- Biển số
- OF-99467
- Ngày cấp bằng
- 10/6/11
- Số km
- 2,919
- Động cơ
- 443,894 Mã lực
Em cũng thế, chả thích uống rượu mà cả xã hội cứ thích uống
Vâng uống tới tầm thì ko nói.Em chỉ uống tới thôi.ko để say mất ngon.bữa sau còn hứng mà chiến hiii
Về quê mà cứ như cái bôi đậm í thì sống thôi chứ chết sao nổi cụ.Nhiều lúc cũng khó lắm cụ à.
Khích bác ko nói mà kiểu ae họ hàng gần xa. Cứ phải có chén rượu như kiểu miếng trầu là đầu câu chuyện ấy cụ à
Cụ chả bù cho em, về nhà vợ mỗi dịp có giỗ chạp em dọa cho cả họ sợ xanh mắt mèoXin cụ
E thật chứ nhiều lúc về quê vợ. Mọi ng cứ đè ra uống.
Ko uống thì ko nể lọ nể chai.
Mà uống thì chắc 2-3 ngày sau ngửi thấy rượu là e buồn nôn
Uống thế xong chắc nhập viện cụ nhểnói thật em cũng chả máu me uống rượu cơ mà lâu lâu ko gặp bạn bè, anh em làm mấy chén nó cũng buồn ! chưa uống thì háo hức lúc uống say thì chỉ nghĩ thề ko bao giờ uống nữa.... bla bla....xong rồi vẫn cứ chiến tiếp !
ps : ko biết có bác nào cao thủ uống hết 1 chai vodka men to chưa ? uống một hơi ấy ạ !
chuản lémCụ chủ uống được thì uống , không chịu được nhiệt thì cứ mạnh dạn từ chối . Người tử tế không ai ép quá thô lỗ đâu . Còn với sâu rượu , chí phèo khích bác thì cứ kệ mịa chúng nó , vì chúng nó có tỉnh như người đâu .
Từ chối mà không uống thì kiểu gì cũng lạc lõng một mình một mâm. Mà đồng ý đưa chén rượu lên uống thì kiểu gì cũng bị ép cho say bét nhè.Tốt nhất cụ cứ ở nhà nhưng nếu có người trách khó gần thì cụ phải chấp nhân thôi.
cụ nói chuẩn quáNói về rượu thì trong mấy chục năm trở lại đây nó chia làm các giai đoạn sau, các Kụ xem đúng không hềy:
- Trước 1986
Chủ yếu là uống rượu trắng (cuốc lủi) với dăm đồ nhắm dân dã : lạc rang, đậu rang
Tết nhất thì có tí chân giò măng, vài chai rượu màu (Chanh, mơ, càphe ...) là quý kinh điển luôn
Dân tình vẫn uống rượu, vẫn say nhưng không tràn lan và phổ biến, đơn giản vì bữa cơm còn đói bỏ ẹ ra, sức đâu mà nốc rượu
- Từ 1986-1990
Đất nước trở mình, bắt đầu có sự phát triển quan hệ kinh tế tư nhân, cần sự giao dịch
Cái gì lúc đó là quý nhất để tỏ thiện chí với nhau: Miếng ăn, miếng uống
Thế là rượu và nhậu lên ngôi dần
Chủ yếu rượu lúc này vẫn là nút lá chuối, sang sang thì xài đến Bờ lách la ben
Từ năm 1990 đến những năm 2005
Đây là đỉnh cao của thời kỳ làm gì cũng phải nhậu, phải uống rượu
Không biết uống rượu, mời rượu coi như không làm được gì cả, không quan hệ kinh tế, không hợp đồng
Vì sao?
Vì một lý do phũ phàng:
Độ tuổi làm ăn khi đó (25-30-45) được sinh ra và lớn lên thời kỳ chiến tranh, rồi bao cấp: đói, thèm món ngon, và lúc đó khi văn hóa nhậu, các món nhậu ùa từ miền nam ra, họ ngây ngất, họ tận hưởng lạc thú ăn thịt, uống rượu một cách mạnh mẽ nhất, hết mình nhất, bù đắp nhất
Đây là hệ quả tất yếu của 1 xã hội vừa bước ra khỏi thời kỳ ĐÓI KHÁT
Thoái trào
Nói chính xác, sự ăn nhậu cũng đã bươc vào kỳ thoái trào
Những năm 2010 đến nay, các bãi bia không còn đông nghìn nghịt, trong các bàn rượu, không còn chuyện cấp dưới ép cấp trên uống, cấp trên ép cấp dưới uống phũ phàng như trước
Vì sao?
Những con người thuộc nhóm tận hưởng bù đắp hiện đã vãn nhiều với 2 lý do duy nhất:
- Về hưu, nghỉ không tham gia quan hệ nữa
- Ung thư gan chết vì uống rượu phũ
Những người đang đứng đầu các giao dịch quan hệ ngày nay, sự trao đổi lợi ích nó xa hoa xa xỉ hơn nhiều, và người ta đã no cơm ấm cật từ lâu, miếng ăn miếng uống không còn là sự thèm khát nữa, đó chỉ là lễ nghi cho dù là chivas 25 hay gì gì đi thì cũng vậy
Họ còn biết phải giữ sức khỏe để giữ quyền lực, giữ vị trí, giữ lợi ích kinh tế và để hưởng thụ một cách tinh tế xa hoa
Những năm 2015 này, uống rượu phũ phàng chỉ còn dạt về các cơ quan tỉnh lẻ, cộng đồng ăn không ngồi rồi nát rượu làng quê