Bác anhtuan phản biện rất thú vị, nhưng em e là bác hơi quá nhời hoặc giả bác làm bên GT nên bị chạm tự ái
heheee
em "thay mặt" bác Cu, thử trả lời bác
Bác này viết về hiện tượng VN thì có nhiều cái đúng nhưng cũng có nhiều điểm NỔ để câu khứa vì bác làm Tư vấn em thử nêu vài điểm
1- Bác nói trong 12 - 18 tháng bác giải quyết 80% là nổ
chỗ này bác dìm hàng bác Cu để thêm phần thuyết phục chăng, thú thật em chưa thấy liên quan lắm sao bác Cu lại
cần câu khách???
Bác làm em phải google cái tên Cty Devitec (hóa ra chính bác câu khách giúp bác Đồng
) tất nhiên consulting nghĩa là tư vấn, nhưng lĩnh vực của bác Cu này hoàn toàn khác chả liên quan gì đến giao thông (solar heating, waste treatment...). Em cũng thấy 12-18 tháng mà giải quyết được 80% tắc đường ở HN và SG thì hơi lạc quan, tuy nhiên bác ý có nổ nữa cũng không ai quan tâm đến việc thuê bác ấy về tư vấn cho anh #
vì trong ngành nó khác, thiếu gì tư vấn. Nếu để quảng cáo cho sản phẩm công ty bác ấy bằng bài viết này thì hiệu quả có lẽ cũng không hơn là mấy... chuyện bên lề, thôi cứ tạm cho là bác anhtuan nói đúng 1 nửa
2- Bác nói rẽ kiểu Mỹ và kiểu VN là bác không hiểu kỹ. Rẽ kiểu VN như bác nói chỉ áp dụng trong trường hợp không có đèn, phải đặt bùng binh. Rẽ thế tránh tạo xung đột đồng mức cho 2 làn xe đi thẳng. Không tin hôm này đèn chết có thằng rẽ kiểu MỸ như bác nói là cả LÀNG nằm im vì 2 làn đi thẳng bị nó chắn.
Rẽ kiểu Mỹ như bác nói thì VIệt vẫn làm với trường hợp có đèn, sẽ bỏ cái bục và mọi người chém cua ngay sang vì làn đi thẳng nói bị dừng. Hoặc có đèn cho từng hướng.
Như ví dụ của bác thì có rẽ sớm (kiểu Mỹ) hay rẽ muộn (kiểu VN) thì kiểu gì dòng xe đi thẳng chả bị chặn lại ??? rẽ sớm hay rẽ muộn đều phải chờ làn đi thẳng đi qua rồi mới được rẽ (quy tắc nhường đường bên phải, giao cắt đồng mức). Tuy nhiên rẽ sớm có 1 ưu điểm là 2 dòng phương tiện cùng rẽ trái sẽ không bị vướng vào nhau, tức là không phải chờ nhau theo cách như mũi tên đỏ em vẽ trong hình dưới. Nếu bác Tuấn đã từng lái xe ở châu Âu hay Mỹ thì bác sẽ rõ điều này. Ở bên này ngay cả ngã tư không có đèn người ta vẫn rẽ trái như thế (luật quy định) và không cần bùng binh gì cả (nhiều chỗ đèn tín hiệu GT chỉ bật ban ngày, tối muộn và đêm thường tắt).
Ngoài ra trên các trục đường chính, ngã tư có rẽ trái thường được mở rộng ra, dải phân cách bố trí lệch nhau, để có chỗ cho làn rẽ trái dừng, không ảnh hưởng đến các làn đi thẳng, em chả có chuyên môn ngành GT nhưng để ý cũng thấy cái này không khó mà VN chưa học nổi.
Các bác thử tưởng tượng nếu 2 xe containe mà cùng rẽ trái, nếu không đi kiểu Mỹ mà đi kiểu VN thì nó sẽ thế nào?
chiều dài ngã tư có đủ cho nó vòng qua nhau ko?
3- Bác ấy bảo tỷ lệ diện tích mặt bằng giao thông của nước ngoài nó gấp 3 trong khi số lượng xe cá nhân gấp 20 - 30 lần là sai. Bác thử tính xem HCM có khoang 8 triệu dân, HN khoảng 6 triệu có hộ khẩu chưa kể vãng lai vào dạng siêu đô thị rồi, Nga, Mỹ chỉ có vài thành phố to hơn thôi, nhưng diện tích thành phố của nó thì gấp nhiều lần.
Cái này em nghĩ bác nói cũng có lý, ở chỗ, có vẻ như bác Cu lấy số liệu thống kê cho cả quốc gia chứ không phải tính riêng cho mỗi TP như HN hay SG và hình như mới chỉ có ô tô chứ chưa tính thêm xe máy!
Tuy nhiên bác định lấy diện tích hạ tầng (? km2 đường?) theo đầu dân ra so thì cũng chưa được cụ thể lắm, vì đây đang bàn đến số đầu phương tiện GT và số km2 đường trên tổng diện tích, em có số liệu
này hay hơn
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, thành phố hiện có khoảng 3,7 triệu mô-tô, xe máy và gần 380.000 xe ôtô. Đó là chưa kể có khoảng 50.000 phương tiện vãng lai
Trong ngành GT có phép tính nào cho phép hoán đổi bao nhiêu xe máy thì bằng 1 ô tô khi ra đường không? em tạm cho là cứ 4 xe máy thì chiếm diện tích = 1 ô tô lúc tắc, như vậy suy ra HN hiện có khoảng 1,4 triệu ô tô.
Diện tích tự nhiên của "HN mới" là hơn 3 nghìn km2, của "Hà Nội cũ" (
số liệu năm 1991) là gần 1.000 km2.
Thử so sánh nhé: thành phố Munich của Đức,
rộng có 300 km2, số ô tô là khoàng 750.000 chiếc, chưa kể vãng lai, là nơi
đứng thứ 2 trong các tp của Đức về mức độ hài lòng của người dân trên phương diện GT.
Tổng hợp thử nhé,
Hà Nội (chưa tính diện tích mở rộng): dân số nội thành cỡ
3,5 triệu người, số ô tô tương đương
1.400.000 xe, diện tích tự nhiên
1.000 km2
Munich: dân số
1,3 triệu người, số ô tô
750.000 xe, diện tích tự nhiên
300 km2
Vì chưa rõ tỉ lệ số km2 đường trên diện tích tự nhiên, chưa xét GT công cộng các loại, nên chưa thể đủ cơ sở để so sánh, nhưng rõ ràng bảo bé thì HN không bé, chật thì không chật, so với Munich nó đông dân gấp 3 nhưng rộng cũng gấp 3, và số ô tô thì chỉ gấp đôi
4- Ở nước ngoài người ta hạn chế tối đa giao cắt đồng mức. Tức là hai làn xe xung đột. Vấn đề này được giải quyết bằng hệ thống cầu vượt hoành tráng.
Trong đô thị, ngoài hệ thống cầu vượt, hầm chui (không phải dễ làm) em nghĩ giao cắt đồng mức còn có thể hạn chế (và ngay tức thì) bằng cách điều chỉnh
thêm nhiều tuyến đường 1 chiều. Em qua mấy nơi như như Vienna, Roma, hoặc chật hẹp như Napoli... họ đều làm rất nhiều đường 1 chiều, như vậy cực ít ngã 3 ngã tư phải giao cắt theo kiểu rẽ trái cắt với đi thẳng của chiều đối diện. Bác nào trong ngành phân tích hộ em,
tại sao Hà Nội không thể áp dụng ???
Cái cuối cùng, thì rõ là ý thức kém, dân trí thấp, khỏi phải bàn
Bạn của bác Việt Kiều gì mà về còn phạm lỗi cơ bản là đi sai làn thì em thua, mấy thằng Tây học theo thói xấu ở VN là do "gần mực thì đen"
Người Việt ra nước ngoài đi đứng tử tế là nước nào thì em không biết chứ em đố bác nào đang ở VN chưa bao giờ lái xe ở Đức mà dám cầm vô lăng ra đường đấy, các bác đi 1 ngày ở Berlin mà không bị nó đâm hoặc không đâm vào ai thì em bé bằng con kiến
Có đi tử tế được vào mắt vì ở VN có ai dạy cách đi tử tế đâu