[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

nuocnga173018

Xe buýt
Biển số
OF-343064
Ngày cấp bằng
17/11/14
Số km
502
Động cơ
527,832 Mã lực
KKK!

NÓ của bác là tóc đen ( Việt ) hay tóc vàng, tóc hạt dẻ đới??? b-) b-) b-)

Nếu mà NÓ là loại thứ 2 thì cũng ghê răng ra phết - không kém loại thứ nhất chút nào!:)):)):))
NÓ là sư tử hà đông mình cụ ạ. Học sau em mấy khoá. Mà ngày còn sinh viên, như con mèo con ấy, chả biết NÓ biến thành sư tử lúc nào chả rõ...
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
NÓ là sư tử hà đông mình cụ ạ. Học sau em mấy khoá. Mà ngày còn sinh viên, như con mèo con ấy, chả biết NÓ biến thành sư tử lúc nào chả rõ...
Hồi trước tôi nghe nói Nga không có người nước ngoài xin việc ở đó, ngoại trừ mấy nước Liên Xô cũ. Nghe như bác nói thì người VN sau khi học xong đại học ở Nga thì cũng được phép xin việc ở Nga à? Sau bao năm thì được xin thẻ xanh? Còn quốc tịch Nga thì chắc khó phải k?
Số lượng sinh viên VN mình học ở Nga nhiều không bác? Và thường tập trung những ngành nao?
Sau khi học xong ở lại Nga làm việc có nhiều k? và thường làm ở những ngành nào? Ngành nào dễ xin việc nhất?

Người VN mình ở đó phần lớn đã chuyển sang đi học đi làm chưa? hay phần lớn vẫn là dân buôn bán? Mong là số lượng những người đi học đi làm như bác và gia đình ngày càng tăng lên, thì mới cải thiện được hình ảnh trong mắt dân Nga
 
Chỉnh sửa cuối:

Kasparov

Xe buýt
Biển số
OF-449746
Ngày cấp bằng
31/8/16
Số km
956
Động cơ
215,795 Mã lực
Tuổi
40

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Đây là những tài liệu nói về việc Nga bán nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ, tiếng Anh (link), tiếng VN cả link và bài. Ai có nhiều thông tin hơn về việc Nga bán nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ thì đưa lên nhé. Ngoài ra cũng nói về chiến lược của bộ năng lượng Mỹ, đang tìm cách đánh đổ vai trò thống trị của Nga trên thị trường năng lượng hạt nhân thế giới (Nga nắm 2/3 thị trường), cũng như ngăn chặn vai trò đang lên của TQ trong lĩnh vực này, bằng các biện pháp đe dọa, ngoại giao và trừng phạt

Cuộc cạnh tranh về năng lượng nguyên tử
BẠCH DƯƠNG (Biên dịch)
Thứ Sáu, 24-07-2020, 12:11

Từ nhiều thập niên trước, Mỹ được xem là quốc gia xuất khẩu năng lượng hạt nhân hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay, nước này lại phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ một số quốc gia khác, trong đó có Nga và Trung Quốc, khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần “đứng ngồi không yên”.

Mỹ mất vai trò “cầm trịch”


Theo Reuters, Mỹ dường như đã mất đi lợi thế cạnh tranh của “một nhà lãnh đạo toàn cầu về năng lượng hạt nhân”, trong khi Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang nỗ lực vượt lên.Mới đây, tờ Quan điểm của Nga cho biết, là nơi sáng lập ngành năng lượng hạt nhân, đến nay Mỹ có nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã ngừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Từ năm 1996 đến nay, chỉ có một tổ hợp năng lượng hạt nhân được xây dựng, nhưng không phải xây mới từ đầu, mà chỉ là nâng cấp từ cơ sở cũ. Trong bối cảnh việc mất đi vị thế “thống lĩnh” trong lĩnh vực này có thể đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của “xứ cờ hoa”, Bộ Năng lượng Mỹ khẩn trương đề xuất chiến lược khôi phục vai trò “cầm trịch” của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Dù vậy, giới chuyên gia nhận định, Mỹ đang vấp phải vấn đề với việc tự sản xuất urani, cụ thể hơn là việc làm giàu urani và tự mình xây dựng nhà máy hạt nhân mới. Theo thống kê chính thức, năm 2018, các công ty nước ngoài tham gia làm giàu 52% lượng urani cho Mỹ, 48% còn lại do công ty của Mỹ thực hiện. Song nhiều khả năng đây lại là một thủ thuật thống kê, bởi các công ty của Mỹ thật ra chỉ là “vỏ bọc” của một nhà máy châu Âu (thuộc Tập đoàn URENCO) được xây dựng trên lãnh thổ Mỹ. Người Mỹ không có quyền tiếp cận các công nghệ được lắp đặt tại nhà máy này. Đã có thời điểm, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) cũng có ý định xây dựng một nhà máy làm giàu urani ở Mỹ.

Để sản xuất nhiên liệu hạt nhân, việc khai thác urani là chưa đủ mà Mỹ cần mua thêm urani. Lượng urani khai thác ở Mỹ đã giảm một cách đáng kể xuống chỉ còn từ 5 - 10%. Công đoạn tiếp theo là làm giàu urani, rất tốn kém và phức tạp về mặt công nghệ. Một công ty làm giàu urani phải có công nghệ và thiết bị tinh vi. Gần như ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ của Nga để làm giàu urani. Hằng năm, khối lượng urani từ Nga xuất sang Mỹ liên tục tăng.

Thông thường sau khi làm giàu, urani sẽ được chuyển sang trạng thái phù hợp để có thể chế thành thanh nhiên liệu hạt nhân. Công ty Westinghouse của Mỹ, nơi sản xuất nhiên liệu hạt nhân, phải phụ thuộc vào các dịch vụ làm giàu urani, trong đó có các dịch vụ do Nga cung cấp, cho dù Westinghouse đang cố gắng thay thế nhiên liệu của Nga. Theo báo cáo năm 2019 của Bộ Năng lượng Mỹ, hiện nước này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung urani từ nước ngoài, mà phần lớn trong số đó đến từ các công ty “con” của Rosatom (Nga). Trong khi đó, Mỹ không chỉ dần đánh mất khả năng tự khai thác urani và năng lực làm giàu urani trên quy mô thương mại, mà còn tụt hậu so với Nga trong việc xây dựng các lò phản ứng.


Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ cũng gần hết hạn sử dụng, khiến thị trường Mỹ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty hàng đầu của Nga và châu Âu, thậm chí là cả Trung Quốc - quốc gia đang gia tăng sức mạnh trên thị trường này. Thông tin từ Rosatom cho biết, Nga đang tích cực xây dựng các nhà máy điện hạt nhân của mình tại nhiều khu vực trên thế giới. Danh mục đơn đặt hàng từ nước ngoài dành cho Nga trong thời gian 10 năm tới có giá trị lên đến 140 tỷ USD. Ưu điểm của Rosatom trên thị trường thế giới là phía Nga sẵn sàng đảm nhiệm mọi khâu, từ xây dựng đến tài trợ tín dụng, cung cấp nhiên liệu, đào tạo chuyên gia địa phương, sửa chữa, cuối cùng là xử lý nhiên liệu hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động của lò phản ứng (từ 40 - 60 năm).

Cạnh tranh khốc liệt

Giới chức Mỹ nhiều lần kêu gọi chính quyền nước này để mắt tới Nga và Trung Quốc, bởi từ lâu Nga đã vượt Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân khi xét tới một số mục tiêu, đặc biệt là thương mại, trong khi Trung Quốc có những bước phát triển nhảy vọt. Trên thực tế, không phải đến nay Mỹ mới tụt hậu so Nga trong lĩnh vực hạt nhân. Gần ba năm trước, hai công ty chuyên sản xuất urani của Mỹ là Energy Fuels và Ur-Energy cảnh báo tỷ lệ urani mà Mỹ tự sản xuất đã giảm mạnh. Họ đề nghị Tổng thống Donald Trump đặt ra hạn ngạch 25% cho urani có nguồn gốc từ Mỹ và áp thuế đặc biệt đối với urani nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, ông Trump từ chối áp đặt các hạn chế, thay vào đó thành lập một nhóm chuyên gia về nhiên liệu hạt nhân, có nhiệm vụ làm rõ về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong ngành công nghiệp hạt nhân.

Theo TASS, Trung Quốc đang xây dựng nhiều lò phản ứng trên lãnh thổ của nước này hơn bất kỳ quốc gia nào khác, trong khi các công ty hạt nhân bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế ở Pakistan, Argentina và Anh. Theo thống kê, Trung Quốc đã xây dựng 48 tổ máy, trong đó 45 tổ máy được xây dựng trong 20 năm qua và không định dừng lại. Trong khi đó, Tập đoàn Rosatom xuất khẩu lò phản ứng cho các nhà máy ở Đông Âu, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhắm tới các thị trường khác ở Trung Đông và châu Phi. Trong bối cảnh đó, nhằm lấy lại vị thế của mình, chính quyền Mỹ từng bước triển khai các quyết sách mới. Đối với Trung Quốc, trong lĩnh vực hạt nhân, Mỹ đang hành động một cách rất quyết liệt. Đây là xu hướng chung của cuộc “so găng” căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực nguyên tử mà còn cả chính trị, kinh tế, ngoại giao... Mặt khác, năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, theo nhiều hướng khác nhau, và dự báo Trung Quốc sẽ sớm trở thành đối thủ của Mỹ.

Đối với Nga, Mỹ từ lâu bí mật tìm cách kiềm chế các nhà sản xuất năng lượng nguyên tử từ Nga, ngăn không để họ chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Mỹ. Thí dụ, khác với Tập đoàn URENCO của châu Âu, Rosatom không được phép xây dựng nhà máy làm giàu urani tại Mỹ. Tiếp đó, lượng urani đã làm giàu mà Nga có thể cung cấp cho Mỹ từ lâu bị giới hạn ở mức 20% nhu cầu urani của Mỹ. Đó là lý do tại sao Tập đoàn URENCO đang thực hiện việc làm giàu gần 50% nhu cầu uranium của Mỹ, trong khi Nga chỉ chiếm 20% thị phần. Chưa hết, Bộ Năng lượng Mỹ còn đang yêu cầu cắt giảm hạn ngạch này kể từ năm 2021.
Giới phân tích nhận định, điều đáng nói là Mỹ đưa ra những hạn chế kể trên từ trước khi áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga năm 2014 (khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga), trong khi chính Mỹ lại theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa và tự do hóa thị trường trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá, kết quả là Nga chỉ được phép cung cấp lượng urani làm giàu theo đúng Thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Mỹ ký ngày 18-2-1993 về tái chế urani. Lượng urani còn lại phải chịu thêm thuế nếu xuất khẩu. Sau đó, Mỹ áp đặt hạn ngạch 20% đối với urani làm giàu từ Nga. Hiệu lực của các hạn ngạch này sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Giới chuyên gia cũng nhấn mạnh, Mỹ lo lắng Rosatom sẽ sớm hoàn thành dự án mang tên “TV-Kvadrat” nhằm phát triển các tổ máy sản xuất nhiên liệu cho các lò phản ứng theo thiết kế của châu Âu, dự kiến được sử dụng cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ.

Về lý thuyết, từ năm 2021, Nga có thể đàm phán tăng nguồn cung urani đã làm giàu cho Mỹ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có cho phép Nga làm điều đó hay không, bởi Washington đã không cho Nga cơ hội tương tự kể từ những năm 1990 đến nay. Trong báo cáo của mình, Bộ Năng lượng Mỹ đã kêu gọi gia hạn hợp đồng với Nga, song yêu cầu giảm hạn ngạch.
Do đó, việc Nga và Trung Quốc tăng cường phát triển kho năng lượng hạt nhân đang khiến chính quyền Mỹ “đứng ngồi không yên”.

__________________________________________________________________________________

Tham vọng của Mỹ muốn “hất cẳng” Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân
Bộ Năng lượng Mỹ đã có tờ trình yêu cầu chính phủ cho phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu uranium của Nga, đây là một phần trong chiến lược khôi phục lại vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ hạt nhân đang do Nga nắm giữ.

Theo đó, gần đây Mỹ đã phát triển một chiến lược để “hất cẳng” Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế để trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đồng thời, Mỹ sẽ hành động theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Dưới đây là nhận định của các chuyên gia thuộc hãng tin RIA Novosti về những biện pháp cụ thể nào đang được dự kiến và mức độ thực tế của những kế hoạch này.

“Vị thế của nước Nga vĩ đại”

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Dan Brouillette cho biết, sự suy giảm của cơ sở công nghiệp Mỹ về năng lượng hạt nhân trong vài thập kỷ qua đã gây nguy hiểm cho lợi ích và an ninh quốc gia.

Do đó, một tài liệu do Bộ Năng lượng Mỹ biên soạn lưu ý, chính phủ sẽ cần chấm dứt sự phụ thuộc vào việc làm giàu uranium ở nước ngoài và thâm nhập vào các thị trường, nơi các công ty nhà nước Nga hiện đang thống trị.

“Nga đang tăng cường ảnh hưởng chính sách kinh tế và đối ngoại trên toàn thế giới, với các đơn đặt hàng nước ngoài cho các lò phản ứng trị giá lên tới 133 tỉ USD. Moscow sẽ tài trợ kinh phí cho việc xây dựng hơn 50 lò phản ứng ở 19 quốc gia”, các tác giả cho biết.


Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc). Thị trường lò phản ứng hạt nhân thế giới trong 10 năm tới ước tính khoảng 500-740 tỉ USD.

Theo các báo cáo, Bộ Năng lượng Mỹ đã đề xuất hành động theo bốn hướng. Đầu tiên là tăng cường năng lực khai thác, xử lý uranium và khôi phục toàn bộ chu trình nhiên liệu hạt nhân. Được biết, ngân sách cho năm 2021 sẽ cần dành 150 triệu USD cho việc mua uranium khai thác ở Mỹ và hình thành một khu dự trữ nguyên liệu hạt nhân của nhà nước.

Không có nền tảng vững chắc

Hai hướng tiếp theo là sử dụng các sáng kiến và đầu tư công nghệ của Mỹ để tăng cường vị thế lãnh đạo của Mỹ trong các công nghệ hạt nhân thế hệ tiếp theo và đảm bảo sự phát triển nhanh chóng ngành năng lượng hạt nhân, bao gồm, các công ty khai khoáng, thành viên tham gia vào chu trình nhiên liệu và các nhà cung cấp lò phản ứng.

Theo các chuyên gia, các công thức mơ hồ nhằm che giấu thực tế rằng cơ hội vượt qua khoảng cách công nghệ từ Nga trong lĩnh vực hạt nhân gần như bằng 0.

Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ phải đối mặt với những vấn đề này từ những năm 1980. Trong lịch sử đã xảy ra rằng uranium được làm giàu ở Mỹ bằng cách sử dụng công nghệ khuếch tán khí không hiệu quả và đắt tiền, trong khi ở Liên Xô là máy ly tâm cần ít điện hơn 50 lần.


Do đó, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng uranium làm giàu của Nga vì nó rẻ hơn 12 lần. Các hợp đồng mua bán được bắt đầu bởi công ty chuyên xuất khẩu vật liệu và nhiên liệu hạt nhân “Techsnabexport” của Liên Xô vào năm 1987, và không ngừng tăng lên.

Sự dư thừa của uranium làm giàu thấp của Liên Xô đã nhanh chóng cạn kiệt, nhưng nhờ giảm kho vũ khí nguyên tử, Nga đã sản xuất 500 tấn uranium (loại rất giàu uranium) được chiết xuất từ đầu đạn hạt nhân đã tháo dỡ. Sau đó, có một ý tưởng để “pha loãng” nó và biến nó thành nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Vào những năm 1994, Nga và Mỹ đã ký hợp đồng chuyển đổi 500 tấn uranium cấp độ vũ khí thành nhiên liệu cho các nhà máy điện (công nghệ này được phát triển bởi các chuyên gia từ Nhà máy điện hóa Ural). Năm 2013, một hợp đồng mới đã được ký kết, bây giờ là để làm giàu uranium của Mỹ ở Nga.


Rõ ràng, để chuyển sang tự cung cấp đầy đủ nhiên liệu hạt nhân Mỹ sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, cũng như giải quyết một loạt các vấn đề kỹ thuật.

“Công nghệ nguyên tử đắt đỏ”

Hướng chiến lược thứ 4 của Mỹ, quy định về việc thực hiện cách tiếp cận toàn quốc đối với việc xuất khẩu công nghệ nguyên tử hòa bình. Nói một cách đơn giản, Mỹ dự định thúc đẩy các lò phản ứng hạt nhân của mình bằng các phương pháp tương tự như áp dụng khí hóa lỏng ngày nay, thông qua áp lực ngoại giao và các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia cũng như công ty hợp tác với Nga.

Các chuyên gia cho rằng, cũng như trong lĩnh vực khí đốt người Mỹ có thể tin tưởng vào các nước chư hầu trung thành như Ba Lan và Ukraine. Trước đó, Kiev và Warsaw đã ký kết hợp đồng nhiều năm cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sẽ dễ dàng cung cấp năng lượng hạt nhân cho Washington.

Theo đó, các tổ hợp nhiên liệu của Mỹ đã có mặt tại Ukraine và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và tháng 9 năm ngoái Công ty điện hạt nhân quốc gia Energoatom của Ukraine đã ký một bản ghi nhớ với Công ty Điện lực Westinghouse (Mỹ) về các nhà máy điện hạt nhân khác.


Đồng thời, Ba Lan cũng bày tỏ mong muốn xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân trong thập kỷ tới, và không có nghi ngờ gì về việc người Mỹ sẽ nhận được các đơn đặt hàng này.

Ngoài ra, với việc sử dụng các áp lực chính trị, Mỹ có khả năng sẽ nhận được đơn đặt hàng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ả Rập Saudi. Theo các nguồn tin, Riyadh đã tổ chức đấu thầu và sau hai vòng đấu thầu, Rosatom của đang dẫn đầu. Có lẽ đây chính là điều khiến người Mỹ khẩn trương đưa ra các chiến lược về vấn đề kiềm chế Nga trong lĩnh vực hạt nhân.

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có các áp lực chính trị, “Mỹ không có cửa” để thực hiện chiến lược mới, vì trong tất cả các khía cạnh, Rosatom nằm ngoài phạm vi cạnh tranh.

Theo dữ liệu từ trang web của nhà cung cấp thông tin kinh doanh cho ngành xuất nhập khẩu Importgenius, năm ngoái Westinghouse đã bán các tổ hợp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Energoatom với mức giá 996.000 USD. Đồng thời, Rosatom đã bàn giao các tổ hợp trị giá 675 nghìn USD cho nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky ở miền Tây Ukraine với giá rẻ hơn gần một phần ba.


Trong khi đó, Công ty Điện lực Westinghouse có uranium với mức giàu 3,48-3,82% và đối với Công ty nhiên liệu TVEL (thuộc Rosatom) ở mức 3,99-4,38%, nghĩa là các tổ hợp của Nga vẫn mạnh hơn so với Mỹ. Các chuyên gia phương Tây cũng phải công nhận thưc tế sự vượt trội này của Rosatom.

Theo Tim Yeo, chủ tịch Ủy ban Nghị viện Anh về năng lượng và biến đổi khí hậu cho biết: “Đối với các công nghệ hạt nhân của Nga, chúng là đáng tin cậy nhất và đã được chứng minh. Ngoài ra, người Nga đang thúc đẩy nội địa hóa chuỗi cung ứng, cũng như cung cấp một chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho nhân viên và nhà điều hành địa phương. Các nhà cung cấp khác không thể cung cấp một gói dịch vụ như vậy”.

Trước đó, ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Về vấn đề này, chiến lược đề xuất giảm lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh quốc gia. Cụ thể, ở đây nói đến việc chống lại hoạt động của công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân TVEL thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom.


“Khả năng các doanh nghiệp nhà nước nước ngoài cung cấp chu trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân nhằm thiết lập vị thế thống lĩnh thị trường và quan hệ song phương bền vững có thể tạo ra những thách thức địa chính trị nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ”, báo cáo Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.

 
Chỉnh sửa cuối:

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Hồi trước tôi nghe nói Nga không có người nước ngoài xin việc ở đó, ngoại trừ mấy nước Liên Xô cũ. Nghe như bác nói thì người VN sau khi học xong đại học ở Nga thì cũng được phép xin việc ở Nga à? Sau bao năm thì được xin thẻ xanh? Còn quốc tịch Nga thì chắc khó phải k?
Số lượng sinh viên VN mình học ở Nga nhiều không bác? Và thường tập trung những ngành nao?
Sau khi học xong ở lại Nga làm việc có nhiều k? và thường làm ở những ngành nào? Ngành nào dễ xin việc nhất?

Người VN mình ở đó phần lớn đã chuyển sang đi học đi làm chưa? hay phần lớn vẫn là dân buôn bán? Mong là số lượng những người đi học đi làm như bác và gia đình ngày càng tăng lên, thì mới cải thiện được hình ảnh trong mắt dân Nga
Để tôi trả lời giúp bác kia cho bác. Sau khi học xong thì đa phần là quay về nước làm việc, vì phần đông du học sinh đi theo học bổng nhà nước, sang học nhiều ngành khác nhau lắm nhưng phần nhiều là bên quân đội, dầu khí, mỏ địa chất, hóa, sư phạm ngôn ngữ, năng lượng, ngoại giao v.v... Thế hệ du học từ thời Liên Xô ở lại nhiều hơn. Cộng đồng Vn ở toàn Nga có khoảng 100 nghìn thôi, tập trung chủ yếu ở Moskva. Phần lớn là dân buôn bán, làm văn phòng như tôi và bác kia chiếm số ít thôi. Về việc nhập quốc tịch đa phần theo dạng kết hôn giả với người bản địa. Vài năm trở lại đây Nga mới nới lỏng chính sách cho nhập tịch dễ hơn 1 chút, nhưng muốn dễ và nhanh nhất vẫn phải qua đường hôn thê giả.
 

Thieudl

Xe tải
Biển số
OF-564384
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
399
Động cơ
143,025 Mã lực
Tuổi
41
Tự tin vừa phải thôi, bọn kia nó test rộng rãi nên tỷ lệ nhiễm cao.
Mình test truy vết nên kết quả không cao. Âu cũng là cái khó của nước nghèo.
Thế tổng số người chết vì Covid cao thì vì cái gì?Hay là vì test ra nhiều quá nên chết nhiều?Test ít ít cho bớt chết đi!!!
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Để tôi trả lời giúp bác kia cho bác. Sau khi học xong thì đa phần là quay về nước làm việc, vì phần đông du học sinh đi theo học bổng nhà nước, sang học nhiều ngành khác nhau lắm nhưng phần nhiều là bên quân đội, dầu khí, mỏ địa chất, hóa, sư phạm ngôn ngữ, năng lượng, ngoại giao v.v... Thế hệ du học từ thời Liên Xô ở lại nhiều hơn. Cộng đồng Vn ở toàn Nga có khoảng 100 nghìn thôi, tập trung chủ yếu ở Moskva. Phần lớn là dân buôn bán, làm văn phòng như tôi và bác kia chiếm số ít thôi. Về việc nhập quốc tịch đa phần theo dạng kết hôn giả với người bản địa. Vài năm trở lại đây Nga mới nới lỏng chính sách cho nhập tịch dễ hơn 1 chút, nhưng muốn dễ và nhanh nhất vẫn phải qua đường hôn thê giả.
Cảm ơn bác.
Hừm, đa số là buôn bán thì dĩ nhiên sẽ tập trung ở thành phố lớn rồi. Các bác đi từ thời Liên Xô, ở lại, vượt qua được giai đoạn Liên Xô mới tan rã, vào làm việc văn phòng, không phải đi buôn bán kiếm sống thì cũng đáng nể thật. Tôi thấy nhiều trí thức đã phải chuyển sang buôn bán để sinh tồn
Các bác đi làm rồi ở lại thì OK rồi, nhưng những người buôn bán kia thì lấy tư cách gì để ở lại nhỉ? Họ ở lại vị trí là gì trên thẻ cư trú?
Những du học sinh ở lại, theo bác nói là từ thời Liên Xô, còn du học sinh bây giờ học xong là phải về, vì theo học bổng nhà nước, đi học các ngành có tính chiến lược quốc gia. Nói cách khác, những người Vn thế hệ mới bây giờ mà ở lại nước Nga (chứ không phải học xong là về), là con cháu của các du học sinh thời Liên Xô, hoặc là con cháu các cặp vợ chồng buôn bán và còn ở lại từ thời Liên Xô, chứ không còn người từ VN sang nữa, đúng k? (vì họ chỉ sang học rồi về).

Vụ dịch này, chắc ai làm buôn bán sẽ khó khăn lắm, nhưng nếu ai chớp thời cơ, mua hàng Nga về bán được ở VN, có khi giàu sụ, hoạc mang khẩu trang sang bán ở Nga cũng ngon.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Để tôi trả lời giúp bác kia cho bác. Sau khi học xong thì đa phần là quay về nước làm việc, vì phần đông du học sinh đi theo học bổng nhà nước, sang học nhiều ngành khác nhau lắm nhưng phần nhiều là bên quân đội, dầu khí, mỏ địa chất, hóa, sư phạm ngôn ngữ, năng lượng, ngoại giao v.v... Thế hệ du học từ thời Liên Xô ở lại nhiều hơn. Cộng đồng Vn ở toàn Nga có khoảng 100 nghìn thôi, tập trung chủ yếu ở Moskva. Phần lớn là dân buôn bán, làm văn phòng như tôi và bác kia chiếm số ít thôi. Về việc nhập quốc tịch đa phần theo dạng kết hôn giả với người bản địa. Vài năm trở lại đây Nga mới nới lỏng chính sách cho nhập tịch dễ hơn 1 chút, nhưng muốn dễ và nhanh nhất vẫn phải qua đường hôn thê giả.
Mà bác là dân kinh tế thì tôi cũng phục bác. Đa phần bọn tôi đi làm ở nước ngoài, Tây Âu là làm chuyên môn, chứ làm những ngành xã hội thì k nhiều, chắc tiếng Nga bác phải siêu đẳng
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Cảm ơn bác.
Hừm, đa số là buôn bán thì dĩ nhiên sẽ tập trung ở thành phố lớn rồi. Các bác đi từ thời Liên Xô, ở lại, vượt qua được giai đoạn Liên Xô mới tan rã, vào làm việc văn phòng, không phải đi buôn bán kiếm sống thì cũng đáng nể thật.
Các bác đi làm rồi ở lại thì OK rồi, nhưng những người buôn bán kia thì lấy tư cách gì để ở lại nhỉ? Họ ở lại vị trí là gì trên thẻ cư trú?
Những du học sinh ở lại, theo bác nói là từ thời Liên Xô, còn du học sinh bây giờ học xong là phải về, vì theo học bổng nhà nước, đi học các ngành có tính chiến lược quốc gia. Nói cách khác, những người Vn thế hệ mới bây giờ mà ở lại nước Nga (chứ không phải học xong là về), là con cháu của các du học sinh thời Liên Xô, hoặc là con cháu các cặp vợ chồng buôn bán và còn ở lại từ thời Liên Xô, chứ không còn người từ VN sang nữa, đúng k? (vì họ chỉ sang học rồi về).

Vụ dịch này, chắc ai làm buôn bán sẽ khó khăn lắm, nhưng nếu ai chớp thời cơ, mua hàng Nga về bán được ở VN, có khi giàu sụ, hoạc mang khẩu trang sang bán ở Nga cũng ngon
Bên này họ vẫn cấp giấy phép lao động 1 năm, 3 năm. Thế hệ F1 quay về nước cũng nhiều lắm, vì để kiếm một công việc văn phòng ở bên này cũng không phải dễ, với cả buôn bán may mắn thì chỉ cần trúng quả một vụ cũng có thể đổi đời, nên nhiều người học xong cũng quay ra buôn bán. Với cả mấy năm vừa rồi bùng nổ du lịch VN, nên cũng rất nhiều các em về VN để làm du lịch, người Nga ít sử dụng tiếng Anh nên thiếu nhân sự biết tiếng Nga, học ngành gì cũng có thể về làm du lịch được, lương cũng khá ổn, nên kéo về nhiều lắm. Nga bị một cái rất dở là không trọng nhân tài ngoại nhập, cứ phải có quốc tịch mới đi làm nhà nước được. Vợ tôi sang theo bố mẹ từ năm 8 tuổi, sau đó học hết cao học nha khoa, tốt nghiệp bằng đỏ ( bên này bằng đỏ tức là tất cả các môn học đạt điểm tuyệt đối) nhưng cũng khó khăn vì không nhập quốc tịch, như các nước khác những trường hợp như vậy họ sẵn sàng tạo điều kiện cho nhập quốc tịch để đi làm cho họ. Nhưng Nga thì không, tự đi làm quốc tịch đi đến đây tao nhận ngay.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Lâu lâu em có câu hỏi hơi ngờ nghệch chút. Hàng hóa bên Nga hiện nay ở Việt nam em chẳng thấy cái gì cả. Công nghiệp nặng, máy tính, công nghệ thông tin,ô tô, may mặc, nông sản....
Vậy ngoài vũ khí và dầu mỏ ra nước Nga hiện nay mạnh về sản xuất mặt hàng gì ?
Thu nhập người dân hiện nay ra sao ?



----------------------------------------------------------



Tổng thống Putin: Tôi có bằng chứng mình không phải người ngoài hành tinh

Thứ Sáu, 21/06/2019 15:25 PM GMT+7

(VTC News) - Khi được hỏi liệu Tổng thống có phải là người ngoài hành tinh không, ông Putin khẳng định không và đưa bằng chứng hài hước.

Ngày 20/6, Tổng thống Vladimir Putin có buổi đối thoại trực tuyến với người dân Nga. Trong thời gian khoảng 4 giờ 20 phút, ông Putin đã trả lời 81 câu trong tổng số hơn 1 triệu câu hỏi gửi về.

Dưới đây là một số câu hỏi và trả lời đáng chú ý nhất.


Tổng thống Nga Putin. (Ảnh: RT)

MH17

Bình luận về việc các nhà điều tra, do Hà Lan dẫn đầu, đổ lỗi cho Nga về cái chết của 298 người trên máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines - bị bắn hạ khi bay qua Ukraine năm 2014, Tổng thống Nga cho biết: "Nga không bao giờ tránh những trách nhiệm thực sự là của mình. Những gì được cho là bằng chứng về tội lỗi của Nga mà họ đưa ra, hoàn toàn không làm hài lòng chúng tôi. Chúng tôi tin rằng như thế nghĩa là không có bằng chứng nào cả."

Tân Tổng thống Ukraine 'không hài hước chút nào'

Ông Volodymyr Zelensky có thể là một cựu diễn viên hài trên truyền hình, nhưng chính sách của ông về việc tiếp cận với xung đột ở miền Đông Ukraine không hài hước chút nào, Tổng thống Nga nhận định. "Ông ấy là một người tài năng. Tôi nhớ những màn trình diễn của ông ấy trong chương trình ‘KVN', thật là hài hước. Nhưng những gì chúng ta thấy bây giờ không hài hước chút nào. Nó không phải là một bộ phim hài. Nó là một thảm kịch."

Bài liên quan
Tổng thống Putin nêu điều kiện thả thủy thủ đoàn của Ukraine
KVN hay "Câu lạc bộ những người vui tính và sáng tạo" là một chương trình hài kịch trực tiếp nổi tiếng ở Nga, trong đó các đội sinh viên từ các vùng khác nhau của đất nước và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ thi đấu với nhau. Ông Putin là một fan hâm mộ của chương trình và từng được phát hiện trong hàng ghế khán giả trong một số dịp từ năm 1998 đến 2003 khi ông Zelensky là một người dự thi.

Tổng thống Nga lo ngại người đồng cấp Ukraine không sẵn sàng tham gia đối thoại với các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, nhằm đi đến chấm dứt xung đột quân sự ở Đông Ukraine. "Thế thì vấn đề này phải giải quyết như thế nào? Trong lịch sử hiện đại, không có ví dụ nào cho thấy một cuộc xung đột như vậy được giải quyết mà không có đối thoại trực tiếp giữa các bên tham chiến. Nó đơn giản là không thể" - ông Putin nói.


"Nghề nghiệp của ông Zelensky có thể là một diễn viên hài, nhưng với tư cách là người đứng đầu nhà nước, chuyện giải quyết những vấn đề đó phụ thuộc vào ông ta", ông Putin chỉ ra. Ông nhớ lại rằng việc kiềm chế đổ máu ở Donbass, nơi cuộc chiến vẫn tiếp diễn kể từ năm 2014, là một trong những cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Zelensky, nhưng "chưa có gì được thực hiện" và các vụ bắn phá của Kiev vẫn tiếp tục, ông Putin cho biết.

Chi tiêu quốc phòng Nga

Với khoảng 48 tỷ USD, Nga chỉ đứng thứ 7 thế giới tính về quy mô ngân sách quân sự, trong khi đó Mỹ vượt xa với 720 tỷ USD, ông Putin cho biết. Nhiều quốc gia khác cũng vượt qua Nga như Ả Rập Xê Út, Anh, Pháp, và Nhật.

Chi tiêu quân sự của Matxcơva, chỉ bằng 1/15 của Washington, và ông Putin đang giảm bớt khoản chi này để thực hiện các chương trình xã hội ngay cả khi các cường quốc khác đang tăng cường hoạt động quân sự của họ, có lẽ Nga là cường quốc quân sự duy nhất đang cắt giảm chi tiêu quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là quân đội Nga yếu: "Không có quốc gia nào khác có vũ khí công nghệ cao tiên tiến như chúng ta. Tôi đang nói chủ yếu về các công nghệ tên lửa siêu thanh của chúng ta."

Không phải người ngoài hành tinh

Gần cuối phần hỏi đáp nhanh, Tổng thống Nga nhận được câu hỏi liệu ông có phải là người ngoài trái đất hay không. "Tôi không phải (người ngoài hành tinh), và tôi có bằng chứng - như người thân, gia đình, con cái tôi."

Những người khác hỏi tại sao ông luôn lịch sự và ông có mệt mỏi khi làm tổng thống hay không. Tổng thống Putin trả lời lần lượt, vì đó là yêu cầu khi ông đại diện cho nước Nga và "không, nếu không tôi sẽ không tranh cử".

Giống như bất kỳ nhân vật nổi tiếng nào, luôn có những câu chuyện được thêu dệt xung quanh xuất thân của Tổng thống Putin. Không chỉ bị nghi là "đến từ hành tinh khác", một số thuyết âm mưu còn đi xa hơn khi cho rằng thực tế ông Putin đã chết từ lâu và được thay thế bởi nhiều người giống hệt. Có hẳn thống kê cố gắng xác định những "Putin" khác này.
received_314560636412472.jpeg
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Mà bác là dân kinh tế thì tôi cũng phục bác. Đa phần bọn tôi đi làm ở nước ngoài, Tây Âu là làm chuyên môn, chứ làm những ngành xã hội thì k nhiều, chắc tiếng Nga bác phải siêu đẳng
Tiếng Nga tôi cũng bình thường, đủ dùng cho chuyên ngành của mình. Tôi cũng thuộc dạng may mắn kiếm được công việc tốt, thu nhập cũng nhiều hơn mấy bác kia 2-3 lần. Ngoài ra cũng tự kinh doanh thêm mấy cái nhà hàng nữa.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Bên này họ vẫn cấp giấy phép lao động 1 năm, 3 năm. Thế hệ F1 quay về nước cũng nhiều lắm, vì để kiếm một công việc văn phòng ở bên này cũng không phải dễ, với cả buôn bán may mắn thì chỉ cần trúng quả một vụ cũng có thể đổi đời, nên nhiều người học xong cũng quay ra buôn bán. Với cả mấy năm vừa rồi bùng nổ du lịch VN, nên cũng rất nhiều các em về VN để làm du lịch, người Nga ít sử dụng tiếng Anh nên thiếu nhân sự biết tiếng Nga, học ngành gì cũng có thể về làm du lịch được, lương cũng khá ổn, nên kéo về nhiều lắm. Nga bị một cái rất dở là không trọng nhân tài ngoại nhập, cứ phải có quốc tịch mới đi làm nhà nước được. Vợ tôi sang theo bố mẹ từ năm 8 tuổi, sau đó học hết cao học nha khoa, tốt nghiệp bằng đỏ ( bên này bằng đỏ tức là tất cả các môn học đạt điểm tuyệt đối) nhưng cũng khó khăn vì không nhập quốc tịch, như các nước khác những trường hợp như vậy họ sẵn sàng tạo điều kiện cho nhập quốc tịch để đi làm cho họ. Nhưng Nga thì không, tự đi làm quốc tịch đi đến đây tao nhận ngay.
Sang từ 8 tuổi thì theo lý, đến năm 18 tuổi có thể nhập tịch tự động rồi. Nhưng có thể thời đó Nga chỉ cho phép 1 quốc tich, mà gia đình vợ bác có thể không muốn bỏ quốc tịch VN, nên chỉ giữ thẻ xanh ở Nga. Vì thế nên k nhập tịch chăng? Hình như Nga bây giờ cho phép song tịch rồi thì phải?
Cũng phải cảm ơn, nhờ thế thì vợ bác mới ra doanh nghiệp làm chứ? Nếu không chắc vào nhà nước làm rồi. Thiếu gì phòng khám nha khoa tư nhân. Làm nha sĩ thì phải bộn tiền. Có điều làm viên chức nhà nước dĩ nhiên ổn định hơn

Bên chỗ tôi cũng vậy thôi, ngoại trừ ngạch giáo dục, ví dụ trường đại học công, hay bệnh viện công, thì họ nhận người nước ngoài, còn các cơ quan nhà nước khác, họ không chấp nhận công chức nhà nước là người nước ngoài đâu.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tiếng Nga tôi cũng bình thường, đủ dùng cho chuyên ngành của mình. Tôi cũng thuộc dạng may mắn kiếm được công việc tốt, thu nhập cũng nhiều hơn mấy bác kia 2-3 lần. Ngoài ra cũng tự kinh doanh thêm mấy cái nhà hàng nữa.
Tuy may mắn, nhưng chắc bác cũng thuộc dạng người năng động thì mới được.
Ngoài ra, tôi nghĩ xin việc dễ chắc phải các ngành công nghệ, kiểu như Tin học, hoặc nếu không thì là xây dựng, chứ ngành khác hơi khó
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,677
Động cơ
577,145 Mã lực
Nga dùng cho chính họ cũng có giá trị chứ. Ít nhất nó dám dùng cho chính mình, tức là phải có 1 sự tự tin nào đó. Nếu nước nào muốn mua của Nga (chẳng hạn do k muốn bỏ nhiều tiền mua của phương Tây, hoặc do ngân hàng bị phương Tây phạt, như Iran chẳng hạn - dù lý thuyết nói k phạt lĩnh vực y tế, hoặc vì 1 lý do nào đó khác), thì chí ít nó phải thấy Nga đã dám dùng cho dân họ thì mới dám mua, đúng k?
"bỏ qua phase 3 tiêm thẳng phase 4" là tôi nói cái thằng Nga đang làm với cái vaccine Covid 19, chứ có liên quan gì đến tôi? :D :))
Ý tôi là trong hoàn cảnh Covid này, và vì Nga đã quyết bỏ phase 3 rồi, mình không thay đổi được gì, lại biết kế hoạch tiêm quy mô lớn vào cuối tháng 8 của họ cho các y bác sĩ và giáo viên (coi là phase 4), thì tôi k còn care xem việc làm đó là đúng hay sai theo chuẩn Tây nữa, mà chỉ tập trung quan tâm kết quả cái phase 4 đó thôi.

Nếu Nga thất bại phase này thì mọi thứ trước đó đều vô nghĩa, còn nếu may mắn thành công thì chẳng ai (hay chí ít là dân Nga) thèm care đến trước đó đã bỏ qua phase nào đâu. Trừ khi bác bảo rằng dù Nga có thành công phase 4 mà vì không làm hay không công bố dư liệu phase 3 trước đó nên EU và Mỹ cũng k chịu approve cho vào thị trường của họ thì còn tạm được.

Xem ra đúng là khả năng đọc hiểu có vấn đề, hoặc tôi trình bày quá tệ.

Nhưng bất kể là khả năng nào, tôi cũng lại xin lỗi bác 1 lần nữa. Bác luôn đúng!!! Tôi đã thua!!!

Cũng không phải make up, mà ý là nếu người đang ở tây mà sùng bái tây, vội vàng nhảy vào bảo vệ họ thì tuy không hay nhưng cũng không lạ, nhưng nếu người nào mà không phải dạng đó thì tôi thấy phục phương tây lắm,

Cũng không cần phải kích động mạnh đến thế đâu. Mà bác có phải vợ tôi đâu mà tôi thèm dỗi =))
Trên diễn đàn, chỉ có hoặc là trả lời, hoặc ignore đi thôi, không có dỗi :D .
Bố khỉ. Giọng điệu đặc mùi dở hơi và gato. Thằng Nga nó sản xuất và ứng dụng vắc xin vào đời sống lại còn có kiểu "nếu may mắn thành công" :)):)):)):))
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Sang từ 8 tuổi thì theo lý, đến năm 18 tuổi có thể nhập tịch tự động rồi. Nhưng có thể thời đó Nga chỉ cho phép 1 quốc tich, mà gia đình vợ bác có thể không muốn bỏ quốc tịch VN, nên chỉ giữ thẻ xanh ở Nga. Vì thế nên k nhập tịch chăng? Hình như Nga bây giờ cho phép song tịch rồi thì phải?
Cũng phải cảm ơn, nhờ thế thì vợ bác mới ra doanh nghiệp làm chứ? Nếu không chắc vào nhà nước làm rồi. Thiếu gì phòng khám nha khoa tư nhân. Làm nha sĩ thì phải bộn tiền. Có điều làm viên chức nhà nước dĩ nhiên ổn định hơn

Bên chỗ tôi cũng vậy thôi, ngoại trừ ngạch giáo dục, ví dụ trường đại học công, hay bệnh viện công, thì họ nhận người nước ngoài, còn các cơ quan nhà nước khác, họ không chấp nhận công chức nhà nước là người nước ngoài đâu.
Thì ở đâu làm nhà nước cũng phải có quốc tịch, nhưng tôi có một số bạn bè ở Úc, Phần Lan nói là họ tạo điều kiện làm quốc tịch nếu là nhân tài. Vì bằng đỏ như vợ tôi mỗi khóa chỉ có 1-2 người. Nhưng Nga thì không quan tâm để chiêu dụ, mà cứng nhắc. Giờ cũng mới ra luật là những ai tốt nghiệp đại học ở Nga có thể xin quốc tịch nhưng nghe chừng cũng không dễ. Nhưng cũng có luật mới hộ chiếu xanh ( như bên bác thẻ xanh) là có thể đi làm nhà nước được rồi. Tôi thì có rồi, vợ cũng đang làm sắp nhận đc rồi. Trước đây cũng có đi xin viện tư, họ nhận ngay, nhưng vào đó họ đề ra doanh số mà bác sĩ phải đạt được dưới là bị phạt, và khuyến cáo luôn là phải chỉnh răng cho bệnh nhân bằng phương pháp đắt tiền nhất, ví dụ với ca này chỉ cần nẹp qua 1 thời gian là răng đẹp nhưng họ yêu cầu phải cho đi phẫu thuật để thu được nhiều tiền hơn, vợ tôi vì lương tâm nghề nghiệp nên ko chịu đi làm.
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Bố khỉ. Giọng điệu đặc mùi dở hơi và gato. Thằng Nga nó sản xuất và ứng dụng vắc xin vào đời sống lại còn có kiểu "nếu may mắn thành công" :)):)):)):))
Cụ mắng oan bác ấy rồi, đọc kỹ lại còm của bác ấy đi đã, nói theo ý của mấy người đang chê bai thôi mà. :))
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Bộ trưởng bộ y tế Nga vừa tuyên bố cũng sẽ tiêm vacxin cho bản thân vào cuối tháng này, sau khi lô đầu tiên xuất xưởng.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cảm ơn bác.
Hừm, đa số là buôn bán thì dĩ nhiên sẽ tập trung ở thành phố lớn rồi. Các bác đi từ thời Liên Xô, ở lại, vượt qua được giai đoạn Liên Xô mới tan rã, vào làm việc văn phòng, không phải đi buôn bán kiếm sống thì cũng đáng nể thật. Tôi thấy nhiều trí thức đã phải chuyển sang buôn bán để sinh tồn
Các bác đi làm rồi ở lại thì OK rồi, nhưng những người buôn bán kia thì lấy tư cách gì để ở lại nhỉ? Họ ở lại vị trí là gì trên thẻ cư trú?
Những du học sinh ở lại, theo bác nói là từ thời Liên Xô, còn du học sinh bây giờ học xong là phải về, vì theo học bổng nhà nước, đi học các ngành có tính chiến lược quốc gia. Nói cách khác, những người Vn thế hệ mới bây giờ mà ở lại nước Nga (chứ không phải học xong là về), là con cháu của các du học sinh thời Liên Xô, hoặc là con cháu các cặp vợ chồng buôn bán và còn ở lại từ thời Liên Xô, chứ không còn người từ VN sang nữa, đúng k? (vì họ chỉ sang học rồi về).

Vụ dịch này, chắc ai làm buôn bán sẽ khó khăn lắm, nhưng nếu ai chớp thời cơ, mua hàng Nga về bán được ở VN, có khi giàu sụ, hoạc mang khẩu trang sang bán ở Nga cũng ngon.
Thế tổng số người chết vì Covid cao thì vì cái gì?Hay là vì test ra nhiều quá nên chết nhiều?Test ít ít cho bớt chết đi!!!
Thì họ vẫn chết thôi,
Như ĐN nếu ko tình cờ phát hiện covid thì 17 bác chết ai biết virus đâu.
Nếu chỉ xét số người nhiễm thì người anh em Lào chống dịch giỏi nhất thế giới rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top