Em xin tóm tắt nội dung mà em nghe hiểu:
1. Chị quay clip chắc vì hoàn cảnh kinh tế nên đi nước ngoài làm việc ( Đài Loan gì đó ) được khoảng 2-3 năm thôi. Vẫn nhắc đến bố, nên chưa chắc là ly hôn, có khi 2 vợ chồng cùng sang NN. Con gửi ông bà nuôi từ lúc đi, mẹ nhớ con đưa con sang chơi, sang nuôi, cho đi học ...
Đi làm thì nhiều kiểu lắm, ko nên nhấn mạnh vào nghề gì ( làm ca, bán hàng ăn ... ) nhưng đi làm về muộn, tầm 11h đêm trở đi và con biết điều này.
2. Đặc điểm người mẹ: qua lời lẽ thì chị này cũng khá quan tâm tới rèn dũa con, ko bỏ mặc con, lúc ở VN cũng từng roi vọt để dạy con, .. tuy nhiên chị này ở vào hoàn cảnh khá khó để quan tâm hơn đến con, cũng như cách rèn con chưa tới nơi, đang có dấu hiệu bế tắc và chuyện cháu bé lớn lên lệch lạc là hoàn toàn có thể.
Nổi bật nhất là chị ta hay dùng phép "doạ" : "roi vọt" "đừng làm mẹ cáu" "chẳng ai nuôi con vì con hư" ... nhưng chị này "doạ" ko có tác dụng, nếu như chỉ dừng ở lời nói. Cháu bé cũng sẵn sàng thách thức "mẹ làm đi", "ai cần mẹ nuôi", "mẹ cứ bỏ con ra đường đi"... Các cụ mợ đừng nhầm là cháu bé ko sợ những điều đó. Nó sợ đấy, nhưng nó đang đánh liều thách mẹ, xem mẹ có dám làm 1 trong những điều đã "doạ" ko. Và quả thực người mẹ ko dám làm những điều đã doạ suông.
hoặc nhận định "con học dốt nhất lớp" "con hư thể ai muốn dạy con" "con đi học bằng thừa" "con trẻ con mà điêu" ... và nói đạo lý, lý lẽ cao siêu ... khi con đang mất bình tĩnh ( thì bằng thừa ). Nhận định, phân tích như vậy là khiến con càng ghét đi học, bất cần đời.
3. Tôi cũng biết nhiều trường hợp như thế này, ngay tại VN, người mẹ có điều kiện kinh tế và khả năng kiếm tiền tốt hơn chị này gấp cả nghìn lần, vẫn rơi vào hoàn cảnh tương tự, thậm chí còn bi đát hơn khi con chị ấy lấy vợ sinh cả mớ con và tất cả trở thành gánh nặng cho chị ấy. Chị ấy luôn có suy nghĩ mình còn sức thì còn ko sao, mình mà ốm ngã ra thì cơ ngơi đồ sộ cũng ko đảm bảo tương lai cho cậu con trai ... và cuối cùng tìm tới tâm linh ( ko giải quyết được gì cả )
Một điểm chung giữa 2 chị : đó là suy nghĩ vì mình ít thời gian dành cho con, nên muốn yêu thương chiều chuộng ( và cả tiền nếu có nữa ) để bù đắp thiếu thốn tình cảm của con mình. Trong khi dạy con thì rất ko nguyên tắc.
====