- Biển số
- OF-550192
- Ngày cấp bằng
- 12/1/18
- Số km
- 6,824
- Động cơ
- 237,118 Mã lực
- Tuổi
- 37
Rất hấp dẫn. Vodka cụ. Chúc gd mạnh giỏi.
Mai em đi mua mắm cao đạm để dành sẵn!Nhớ cuối tháng 3 năm ngoái . CEO gặp riêng tôi là nếu tôi bị nhiễm virus mà khoẻ thì vẫn phải đi làm vì sản phẩm của máy mà tôi đứng xem chừng rất cần thiết cho xuất khẩu .
Tôi không biết các sản phẩm có quan trọng gì mà từ khi vào chỗ làm mới này thì ai cũng nói mỗi con ốc có thể cả ngàn đô la bán cho TQ . Trong lúc Apple than là Mỹ không thể sản xuất ốc vít mà Apple cần . Đúng là cả 2 nước cần có nhau nhưng lại "đấu tranh" với nhau .
Và rồi cuối tháng 4 thì tôi bị nhiễm virus khi đang họp ở 1 khoảng trống . Ai cũng mang khẩu trang và đứng xa nhau . Không hiểu vì sao tôi lại bị nhiễm . 7 chúng tôi trong lúc đó chỉ có 2 bị virus hành . Tôi thì hành không đáng ngại vì chỉ có đau họng và nhức đầu . Mấy ngày sau kết quả gởi về là dương tính nhưng lúc đó triệu chứng đã qua và cảm giác như "không có chuyện gì xảy ra". Triệu chứng chỉ hành đúng 2 ngày .
Cái cảm giác bị hành lúc đó lạ , hơi mệt, nhưng cuống họng đau rất lạ mà chỉ muốn không còn có nó . Ăn uống thì trôi qua như không có nó . Một cảm giác rất kỳ lạ . Nhức đầu cũng vậy, nó ong ong chưa từng có .
Rồi cả nhà 2 ngày sau bị và cũng qua mau . 3 đứa nhỏ có triệu chứng nhẹ hơn . Út thì gần như phớt qua . Sau đó tôi hay đùa là nhờ có ăn nước mắm nên con virus này không hành hạ nhiều như bọn Trắng . Vụ đùa nước mắm lan truyền trên Internet khá nhiều .
Cũng nhớ đầu tháng 4 đó, gia đình tôi quyết định không đi chợ . Chỉ order online mà dùng . Order thì cũng tức cười là phải phân đồ . Đồ đem vào nhà thì mang găng tay đem và để chỉ đúng 1 chỗ . Từ chỗ đó lựa chọn và bỏ bao bì cẩn thận để tránh virus . Đúng là quá kỹ . Ấy thế mà cuối tháng 4 thì bị dính . Sau đó cảm thấy "tự do" hơn và bắt đầu đi chợ khi cần thiết để bổ sung chất xanh tươi liên tục .
Bạn trai của chị Hai cùng gia đình đi nơi khác rất xa . Chị Hai khóc như mưa vì biết khó lòng thăm nhau trong lúc bùng dịch và "xa mặt cách lòng". Từ nhỏ đến lớn thì chị Hai (như bao trẻ bình thường khác) đã quen với việc các bạn lần lượt move đi xa . Nhưng lần này hơi đặc biệt .
Để cho con cái quen với việc di chuyển xa thì Trang và tôi luôn khuyến khích nghĩ về những đại học xa . Chị Hai chọn "đại học làng" vì không muốn xa gia đình và các ông bà . Tôi hiểu tình cảnh của con nên không có ép . Chị Ba giờ cũng nghĩ đến "đại học làng" trong tương lai gần . Vậy là có chút buồn nhưng cũng vui vì trong thâm tâm cha mẹ nào cũng muốn gần con nhiều chừng nào tốt chừng đó .
Vẫn vậyCụ Su tiếng Anh đã khá hơn chưa?
Chị Hai nói song ngữ thì chắc chắn Cụ cũng học được ít nhiều?
Có vẻ ở Mỹ chỉ hóm 5% nào đó ít thấy là có động lực lớn, 95% còn lại thì XH "xào xáo" với nhau . Di dân thì cạnh tranh với 95% đó . Lịch sử các dòng di dân thì bao giờ cũng tạo ra "động lực" cho XH . Không có di dân thì chắc nhiều bộ lạc vẫn cứ vậy ngàn năm không thay đổi . Chỉ mong con cháu ít bị ảnh hưởng bởi "xào xáo" XH .Thế mới thấy mô hình ở đâu cũng có trường chuyên. Tình hình chung là dân bản địa ở các nơi thì thường không ép con, trẻ con cũng ít thích tranh đua vì không có động lực. Dân nhập cư thì nhiều động lực hơn dẫn đến có khả năng vào được đại học tốt hơn. Ra trường có nghề tốt hơn. Sau vài chục năm thì lại là cái cớ để đám cực hữu, quốc gia chủ nghĩa tuyên truyền là bị cướp mất việc.
Thớt của cụ chủ viết dạng tự truyện cụ ạ.Theo em mm nên sắp xếp bài vào chuyên đề nào đấy về gia đình. Chứ ai chả phải nuôi con ăn học phải không ạ ?