề tranh luận hay thế:21: Em dùng cả Ni-lông và Ca-lông nhưng chả bao giờ phải đặt WB, cái nào xấu quá em không post, không hiểu như thế là cả hai hãng trình độ và sản phẩm đều hòa nhau không?:21:
Game over. :21::21::21:.
 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,333
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Theo em hiểu nôm na là nó như này: Máy ảnh nó rất nhạy cảm với nguồn sáng, ko dễ dãi như mắt người!

Cũng là trắng nhưng trắng dưới ánh đèn tuýp nó khác, đèn đỏ nó khác và trắng dưới ánh sáng mặt trời nó khác.... Chính vì vậy nên mới sinh ra ông WB là để điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện ánh sáng!

Nếu ko đúng thông số sẽ dẫn đến tình trạng: 1 là ảnh tái như đít nhái, 2 là đỏ ối hoặc vàng ệch ra...vv.. và vv...

==> chả liên quan gì đến ảnh bị bết cả..

Phỏng ạ? :P
 

Hyundai-motoR

Xe tăng
Biển số
OF-14868
Ngày cấp bằng
17/4/08
Số km
1,121
Động cơ
524,310 Mã lực
Theo em hiểu nôm na là nó như này: Máy ảnh nó rất nhạy cảm với nguồn sáng, ko dễ dãi như mắt người!

Cũng là trắng nhưng trắng dưới ánh đèn tuýp nó khác, đèn đỏ nó khác và trắng dưới ánh sáng mặt trời nó khác.... Chính vì vậy nên mới sinh ra ông WB là để điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện ánh sáng!

Nếu ko đúng thông số sẽ dẫn đến tình trạng: 1 là ảnh tái như đít nhái, 2 là đỏ ối hoặc vàng ệch ra...vv.. và vv...

==> chả liên quan gì đến ảnh bị bết cả..

Phỏng ạ? :P
Chí lý cụ ah...nhưng cũng chả cần chụp trong đk khoai mà nhiều lúc chụp ban ngày đủ sáng cũng ối ông xanh lét hoặc vàng khè ... thường thì mang đi 1 tờ giấy trắng tinh rồi chụp thử so màu ảnh với mắt nhìn rồi cân lại cho gần giống (y)(y)
 

littlemouse

Xe tăng
Biển số
OF-16104
Ngày cấp bằng
8/5/08
Số km
1,021
Động cơ
521,210 Mã lực
Nơi ở
Bụi đường
Cân bằng trắng và nhiệt độ mầu trong nhiếp ảnh số
Kỹ thuật

By Jim Altengarten, exposure36 Photography
seaman


Một trong những vấn đề gây nhầm lẫn khi chuyển sang chụp ảnh số là thiết lập cân bằng trắng trong máy ảnh. Chúng tôi sẽ giải thích lý do cần phải thiết lập CBT và cung cấp một số mẹo trong cân bằng trắng để tăng tính sáng tạo trong ảnh của bạn.

Có 3 màu sắc cơ bản trong ánh sáng trắng là Đỏ, Xanh lá cây và Xanh da trời (Red, Green, and Blue) tồn tại với nhiều mức độ khác nhau trong bất kỳ điều kiện ánh sáng nào-phụ thuộc vào nhiệt độ màu của ánh sáng đó. Khi nhiệt độ màu cao, ánh sáng xanh nước biển (blue) sẽ nhiều, còn khi nhiệt độ màu thấp thì nhiều màu đỏ.

Có thể bạn đã từng chụp ảnh trong nhà trong điều kiện ánh sáng đèn tròn với film ánh sáng ban ngày (daylight film). Kết quả là bức ảnh có tông màu đỏ-da cam. Hiệu ứng này là do sự khác biệt trong nhiệt độ màu giữa ánh sáng ban ngày và ánh sáng đèn đỏ. Phim của bạn đã được tối ưu theo điều kiện ánh sáng ban ngày trong khi ánh sáng đèn đỏ lại có nhiệt độ màu thấp hơn.

Hệ thống thị giác tự nhiên của chúng ta dễ dàng chuyển đổi để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ màu. Khi chúng ta nhìn vào vật thể dưới ánh sáng đèn đỏ (incandescent light), chúng ta nhận được màu tự nhiên. Nhưng phim và cảm biến kỹ thuật số không làm được như vậy. Chụp bằng phim ánh sáng ban ngày (daylight film) được thiết kế cho ánh sáng có nhiệt độ màu khoảng 5500K. Phim chụp trong nhà thiết kế cho ánh sáng có nhiệt độ 3400 K (3200 K đối với film chuyên dụng). Chụp trong nhà với ánh sáng đỏ sẽ làm ảnh tăng thêm sắc đỏ -da cam. Chụp ngoài trời dưới bóng râm hoặc trời u ám sẽ tăng thêm sắc xanh nước biển (blue) vào ảnh. Ánh sáng đèn huỳnh quang tăng thêm sắc xanh lá cây với phim hoặc chế độ cân bằng trắng ánh sáng ban ngày (daylight).

Bạn có thể thay đổi các kết quả trên bằng cách thiết lập chế độ nhiệt độ màu trong máy kỹ thuật số. Thiết lập cân bằng trắng ở chế độ ánh sáng ban ngày (daylight) (thông thường là hình mặt trời) và chụp thử ở các điều kiện ánh sáng kể trên. Để so sánh rõ hơn, chụp trong nhà với chế độ đèn đỏ (incandescent), chụp ngoài trời với chế độ bóng râm/âm u, và chế độ ánh sáng đèn huỳnh quang (fluorescent) khi chụp trong nhà dưới ánh sáng đèn huỳnh quang.

Với máy ảnh phim, bạn có thể bù sự sai màu do ánh sáng bằng cách lựa chon filter màu và cân bằng ánh sáng phù hợp. Một lựa chọn khác là sử dụng phim tungsen để chụp trong nhà. Máy ảnh số cho phép bạn sửa sai màu bằng cách lựa chọn chế độ cân bằng trắng trong máy.

Lúc này, đầu bạn có thể đang bị rối tung, băn khoăn tại sao ánh sáng lại có thể được miêu tả bằng nhiệt độ mầu. Hãy hình dung ánh sáng của đèn đỏ trong bóng tối. Khi đèn vừa được bật lên ở cường độ thấp, dây tóc bóng đèn có màu đỏ đậm. Khi cường độ càng tăng lên thì dây tóc càng nóng lên và đèn càng sáng trắng và mất dần màu đỏ. Khi nhiệt độ màu tăng dần từ thấp lên cao, độ tương phản màu sắc cũng thay đổi theo thứ tự: đỏ, cam, vàng, trắng, xanh nước biển (trắng xanh).

Nhiệt độ màu của ánh sáng được đo bằng thang Kelvin. Thang nhiệt độ Kenvin (viết tắt là K). dựa vào màu sắc của ánh sáng phát ra từ một vật thể giả thiết màu đen. Nhiệt độ màu trong nhiếp ảnh có thể gây nhầm lẫn, vì nó trái ngược với khái niệm nhiệt độ màu thông thường. Ví dụ, khi nhà nhiếp ảnh nói anh ta muốn màu ấm lên, nghĩa là anh ta muốn thêm tông màu đỏ vào ảnh và ngược lại khi nhà nhiếp ảnh nói về tông màu lạnh nghĩa là anh ta muồn nói đến màu xanh trong quang phổ.

Hãy suy nghĩ về đèn đốt Bunsen, hoặc khúc gỗ đang cháy. Khi ngọn lửa có nhiệt độ thấp, màu sắc của chúng là màu đỏ. Nhiệt độ càng cao thì ngọn lửa dần chuyển sang màu xanh. Do đó nhiệt độ Kenvin càng nóng thì ánh sáng có màu càng xanh.

Hãy xem bảng nhiệt độ màu Kelvin trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Chú ý là các giá trị này chỉ mang tính tương đối do có nhiều yếu tố có thể tác động đến nhiệt độ màu. Trong điều kiện ngoài trời, góc của mặt trời và điều kiện của bầu trời (mây, sương mù, bụi…) có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt độ màu. Ở trong nhà thì nhiệt độ màu thay đổi theo tuổi của bóng đèn, điện áp, loại hắt sáng.

WB

Ghi chú: Ánh sáng đèn Fluorescent có sáu loại với nhiệt độ màu khác nhau. Ví dụ như đèn fluorescent trắng có nhiệt độ là 5200 K. Do đó chụp ảnh dưới ánh sáng của đèn này rất khó.

Những người chụp phong cảnh thường được khuyên nên chụp vào thời điểm “kỳ diệu”, là vào thời điểm xung quanh hoàng hôn hay bình minh. Trong khoảng thời gian này, ánh sáng thường ấm và tôn vẻ đẹp của chủ thể. Nhiệt độ màu của bình minh (2000 K) thay đổi rất nhanh theo thời gian. Khoảng nửa giờ sau đó nhiệt độ đã tăng lên 3500K. Vào giữa buổi sáng nhiệt độ màu là 4300K. Ánh sáng “ấm hơn” của hoàng hôn sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi ánh sáng “lạnh hơn” của buổi sáng.

Tất cả những thông tin trên về nhiệt độ màu Kelvin rất thú vị, tuy nhiên có thể bạn sẽ đặt câu hỏi là tại sao bạn lại cần biết đến điều đó trong khi bạn đã có chế độ Nhiệt độ màu tự động (AWB) trong máy ảnh? Chế độ tự động sử dụng cảm biến để tính toán nhiệt độ màu. Thông thường nhiệt độ màu K trong chế độ AWB nằm trong khoảngtừ 3000 – 7000 K. Sử dụng AWB thường cho kết quả tốt. Tuy nhiên, bạn có thể đạt kết quả tốt hơn nếu sử dụng chính xác chế độ cân bằng trắng cho nhiệt độ màu của nguồn sáng. Hãy thử chụp một cảnh với chế độ AWB và sau đó sử dụng chế độ cân bằng trắng phù hợp. Trong nhiều trường hợp sự khác biệt là rất rõ ràng.




Em copy trên mạng để các bác cùng tham khảo

http://my.opera.com/nghiadan/blog/can-bang-trang-va-nhiet-do-mau-trong-nhiep-anh-so


(b) (b) (b)
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,360
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Em dốt nát nhưng cũng suy nghĩ dở hơi như sau:

Cân bằng trắng không tốt cũng có thể làm bết màu, ví dụ em chụp một mảng màu như lá cờ chẳng hạn. Với mức cân bằng trắng ko tốt ảnh có thể bị ngả đỏ, như vậy lá cờ sẽ bị bết màu với các mảng đỏ hoặc đậm hơn đều na ná như nhau, ko phân biệt được đâu là đường gấp nếp và các viền lượn.

Cụ nào hay chụp trong điều kiện đèn dây tóc, đèn tube, để auto rồi chuyển ngay ra ánh sáng mặt trời mà bấm tiếp sẽ bị hiện tượng lệch cân bằng trắng. Em dính vụ này vì hồi trước phải chụp mẫu trên nền mica có rọi đèn huỳnh quang phía sau, tất cả ngả xanh cây hết nếu ko can thiệp gì vào cân bằng trắng trong máy.

Dốt nát quá nên nói đến đây là hết chữ, các cụ thông cảm !:102:
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,695
Động cơ
588,977 Mã lực
Em dốt nát nhưng cũng suy nghĩ dở hơi như sau:

Cân bằng trắng không tốt cũng có thể làm bết màu, ví dụ em chụp một mảng màu như lá cờ chẳng hạn. Với mức cân bằng trắng ko tốt ảnh có thể bị ngả đỏ, như vậy lá cờ sẽ bị bết màu với các mảng đỏ hoặc đậm hơn đều na ná như nhau, ko phân biệt được đâu là đường gấp nếp và các viền lượn.
Chả ảnh hưởng gì mấy. Nó chỉ làm sai mầu đi thôi. Mức độ đậm nhạt giữ nguyên. Như vậy nếu cân lại được màu chuẩn thì cũng chả vấn đề gì

Cụ nào hay chụp trong điều kiện đèn dây tóc, đèn tube, để auto rồi chuyển ngay ra ánh sáng mặt trời mà bấm tiếp sẽ bị hiện tượng lệch cân bằng trắng. Em dính vụ này vì hồi trước phải chụp mẫu trên nền mica có rọi đèn huỳnh quang phía sau, tất cả ngả xanh cây hết nếu ko can thiệp gì vào cân bằng trắng trong máy.
Cũng chưa gặp trường hợp này bao giờ. Ví dụ đi chụp đám cưới vào trong phòng thì tá lả các loại đèn từ dây tóc, đến tube đang chụp trong phòng thì cô dâu chú rể ten ten phi ra ngoài thì mình cũng phải chạy theo mà chụp. Cũng chả vấn đề giề

Dốt nát quá nên nói đến đây là hết chữ, các cụ thông cảm !:102:
@Mèo : Chụp RAW mà WB sai quá thì cũng giời cứu
Với em thì thường em chỉnh WB custom khi chụp tối, Khi có nhiều ánh sáng phức tạp chứ bình thường em toàn để auto
 

Z4

Xe điện
Biển số
OF-842
Ngày cấp bằng
21/7/06
Số km
3,083
Động cơ
607,550 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Middle of Nowhere
Website
www.cavicovn.com
cho em hỏi White balance hay là WB là cái gì thế ạ ?? à, phải hỏi là WB là chức năng gì thế ạ ??? quan trọng gì không mà sao các bác cãi nhau hăng thế,

ấy mà nếu nó quan trọng sao em chẳng biết dùng mà ảnh em vẫn ngon nhỉ ???????
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Thật ra cái này nó cũng rất ít khi xảy ra nhưng mà đúng như vậy đấy cụ ạ.... Có cả cụ quangzdung nói thêm hộ em :21:
Em tưởng ảnh bết do chụp thiếu sáng chứ ạ ... liên đới gì đến cân bằng trắng ... Đã là raw thì chỉnh WB ntn hả cụ ...
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Anh em tranh luận để mở mang chứ ko phải cãi nhau nhá :^) mợ đừng có suy diễn.... đọc tiếp post tiếp theo để hiểu WB là gì :ohmy:
cho em hỏi White balance hay là WB là cái gì thế ạ ?? à, phải hỏi là WB là chức năng gì thế ạ ??? quan trọng gì không mà sao các bác cãi nhau hăng thế,

ấy mà nếu nó quan trọng sao em chẳng biết dùng mà ảnh em vẫn ngon nhỉ ???????
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Em copy cái này từ blog đ.c Na Son về cho các bác đọc, theo em rất là bổ ích
Tips chụp ảnh: Cân bằng trắng (White Balance) và hiệu quả khi "nghịch" WB
Cân bằng trắng là gì?


Trắng thì đương nhiên là màu trắng rồi nhưng có thể bạn chưa biết là màu trắng chúng ta gặp trong cuộc sống chưa hẳn là màu trắng "chuẩn". Vì ở trong các môi trường có màu sắc, màu trắng bị áp sắc của các màu sắc trong môi trường đó lên nó. Có thể mắt bạn vẫn nhận biết được màu trắng tương đối chuẩn do cơ cấu của thị giác nhưng sensor máy ảnh của bạn hay tấm phim chúng không giỏi thế. Chúng vẫn bị nhầm. Thế nên khi chúng ta chụp ảnh trong nhà, dươí bóng đèn dây tóc chẳng hạn, ảnh cứ vàng ệch. Và nhất là khi chụp sân khấu thì màu sắc náo loạn cả lên. Và không chỉ màu trắng, màu nào cũng bị áp sắc khi ở trong môi trường.

Vậy thì cân bằng trắng nghĩa là ta xác lập và định nghĩa cho máy ảnh của chúng ta biết màu trắng là thế nào. Và khi có màu trắng chuẩn rồi thì các màu sắc khác cứ tuần tự được nội suy ra đúng bong như thế.

Cân bằng trắng bằng cách nào?

Bằng cách xác lập đúng môi trường bạn đang chụp ảnh cho cái "thằng" máy ảnh hiểu. Trên máy digital của các bạn nó có các chế độ sau:

- Auto WB: cái này thì không chấp rồi nhưng lưu ý không phải lúc nào Auto cũng đúng được vì nó chỉ được gán dải nhiệt độ màu từ 3000K-7000K thông thường mà thôi (nhiệt độ màu là rì, tớ sẽ vắn tắt ở dưới), vượt ngoaì ngưỡng đó, máy bái bai chào và ngay trong khoảng ấy máy cũng không "tính" chính xác chi li được.
- Chỉnh WB theo các chế độ WB có sẵn: Ngoài trời, trơì có mây, mưa, mù, đèn dây tóc (Tungsten), Đèn huỳnh quang, đèn flash.. Cái này thì chính xác hơn Auto một tí nhưng cũng không chính xác lắm.
- Chỉnh WB bằng nhiệt độ màu (K)

Nhiệt độ màu: được định nghĩa "là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối mà bức xạ của nó cùng màu với bức xạ của Vonfram". Nhiệt độ màu có đơn vị là độ Kelvin (độ K). Màu đen ứng với nhiệt độ màu là 0 độ K Một điều cần chú ý phân biệt là khi nói đến nhiệt độ màu của vật thì ta đang nói tới độ sáng của vật đó, chứ không phải nhiệt độ của nó.

Hãy xem bảng nhiệt độ màu Kelvin trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Chú ý là các giá trị này chỉ mang tính tương đối do có nhiều yếu tố có thể tác động đến nhiệt độ màu. Trong điều kiện ngoài trời, góc của mặt trời và điều kiện của bầu trời (mây, sương mù, bụi…) có thể làm tăng hoặc giảm nhiệt độ màu. Ở trong nhà thì nhiệt độ màu thay đổi theo tuổi của bóng đèn, điện áp, loại hắt sáng.

1000K Ánh nến, đèn dầu (Candles; oil lamps )
2000K Trời tờ mờ sáng, đèn Tungsten yếu (Very early sunrise; low effect tungsten lamps)
2500K Đèn trong nhà bạn (Household light bulbs )
3000K Đèn Studio (Studio lights, photo floods)
4000K Đèn Flash đánh thẳng (Clear flashbulbs)
5000K Ánh sáng trời bình thường, ánh sáng đèn Flash điện tử (Typical daylight; electronic flash)
5500K Trời hửng nắng
6000K Trời trong,có nắng (Bright sunshine with clear sky)
7000K Trời nắng nhiều mây (Slightly overcast sky)
8000K Trời sáng trắng (Hazy sky)
9000K Trời nắng to, lác đác mây (Open shade on clear day )
11,000K Trời nắng, trong xanh (Sunless blue skies )
20,000+K Trên vùng núi, trời nắng to, lác đác mây (Open shade in mountains on a really clear day)
....
Nhận biết được bảng nhiệt độ màu, ta có thể set WB theo nhiệt độ màu K để có tấm ảnh không bị áp sắc, màu sắc của chủ thể trong ảnh lên đúng như ý muốn.

- Chỉnh Custom White Balance: Cách này là chính xác nhất tuy nó hơi thủ công nhưng tơí nay dù máy móc tân tiến lắm rồi nhưng bạn vẫn thấy các nhà quay phim vẫn thường Cân bằng trắng bằng cách dùng một tấm giấy trắng đặt trong môi trường muốn quay để set WB. Kinh nghiệm của tôi cũng vậy, nhìn màu sắc toán loạn quá thì tôi vẫn lấy 1 tờ giấy trắng ra, không có giấy thì mượn lưng áo trắng của bạn nào đấy, còn nếu không có nữa thì đành nhờ cô nào da thật trắng, nhờ cô ấy vén ...bụng lên rồi chụp 1 phát để set WB cũng ổn. Bạn chụp màu trắng âý rồi, nhìn trong máy có thể nó đỏ quạch, nhưng hề gì, bạn "bẩu" "thằng máy : ĐÂY, CÁI "CON" ĐỎ QUẠCH NÀY LÀ MÀU TRẮNG NHÉ! và từ đó đảm bảo màu sắc sẽ ngon lành ngay.

Nhiều bạn cho rằng cứ chụp Raw thì không cần thiết phải chỉnh WB, xin thưa là sai toét, ảnh chụp trong môi trường áp sắc nó không chỉ sai màu mà còn bết màu lại, khi về nhà rồi thì Photoshop cũng chả cứu được hết đâu, thế nên chắc ăn là cứ chụp gần gần đúng màu đi đã.


Vở múa Tam Nguyên- giải Nhất cuộc thi Tài năng biên đạp múa 2007.
Ở đây tôi set WB theo nhiệt độ màu, khoảng 3000K nên màu sắc trong trẻo đúng tone da.


Cờ vỉa hè.

Cái này chụp dưới đèn đường vàng ệch nhưng do set WB thủ công manual nên màu sắc lên vẫn ngon lành phỏng ạ?!

Hy vọng là vơí một số bạn chưa biết về White Balance, bài này sẽ giúp ích đôi chút khi chụp, đặc biệt là khi chụp sân khấu để có những tấm ảnh đúng màu, không bị áp sắc. Và khi đã biết rồi, rành rẽ một chút thì bạn có thể tùy ý...nghịch WB để có màu theo ý mình muốn. Tôi biết có vài anh, trong đó có anh Hải Thanh hay dùng WB shift, cộng magneta và xanh cho một hiệu quả màu đẹp và lạ. Và tôi cũng rất hay nghịch WB để có được màu sắc như ý. Như mấy tấm dươí đây:


Giờ giải lao- Hội nghị Phật giáo TG lần 3- Bangkok, Thailand.

Ở cái sảnh này, ánh sáng ngoài trời lùa vào nhiều, đáng nhẽ chỉ cần để Auto WB hay nêú để K thì cũng khoảng 4200K là vừa nhưng khi chụp tôi đã đẩy nhiệt độ màu xuống khá thấp, không rõ cụ thể nhưng chắc cũng 3200K-3300K nên khi ra ảnh xanh lè thế kia. Nhưng thế thì càng nổi mấy vị tăng đang xem tranh, trò chuyện.


Chú bé Vừ ở Sủng Là - 2007 - photo: Na Sơn.

Chú bé đứng trong nhà nhưng gần của ra vào nên nhiệt độ màu tuy thấp nhưng cũng khoảng 3400K-3600K là đúng nhưng tôi đã set xuống chỉ còn 2800K và kết quả màu của ảnh này rất quái, nó làm tấm chân dung cậu bé này có gì đó hơi bí hiểm.

Trong khi để đúng WB thì màu sắc sẽ phải như cái ảnh dưới đây của Kỳ Thanh cũng chụp chú bé này trước đó ít phút. Ảnh này là 1 tấm chân dung cũng xuất sắc về màu sắc, tương phản, mảng khối và tinh thần của nhân vật. Và chính vì tôi đã thấy tấm ảnh đẹp này trước đó mà nhìn cậu bé vẫn thấy thích nên cũng muốn thử một cách khác để chụp cậu này.



Na Son Blog
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,695
Động cơ
588,977 Mã lực
Chán cái ông Lengkeng này. Đang vui thì đứt dây đàn.....:))
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
He he, em nhịn từ chiều đến giờ roài mới post mà :21:
Em xin lỗi lần sau sẽ rút kinh nghiệm, vỗ cho béo rồi mới thịt vậy :6: :( (l)
Chán cái ông Lengkeng này. Đang vui thì đứt dây đàn.....:))
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,360
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Ơ đây là thớt nộp bài cơ mà nhỉ

Để em vét bài nộp tiếp ạ, cái này chụp hôm SN OF, trông khá là hài nên em lọc ra phi lên đây

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top