- Biển số
- OF-626585
- Ngày cấp bằng
- 24/3/19
- Số km
- 8,426
- Động cơ
- 310,264 Mã lực
Tiếp bài này, Putin đã từng nói, sau này tương lai AI của Nga phát triển, thì Nga sẽ lại chia sẻ công nghệ AI của mình giống như đã từng chia sẻ công nghệ hạt nhân vậy. Có vẻ bọn Nga không thích bản quyền nhỉ? Cũng đúng, bản quyền, ở bình dị quan hệ quốc tế là cái trò của Tây dùng để ngăn cản các nước khác, mà nói chung những công nghệ kiểu này thì bản quyền cũng không ăn thua.
Mấy bác này lôi cái ITER nhiệt hạch ra để dìm hàng Nga, mà không biết làm vậy là tôn vinh Nga và Liên Xô. Hay là cố tình giả vờ vậy? Cái gì mà 45% với 9%, đó là tài chính, không phải công nghệ. Mà 29 nước châu Âu, Anh, Thụy Sĩ mà chỉ đóng 45% tức là chia ra mỗi nước đóng có trên 1.5% thì có gì mà nhiều.
Cái cốt lõi và trung tâm của ITER là Tokamak, buồng hình khuyên sử dụng từ trường cực mạnh để giam giữ plasma nóng giúp sản sinh năng lượng nhiệt hạch
Ngay trang chính của ITER đã ghi rõ
First developed by Soviet research in the late 1960s, the tokamak has been adopted around the world as the most promising configuration of magnetic fusion device. ITER will be the world's largest tokamak—twice the size of the largest machine currently in operation, with ten times the plasma chamber volume.
Tokamak được 2 nhà vật lý Liên Xô Igor Tamm (giải Nobel vật lý cho 1 công trình khác) và Andrei Sakharov thiết kế, sau khi đã thực hiện 1 loạt chứng minh và tính toán khoa học.
Sau đó thì thiết bị Tokamak đầu tiên trên thế giới được Liên Xô chế tạo, gọi là T-1 vào năm 1958. Lúc đầu Mỹ còn chưa tin khi Liên Xô công bố các kết quả có hiệu năng vượt trội, sau đó các nhà khoa học Anh cũng đo đạc lại và khẳng định tính chính xác, các nhà khoa học phương Tây khác cũng kiểm chứng và cuối cùng thì công nghệ Tokamak của Liên Xô đã trở thành gần như 1 dạng "chuẩn", thế giới đua nhau chế tạo các thiết bị Tokamak theo công nghệ này.
Dĩ nhiên, cùng 1 công nghệ, nhưng mỗi thiết bị của các hãng khác nhau chế tạo sẽ có thể có những biến báo hiệu năng khác nhau, ngoài ra còn có thể có những cải tiến nữa. Thước đo hiệu năng quan trọng nhất là chênh lệch giữa năng lượng sinh ra và năng lượng đầu vào tiêu tốn cho nó để đốt nóng lò. Mỗi thiết bị có hiệu năng khác nhau. Hiện nay, thiết bị Joint European Torus (JET) vẫn là thiết bị tokamak đứng đầu về mặt hiệu suất. Thiết bị này đặt ở Anh, nhưng do các nhà khoa học châu Âu, đặc biệt là Nga thiết kế.
Thiết bị JET được thừa hưởng nhiều từ thiết bị Tokamak thế hệ T-3 do Liên Xô chế tạo và giới thiệu năm 1968 với hiệu suất đứng đầu thế giới lúc đó. Thiết bị T-3 của Liên Xô có kết quả quá tốt đến nỗi nhiều người không tin và cho rằng đó là kết quả giả mạo (too good to be true). Liên Xô bèn mời các nhà khoa học Anh đứng ra kiểm chứng độc lập, và 1 lần nữa họ lại xác nhận tính chính xác. Từ đó đã dẫn đến 1 phong trào chạy đua (veritable stampede) khắp thế giới chế tạo thiết bị Tokamak theo công nghệ này.
Liên Xô hồi đó không có đăng ký bản quyền gì, mà thời đó cũng chưa có khái niệm đó, họ công bố hết cho thế giới, và các nước đua nhau chế tạo theo. Thiết bị Tokamak của ITER dĩ nhiên được chế tạo theo công nghệ này, nhưng rất nhiều các hãng khác nhau trên thế giới, trong đó có Nga tham gia vào việc chế tạo. Ngoài ra Nga còn sở hữu công nghệ cho hệ thống điều hướng, nhưng không rõ họ có công bố cho cả thế giới chế tạo nó không, hay tự mình chế tạo và cung cấp luôn cả hệ thống điều hướng.
Ngoài 2 cái công nghệ lõi này ra, ITER cũng là nơi để ứng dụng nhiều công nghệ râu ria khác, hình thành nên 1 quy trình chuẩn, từ kỹ thuật, logistic đến tổ chức cần thiết, tóm lại là để hình thành những chuỗi cung ứng và văn hóa quản lý xây dựng và phát triển nền công nghiệp nhiệt hạch ở các quốc gia, vì thế nhiều khả năng Nga cũng sẽ chia sẻ công nghệ điều hướng này cũng nên, để các nước cùng nhau chế tạo.
Các bác nào có thông tin khác thì chia sẻ đây.
Nói chung, lĩnh vực hạt nhân là ngành mà Nga hàng đầu thế giới cả quân sự và dân sự. Các cường quốc hạt nhân dân sự khác như Pháp, Mỹ có thể nói rằng mình cũng là nước hàng đầu, nhưng nói vượt hơn Nga thì chưa ai dám nhận.