[CCCĐ] Nước Mỹ, cứ từ từ mà khám phá

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Đang ở Maine, với sự cảm giác thanh bình và thư thái, lái xe vào Boston quả là sự thay đổi không hề dễ chịu. Phố xa, phương tiện giao thông đông đúc, tìm mãi mới kiếm dc chỗ đậu xe. Đi rồi mới thấy mình già thật rồi, giờ chỉ thích những chỗ nào thanh bình, vắng vẻ, đến những nơi đông đúc như NY, Boston, cảm giác không hề dễ chịu.

DSC00998 by tranchihieu2001, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Mapparium là một quả cầu cao ba tầng được làm bằng kính màu, du khách tham quan sẽ đi xuyên qua 1 cây cầu dài 9,1m. Cây cầu này nằm lọt thỏm trong lòng của quả địa cầu với 2 đầu cầu là lối đi vào và ra. Đây là mô hình quả địa cầu ở phía ngoài (ở phía trong ko dc chụp ảnh)

DSC01004 by tranchihieu2001, on Flickr

Do quả địa cầu được thiết kế vào năm 1935, thời kỳ đó còn rất nhiều các nước thuộc địa vì vậy bản đồ tràn ngập màu đỏ (thuộc địa của Anh) và màu xanh lá cây (thuộc địa của Pháp). Lúc đó Việt Nam, Lào và Campuchia gộp chung thành tên Indochina

Do cấm chụp ảnh bên trong quả địa cầu, mình chỉ kịp quay trộm dc 1 chút làm tư liệu
:)

 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Tất nhiên nhắc đến Boston, không thể không nhắc đến 2 trường đại học danh giá hàng đầu thế giới là Havard và MIT (Massachusetts Institute of Technology). Nhà mình đi MIT trước, đen cái là hôm đi đúng vào ngày lễ tốt nghiệp (Graduation day) nên phố xá đã đông lại càng đông, loay hoay mãi mới kiếm dc chỗ để xe

DSC01006 by tranchihieu2001, on Flickr

Các cô, cậu xúng xính trong ngày tốt nghiệp, đi bên cạnh là bố mẹ, người thân khuôn mặt rạng rỡ

DSC01010 by tranchihieu2001, on Flickr

DSC01008 by tranchihieu2001, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Nếu như Harvard nổi tiếng ở khía cạnh luật, kinh tế và quản lý thì MIT nổi tiếng ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Tính đến tháng 3 năm 2019, có tổng cộng 93 người đoạt giải Nobel, 26 người đoạt giải Turing và 8 Fields Medal với tư cách là cựu sinh viên, giảng viên hoặc nhà nghiên cứu của MIT. (giải thưởng Fields là giải thưởng mà bác Ngô Bảo Châu nhà mình từng đoạt giải năm 2010, tính đến nay mới có tổng cộng 80 người trên toàn thế gới đoạt giải Fields

DSC01018 by tranchihieu2001, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Đức rất hào hứng khi đến MIT. Anh chàng nghe ở đâu về rồi rất hâm mộ, lúc nào cũng con muốn sau này học ở MIT
:D

DSC01014 by tranchihieu2001, on Flickr

An Khánh nghe nói bố mẹ nói chuyện lớn đi học đại học với anh Đức lăn ra ăn vạ, kiên quyết không lớn để ở với bố mẹ mãi

DSC01011 by tranchihieu2001, on Flickr

 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Đây là Great Dome, bình thường sẽ được vào tận trong mà đúng hôm có lễ tốt nghiệp, bị rào lại hết rối


DSC01022 by tranchihieu2001, on Flickr

Đành đứng từ xa!

DSC01026 by tranchihieu2001, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Lúc lấy xe để đi Khánh hỏi bây giờ đi Havard à bố mẹ. Nghĩ đến viễn cảnh đường đông và tắc do đúng ngày lễ tốt nghiệp nên bố mẹ quyết định ko đi nữa. Vả lãi cũng nghĩ, thằng con nhà mình bụng dưa hấu, chỉ mải ăn, nói thì ngọng và lắp chắc chẳng hy vọng gì vào Havard. May ra với bản tính hâm hâm, rất thích các địa danh và nhìn cờ là biết quốc gia nào của nó. Biết đâu sau này lại dc vào MIT
:P

DSC01048 by tranchihieu2001, on Flickr


 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Con đường đi bộ "Freedom Trail" dài 4km, dừng chân ở 16 điểm chứng tích lịch sử. Freedom trail được ấp ủ bởi nhà báo địa phương William Schofield, người vào năm 1951 đã đề nghị xây dựng đường dành cho người đi bộ để liên kết các địa danh lịch sử ở Boston với nhau. Thị trưởng Boston John Hynes quyết định đưa ý tưởng của Schofield thành hành động và con đường hoàn thành vào năm 1953.

16 điểm tham quan của con đường
  1. Boston Common
  2. Massachusetts State House
  3. Park Street Church
  4. Granary Burying Ground
  5. King's Chapel and Burying Ground
  6. Benjamin Franklin statue and former site of Boston Latin School
  7. Old Corner Bookstore
  8. Old South Meeting House
  9. Old State House
  10. Site of the Boston Massacre
  11. Faneuil Hall
  12. Paul Revere House
  13. Old North Church
  14. Copp's Hill Burying Ground
  15. USS Constitution
  16. Bunker Hill Monument
Do không đủ thời gian nên nhà mình chỉ tham quan điểm 6 đểm 1-5 và 15

Freedom Trail xuất phát ở công viên Boston Common. Boston Common được đưa vào hoạt động từ năm 1634 và được biết đến là công viên công cộng lâu đời nhất ở Mỹ.

DSC01058 by tranchihieu2001, on Flickr

Nơi đây vào ngày 15/10/1969 có hơn 100.000 người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam (Vietnam War)

DSC01084 by tranchihieu2001, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Hai thằng nhà mình muốn vào Boston Common chỉ vì chúng nó đọc được thông tin ở đây có Frog Pond, có đài phun nước và cái ao rộng và nông để bọn nó nghịch đùa với nước. Nhưng chắc là do mới đầu tháng 6, trời còn lạnh nên đài và ao chưa có nước. Thôi thì đành đi đuổi chim, bắt sóc vậy :)

DSC01062 by tranchihieu2001, on Flickr

DSC01078 by tranchihieu2001, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Những người Anh đầu tiên định cư ở Massachusetts, là những người thuộc tôn giáo Puritans, đi bằng con tàu Mayflower xuất phát từ Plymouth năm 1620. Những người này đi khỏi Anh tránh những cuộc đàn áp của chính phủ hoàng gia Anh thời đó lên tôn giáo của họ. Họ muốn tìm một vùng đất để nuôi dưỡng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của họ. Những người Puritans đã phát triển mối quan hệ thân thiện với người Wampanoag, là người Mỹ bản địa lúc đó.
Những năm đầu tiên người Puritans đã phải chịu cuộc sống khó khăn trên đất mới do họ chưa quen với khi hậu, địa hình và phương thức canh tác ở một nơi hoàn toàn mới. Rất nhiều người chết vì đói và bệnh tật. Sau nhờ có trợ giúp của người bản địa, họ biết cách trồng những cây trồng phù hợp với vùng đất ở đây.
Và nơi đây cũng là khởi đầu cho sự kiện gọi là lễ tạ ơn "Thanksgiving". Những người Puritans tổ chức lễ hội dài 3 ngày trong vụ thu hoạch đầu tiên để ăn mừng và cảm ơn những người bản địa đã giúp họ canh tác thành công tên mảnh đất hoàn toàn mới.

Trong thời kỳ cách mạng Mỹ (Revolutionary war), Massachusetts là trung tâm của phong trào giành độc lập khỏi Vương quốc Anh. Những người dân ở Massachusetts đã có mối quan hệ khó chịu từ lâu với chế độ quân chủ Anh, đã tiến hành rất nhiều cuộc nổi loạn công khai trong những năm 1680.

Nước Anh sau khi kết thúc chiến tranh với Pháp và Ấn Độ năm 1783 trở lên kệt quệ và họ rất cần tiền để tái thiết đất nước. Và để huy động tiền cho hoàng gia Anh họ áp đặt và tăng một loạt các thuế lên các thuộc địa của họ. Các cuộc biểu tình phản đối đã dẫn đến cuộc thảm sát Boston năm 1770 (Boston Massacre), và Boston Tea Party năm 1773. Năm 1774, Đạo luật không khoan nhượng nhắm vào Massachusetts với các hình phạt cho sự kiện Boston Tea Party và giảm quyền tự trị địa phương, làm gia tăng bất đồng chính kiến của người dân. Đây cũng là lý do chính cho sự thống nhất của mười ba thuộc địa và khởi đầu cách mạng Mỹ năm 1775.

Trận chiến Lexington và Concord khởi xướng chiến tranh cách mạng Mỹ và được chiến đấu tại các thị trấn Lexington và Concord ở Massachusetts.

Tòa nhà bang Massachusetts (State House) là trụ sở của chính phủ tiểu bang, nằm trong khu phố Beacon Hill của Boston. Tòa nhà, được thiết kế bởi kiến trúc sư Charles Bulfinch, được hoàn thành vào tháng 1 năm 1798 với chi phí 133.333 đô la (gấp hơn năm lần ngân sách dự kiến ban đầu :)), và đã nhiều lần được mở rộng kể từ đó.

DSC01089 by tranchihieu2001, on Flickr

DSC01093 by tranchihieu2001, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Nhà thờ Park Street, được xây dựng vào năm 1809, là một nhà thờ công giáo bảo thủ ở Downtown Boston. Trung bình có 2.000 người tham dự vào Chủ nhật và có khoảng 1.000 thành viên.

Nhà thờ được khởi công vào ngày 1 tháng 5 năm 1809 và được hoàn thành vào cuối năm đó. Gác chuông của nhà thờ cao 66 m và là tòa nhà cao nhất ở Mỹ từ năm 1810 đến 1828 :)

Nhà thờ Park Street có truyền thống mạnh mẽ về các sứ mệnh, giáo lý truyền giáo và áp dụng kinh thánh cho các vấn đề xã hội. Nơi đây đã có rất nhiều bài phát biểu kêu gọi phản đối chế độ chiếm hữu nô lệ vào những năm 1830

DSC01094 by tranchihieu2001, on Flickr

DSC01095 by tranchihieu2001, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Granary Burying Ground là nghĩa trang lâu đời thứ ba của Boston, được thành lập vào năm 1660. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều người yêu nước thời cách mạng Mỹ (Revolutionary war) đáng chú ý, bao gồm Paul Revere, năm nạn nhân của cuộc thảm sát Boston (Boston Massacre) , và ba người ký Tuyên ngôn Độc lập: Samuel Adams, John Hancock và Robert Treat Paine. Nghĩa trang có 2.345 bia mộ, nhưng các nhà sử học ước tính rằng có tới 5.000 người được chôn cất trong đó

DSC01121 by tranchihieu2001, on Flickr

DSC01112 by tranchihieu2001, on Flickr

DSC01114 by tranchihieu2001, on Flickr
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
7,193
Động cơ
491,565 Mã lực
Phía trước nghĩa trang là tấm biển để tưởng nhớ Paul Revere. Paul Revere là chủ một tệm bạc nổi tiếng ở Boston, ông có quan hệ với binh lính Anh thời kỳ đó.

DSC01106 by tranchihieu2001, on Flickr

Paul Revere được biết đến nhiều nhất với sự kiện "midnight ride", khi ông nửa đêm cưỡi ngựa đi mật báo với quân cách mạng về kế hoạch tấn công của quân Anh của trận chiến Lexington and Concord

DSC01116 by tranchihieu2001, on Flickr
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top