ODA là vốn hỗ trợ phát triển chính thức. "Chính thức" có nghĩa là chính tắc, khoản vay được bảo lãnh bởi chính phủ. ODA không phải là vốn mà doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận, trừ khi doanh nghiệp hay tập đoàn nhà nước...
Nhà tài trợ ODA cho Việt Nam không phải chỉ riêng Chính phủ các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...). Thật ra các tổ chức nước ngoài cho VN vay ODA nhiều nhất lại là Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...
ODA thế hệ mới đơn giản là các khoản ODA với lãi suất mới, cao hơn. Vì trước đây VN thuộc nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp nên thường các tổ chức cho VN vay ODA lãi suất ưu đãi (thường là 2% năm) và thời gian ân hạn dài. Lãi suất còn được tính trên số tiền thực rút hàng năm của các chủ đầu tư nên tiền lãi trả rất ít... Còn bây giờ các tổ chức cho VN vay lãi cao hơn (từ 3 đến 4%/năm)... Thành tố ưu đãi có cách xác định rõ ràng và chỉ khi có ưu đãi thì mới gọi là ODA, còn không là thuộc dạng vay thương mại rồi...
Và ODA thế hệ mới thì mở rộng cho cả các tỉnh, cả các tập đoàn nhà nước được tiếp cận bằng cách Chính phủ vay về cho vay lại. Lãi suất và tiền gốc do tỉnh tự cân đối ngân sách, tự bố trí nguồn lực để trả. Chính phủ (thông qua Bộ Tài Chính) bảo lãnh khoản vay...
Tỷ lệ được vay lại tùy theo từng tỉnh. Như Hà Nội và TP.HCM được vay lại 100%; các tỉnh thành góp ngân sách cao như Bình Dương, Bắc Ninh vay lại 70%; Khánh Hòa, Đà Nẵng 50%.... các tỉnh nghèo thì có khi tỷ lệ chỉ còn 10% (Xem Quyết định số 990/QĐ-BTC ngày 7/6/2022 của Bộ Tài chính)...
Đối với các tổ chức như WB và ADB thì họ quy định Nhà thầu tham gia đấu thầu phải có quốc tịch các nước thành viên tổ chức, không nằm trong danh sách cấm đấu thầu (black list), không nằm trong danh sách cấm vận của Liên hợp quốc (sanction list)...