Cung điện mùa đông.
Cái Cung điện mùa đông hiện tại mà chúng ta thấy nó được xây lại lần thứ 4 trên nền đất cũ. Bắt đầu từ thời Peter Đại đế cho đến con gái của ngài là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất xây dựng lại.
Nhưng số bà này đen, sắp khánh thành rồi sắp xong rồi thì tèo. Chắc xây nhà cúng thần linh không kỹ. Vậy là Catherine đệ nhị được hưởng toàn bộ thành quả của Elizabeth I. Cốc mò cò xơi là thế.
Tòa cung điện này do KTS Rastrelli người Ý thiết kế ( Hầu hết các công trình ở Saint Petersburg là do các KTS Ý và Pháp thiết kế) theo phong cách Baroque. Cung điện này có 1,500 phòng và là nơi ở chính thức của Sa hoàng từ thời Peter III tới Alexandre II. Chính vì cái tòa cung điện này nó gần mặt đường quá, khó bảo vệ quá. Chính trong thời kỳ Alexandre II trị vì ( trước khi bị ám sát 1 năm) có kẻ khủng bố đã đến đây đánh bom làm 11 lính gác bị chết. Sau khi Alexander bị ám sát, hai Sa hoàng còn lại chạy về Gatchina và Alexandre Palace tại Tsarskoye Selo ( Làng Sa hoàng) có lẽ chính do lý do này mà vùng đó được gọi là làng Sa hoàng chăng????
Từ đó trở đi Cung điện mùa đông chỉ là những nơi tiệc tùng, nghi lễ, sự kiện trọng đại chính thức được tổ chức ở đó. Cũng tại đây vào năm 1906 Sa hoàng Nicholas II cho thành lập Dumas quốc gia Nga. Cũng nơi đây trong cuộc Cách mạng tháng 2 nền cộng hòa được thành lập Và cũng tại đây anh Lin hói đã tổ chức cướp chính quyền từ chính phủ liên hiệp trong cuộc cách mạng tháng 10.
Nhưng có một hành động xấu xa mà lịch sử chúng ta không được nhắc đến là sau khi những người Bolshevik vào trong cung điện thì cảnh cướp bóc, đập phá bắt đầu xảy ra. Một nhân chứng giấu tên cho biết:
“ Cung điện bị cướp bóc và tàn phá suốt từ tầng trên xuống dưới bởi các người Bolshevik. Họ dùng lưỡi lê đâm thủng các bức ảnh, tác phẩm nghệ thuật. Đập vỡ các đồ sứ Trung quốc, họ phá cửa thư viện, xé sách vở. Đập vỡ các đèn chùm bằng pha lê. Đập phá các đồ dùng, bàn ghế... tất cả mọi thứ đã bị phá hủy”
Chưa hết, vì Cung điện mùa đông là nơi tổ chức tiệc chính thức của triều đình. Nên dưới hầm của nó chất đầy rượu vang hảo hạng. Thế là các cuộc cướp bóc rượu lại tiếp tục xảy ra. Người ta còn chui ngược từ đường cống ngoài sông Neva vào trong hầm rượu. Tranh cướp nhau cướp bóc. Việc này dẫn đến có vụ nổ xảy ra và có người thiệt mạng. Bắt buộc chính quyền tuyên bố việc thiết quân luật.
Sau đó chính quyền Soviet bỏ đi tất cả những gì liên quan đến chế độ phong kiến. Biểu tượng đại bàng 2 đầu được thay bởi biểu tượng búa liềm. Những gì có liên quan tới những biểu tượng tàn dư của phong kiến trong cung điện này đều được đập bỏ. Vàng nấu chảy ra, đồ dùng thì các quan chức cao cấp đem về nhà cho con chơi. Các biểu tượng bằng thạch cao được gắn trên tường cũng bắt buộc bị đập bỏ. Thậm chí các phòng trong cung điện cũng bị đổi tên. Nhưng đau xót nhất là các tác phẩm nghệ thuật mà bao nhiêu đời Sa hoàng mất công mua bán sưu tập bị chảy máu ra nước ngoài. Nó được đem bán, được đem cho và biếu. Mãi đến sau này bảo tàng Hermitage được thành lập và cho đến khi chế độ CS sụp đổ thì cung điện mới được khôi phục lại.
Cũng như các cung điện khác. Câu trúc cũng rất lằng nhằng. Nhưng tôi tạm chia Cung điện này ra làm 2 phần. Phần Cung điện chứa các đồ dùng, các phòng mang dấu ấn lịch sử. Và phần Bảo tàng, nơi đây lưu giữ tới 3 triệu hiện vật trên thế giới. Xét về các tác phẩm nghệ thuật có lẽ nó chỉ đứng sau Louvre ở Paris và Prado ở Madrid mà thôi.
Nói thế nên các bạn đi xem có đến cả tuần cũng không hết. Nhất là những ông yêu nghệ thuật thì vỡ mồm, vì vé vào đây khá đắt 23 USD/ người. Ngày nào cũng vào thì toi. “ Rất may” là số người đó ở VN mình cũng không nhiều. (Tôi đã từng gặp rất nhiều người đi đến bức tranh Mona lisa ở Louvre chẳng buồn ngắm nghía xem xét gì mà chỉ selfie, check in ở đấy lấy thành tích rồi về). Chính vì thế nên xem tranh ở đây phải có điểm nhấn.
Cùng như Louver có 3 “người phụ nữ” không thể không xem là Nữ thần chiến thắng Samothrace, Thần Vệ nữ thành Milo và Mona Lisa thì ở Hermitage này có 4 bức tranh không thể không xem là “ The Absinthe Drinker” của Picasso ở phòng 348 trong cung điện, “Madonna and Child” của Leonardo Da Vinci ở phòng 214, “Waterloo Bridge” của Monet tại phòng 319 và “Lute Player” của Caravagio ở phòng 237. Ngoài ra bạn có duyên với bức tranh nào thì xem bức tranh đó. VD như tôi, trước khi đi Nga tôi có viết 1 bài “
Sex của người La mã cổ đại” trong đó có dùng bức tranh “The Sacrifice of Vestal” của Marchesini. Thì đến đây tôi lại vô tình gặp nó.
Còn ở khu vực cung điện có mấy phòng không thể không đi là: Cầu thang Jordan, phòng Thánh George, phòng Nicholas, phòng Throne ( Phòng Peter đại đế), phòng Armorial, phòng Malachite, phòng Vàng....
Toàn bộ Cung điện mùa đông và bảo tàng Hermitage