1 công đoạn xử lý nước ngầm là ô xy hoá để 1 số chất hoà tan lắng đọng rồi qua khâu lắng để lấy nước trong!
Nhà bác nào có giếng khoan (để lấy nước ngầm) cứ lấy 1 chậu nước vừa bơm lên (vào mùa khô thì trông khá trong) để 1 lúc sẽ thấy nước dần vẩn đục. Đó là những chất hoà tan (chủ yếu là sắt, rồi nhôm và ở ku vực HN, đặc biệt là khu cực Tam Trinh có lượng Asen rất cao) bị ô xy hoá và kết tủa.
Ở các nhà máy nước họ cho nước phun mưa (chẳy qua dàn phun) để hấp thụ ô xy trong không khí, do thời gian xử lý khá ngắn nên chỉ 1 phần chất hoà tan được ô xy hóa, kết tủa và được lọc, phần còn lại nếu được tích lâu trong bể (ngầm) vẫn tiếp tục lắng rồi bám vào thành và đáy bể. Khi vệ sinh cọ rửa thì chúng mới bị "tan" trở lại nước, bình thường nước sẽ chẳng có mầu quá bẩn như vậy!
Nước mặt thì có phù sa, còn lượng sắt, asen,... hoà tan sẽ ít hơn. Nước mặt sông Hồng, (và nhà máy sông Đuống hình như cũng là nước sông Hồng) có lượng phù sa cao hơn nước sông Đà rất nhiều, vì khi đổ vào hồ chứa sông Đà phần lớn phù sa bị lắng đọng. Nhược điểm của nước sông Đà hiện nay là đang bị nhiễm bẩm mỗi lần vỡ ống làm bùn đất lọt vào nước,...!