Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Đầu thời Nguyễn, một số dân cư Trung Quốc đánh bắt được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống.
Ngọn Hải đăng ngày nay giúp ta tưởng tượng phần nào viễn cảnh xưa.
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.
Khi đó cỏ cây hoang dại, mọi thực vật trên hoang đảo đều tự cố sinh tồn để gắng tìm được ánh sáng lẻ loi luôn bị che khuất.
Trước năm 1978, quần đảo Cô Tô - Thanh Lân là vùng đảo sầm uất, dân số đông tới 6740 người. Trong đó có 545 hộ, 3200 người, 1424 lao động sống bằng nghề nông nghiệp, 548 hộ, 3141 người, 1236 lao động sống bằng nghề đánh bắt cá. Nửa cuối năm 1978, người gốc Hoa về Trung Quốc, trên đảo chỉ còn lại 10% dân số, mọi hoạt động sản xuất suy giảm.
Đến nay, nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu của bà con vẫn là tìm và nhặt nhạnh ven bờ bất kể thứ gì có thể,...
Và cũng vừa chỉ vài ngày trước đây, khi bị trôi dạt vào Cô Tô, tuy đói, nóng, chia nhau từng ca nước ngọt, chỉ để uống, không được tắm,...
Nhưng thật tuyệt vời vì dù sao Ô Phở nhà ta đã đặt dấu chân trên mảnh đất hoang dại nhưng kỳ vĩ này.